Bạn đang xem bài viết ✅ Văn mẫu lớp 10: Tổng hợp dàn ý Cảm xúc mùa thu của Đỗ Phủ Cảm xúc mùa thu của Đỗ Phủ ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Văn mẫu lớp 10: Tổng hợp dàn ý Cảm xúc mùa thu của Đỗ Phủ gồm 2 mẫu, giúp các bạn lớp 10 có thêm nhiều tư liệu tham khảo, nhanh chóng nắm được các ý chính để biết cách viết bài văn hay, đủ ý.

Cảm xúc mùa thu là bài thơ mang đậm dấu ấn phong cách thơ trữ tình của Đỗ Phủ. Thu hứng dạt dào xuất phát từ rung động mãnh liệt của trái tim nhà thơ đã được thể hiện đầy đủ qua ngọn bút thần tình. Vậy dưới đây là 2 dàn ý bài thơ Cảm xúc mùa thu hay nhất, mời các bạn cùng tải tại đây nhé. Ngoài ra các bạn tham khảo thêm nhiều bài văn hay khác tại chuyên mục Văn 10.

Dàn ý Phân tích bài cảm xúc mùa thu

1. Mở bài

  • Giới thiệu về tác giả, đề tài quen thuộc của ông và sự ảnh hưởng của ông đối với nền văn học nước nhà:
  • Đỗ Phủ (712-770). Ông có hàng ngàn bài thơ phong phú, sâu sắc, chủ yếu viết về sự ảnh hưởng của thời đại lên đời sống người dân và chính bản thân mình.
  • Giới thiệu bài thơ “Cảm xúc mùa thu”, nêu nội dung chính của bài.
  • Cảm xúc mùa thu’ vừa là bức tranh thu ảm đạm, hắt hiu, vừa là bức tranh tâm trạng u sầu trĩu nặng của nhà thơ trong lúc đất nước đang rối ren, loạn lạc.

2. Thân bài

* Bài thơ chia làm hai phần:

– Bốn câu thơ đầu tác giả tả cảnh mùa thu ảm đạm, hắt hiu.

  • “Phong” người ta liên tưởng đến mùa thu vì mỗi đợt thu về rừng phong lại đỏ úa thể hiện sự li biệt, buồn thương.
  • Sương móc trắng xóa, dày đặc làm xơ xác cả rừng phong càng hiện vẻ tiêu điều, lạnh giá.
  • “Vu sơn, Vu giáp” chính là hẻm Vu hiểm trở, hùng vĩ vách dựng đứng nên ánh mặt trời khó lọt xuống lòng sông.
  • Qua hai câu đầu về cảnh núi rừng mùa thu, sự tiêu điều, hiu hắt, bi thương lan tỏa khắp không gian khác hoàn toàn cảnh thu trong thơ ca truyền thống.

– Hai câu thơ tiếp

  • Hình ảnh đối lập: sóng vọt lên tận lưng trời, rồi mây sa sầm xuống mặt đất, từ thấp lên cao rồi từ cao xuống thấp.
  • Cảnh thu chuyển động dữ dội tạo nên bức tranh thu vừa hùng vĩ vừa bi tráng.
Tham khảo thêm:   Thông tư 14/2019/TT-BXD Hướng dẫn xác định và quản lý chỉ số giá xây dựng

– Bốn câu thơ tả cảnh cụ thể đặt cạnh nhau làm toát lên bức tranh thu rộng lớn vừa tiêu điều hiu hắt, vừa dữ dội, hùng vĩ.

– Bốn câu thơ sau nói lên nỗi nhớ quê nhà và nỗi niềm dân nước.

  • Cúc là loài hoa của mùa thu, biểu tượng niềm vui và vẻ đẹp vậy mà nhìn nó lại nhỏ lệ, gợi một nỗi buồn sâu lắng của nhà thơ, nhìn hoa cúc nhớ về những mùa thu ở quê hương.
  • Chữ “lệ” trong bài thơ rất khó phân biệt lệ của người hay của hoa.
  • “Cố chu” con thuyền cô độc, khi nhìn thấy con thuyền nỗi lòng tác giả càng dâng trào, càng nhớ quê da diết.
  • Hình ảnh con thuyền trôi nổi, lưu lạc, là phương tiện duy nhất nhà thơ gửi gắm ước nguyện về quê, “hệ cố viên tâm” rất đặc biệt như buộc chặt nỗi lòng con người với quê nhà nhờ con thuyền trôi về quê hương.
  • Cảnh mọi người giặt áo cũ âm thanh tiếng chày đập vải nhộn nhịp trên sông để chuẩn bị cho mùa đông tới.

– Sử dụng không gian dài, rộng, vừa cao, sâu, thấp lên cao và từ cao xuống thấp và những phép ẩn dụ đặc sắc, đối xứng chặt chẽ. Bút pháp tả cảnh ngụ tình, ngôn ngữ cảm xúc, dùng quá khứ nói hiện tại.

3. Kết bài

Bài thơ “Cảm xúc mùa thu” là bài thơ rất hay và ý nghĩa. Bài thơ là nỗi lòng nhớ quê của tác giả khi phải xa quê trong lúc loạn lạc. Bài thơ như nhắc nhở chúng ta yêu quê hương mình và trân trọng nơi chúng ta đã sinh ra.

Dàn ý cảm nhận bài Cảm xúc mùa thu

I. Mở bài:

  • Giới thiệu về tác giả Đỗ Phủ và bài thơ ” Thu hứng “, có thể dẫn dắt từ đề tài mùa thu trong thơ ca nói chung, thơ Đường nói riêng

II. Thân bài:

1. Bốn câu thơ đầu tiên : Bức tranh mùa thu

a. Hai câu thơ đầu (1 và 2):

  • Hình ảnh: “ngọc lộ”, “phong thụ lâm” là những hình ảnh rất giản dị, quen thuộc song vô cùng đẹp và giàu tính ước lệ của mùa thu Trung Quốc:
  • “Ngọc lộ”: Miêu tả hạt sương móc trắng xóa, dầy đặc làm tiêu điều, hoang vu cả một rừng phong. Bản dịch thơ dịch thanh thoát nhưng chưa truyền tải đầy đủ nội dung, ý nghĩa thần thái của nguyên tác.
  • “Phong thụ lâm”: gợi ra hình ảnh của rừng cây cổ thụ rộng lớn thường được dùng để tả cảnh sắc mùa thu và nỗi sầu li biệt
  • “Núi Vu, kẽm Vu”: Là hai địa danh cụ thể ở Trung Quốc, vào mùa thu khí trời âm u, mù mịt, mở ra một không gian bao la nhưng lại hoang vắng đến lạnh lẽo. Bản dịch thơ là “ngàn non” đã đánh mất hai địa danh cụ thể lại không diễn tả được hết không khí của mùa thu.
  • “Khí tiêu sâm”: Hơi thu hiu hắt, ảm đạm, tô đậm thêm cho nó u buồn nhuốm đượm trong cảnh thiên nhiên
  • Không gian thiên nhiên vừa có chiều cao vừa có chiều rộng và chiều sâu. Từng hình ảnh hoà vào nhau, vẽ lên bức tranh thu với không gian lạnh lẽo xơ xác, tiêu điều, ảm đạm, tất cả mọi thứ như bị choán ngợp trong không gian bao la, hoang vắng
  • Thấm nhuần trong cảnh thiên nhiên, ta như thấy cảm xúc buồn, cô đơn, lạnh lẽo của tác giả.
Tham khảo thêm:   Soạn bài Người làm đồ chơi (trang 137) Tiếng Việt lớp 3 Kết nối tri thức Tập 1 - Tuần 17

b. Hai câu tiếp theo (3 và 4):

  • Điểm nhìn từ lòng sông đến miền quan ải, không gian được quan sát theo ba chiều kích chiều xa, tầng cao và chiều rộng
  • Tầng xa: là ở giữa dòng sông thăm thẳm là “sóng vọt lên tận lưng trời”, bức tranh thiên nhiên như có độ sâu hơn càng làm hiện rõ sự mênh mông bảo trùm
  • Tầng cao: Là miền quan ải với hình ảnh mây sa sầm giáp mặt đấy.
  • Tầng rộng: mặt đất, bầu trời, dòng sông đều cho ta hình dung về không gian rộng lớn.
  • Thiên nhiên hiện lên qua ba chiều kích càng trở nên bao la đến rợn ngợp, cảm giác như con người đứng trước thiên nhiên ấy sẽ vô cùng nhỏ bé
  • Một loạt những hình ảnh tương phản đối lập kết hợp thủ pháp phóng đại: sóng – vọt lên tận trời (thấp – cao), mây – sa sầm xuống mặt đất (cao – thấp), càng nhấn mạnh sự rộng lớn của không gian
  • Sự vận động trái chiều của những hình ảnh mở ra một không gian kì vĩ, tráng lệ, thậm chí khiến ta phải rùng mình
  • Nhưng con người hiện lên trong đó lại mang theo nỗi cô đơn giữa không gian bất tận, song lại có phần nào ngột ngạt, bí bách
  • Bốn câu thơ vẽ lên bức tranh mùa thu xơ xác, tiêu điều, mênh mông, rợn ngợp.
  • Miêu tả cảnh thiên nhiên nhưng dường như tác giả đang khắc hoạ chính bức tranh của xã hội Trung Quốc đương thời loạn lạc bất an, chao đảo.
  • Nỗi buồn lạc lõng giữa thiên nhiên phải chăng cũng là nỗi chênh vênh lo lắng của tác giả trước thời cuộc.

2. Bốn câu thơ sau: Tình cảm trước mùa thu

a. Câu 5 và 6

  • Hình ảnh nhân hóa, ẩn dụ: “Khóm cúc nở hoa – tuôn dòng lệ”:Trước hết là hình ảnh tả thực, cánh hoa nở ra là những giọt sương long lanh rơi như giọt lệ, vừa là hình ảnh biểu tượng cho nỗi buồn và dòng lệ trong lòng tác giả
  • “Cô chu”: con thuyền cô độc là hình ảnh biểu tượng khơi gợi sự trôi nổi, lưu lạc của con người, đặc biệt khi là với những người con xa quê hương khao khát được quay trở về
  • “Nhất hệ”: Dây buộc thuyền cũng là sợi dây buộc mối tình nhà của tác giả.
  • Một loạt những từ ngữ thể hiện trực tiếp nỗi nhớ : “Lưỡng khai” (Nỗi buồn lưu cữu trải dài từ quá khứ đến hiện tại), “Cố viên tâm” (Tấm lòng hướng về quê cũ gợi thân phận của kẻ tha hương, li hương luôn khiến lòng nhà thơ thắt lại vì nỗi nhớ quê, nhớ nước)
  • Sự đồng nhất giữa các sự vật, hiện tượng:
  • Tình – cảnh: Nhìn cúc nở hoa mà lòng buồn tuôn giọt lệ
  • Quá khứ – hiện tại: Hoa cúc nở hai lần năm ngoái – năm nay mà không thay đổi
  • Sự vật – con người: Sợi dây buộc thuyền cũng là sợi dây buộc chặt tâm hồn người
  • Hai câu thơ đặc tả nỗi lòng đau buồn, tha thiết, dồn nén vì nỗi nhớ quê không thể giải tỏa của nhà thơ.
Tham khảo thêm:   Kế hoạch dạy học môn Âm nhạc 5 sách Kết nối tri thức với cuộc sống Phân phối chương trình môn Âm nhạc lớp 5 năm 2024 - 2025

b. Câu 7 và 8

  • Hình ảnh mọi người nhộn nhịp may áo rét, giặt quần áo chuẩn bị cho mùa đông tới gợi lên không khí chuẩn bị cho mùa đông, gấp gáp, thúc giục.
  • Âm thanh: Tiếng chày đập vải là âm thanh báo hiệu mùa đông sắp đến, đồng thời diễn tả sự thổn thức, ngổn ngang, mong chờ ngày về quê của tác giả.
  • Bốn câu thơ vẽ ra những hình ảnh quen thuộc về cuộc sống nơi quê nhà khắc sâu tâm trạng buồn, cô đơn, lẻ loi, trầm lắng, u sầu vì nỗi mong nhớ trở về quê hương.

3. Nghệ thuật

  • Tứ thơ trầm lắng, u uất
  • Giọng thơ buồn, thấm đẫm tâm trạng, câu chữ tinh luyện
  • Thi liệu, ngôn ngữ giản dị, đặc trưng mang tính ước lệ cao
  • Kết hợp nhuần nhuyễn bút pháp đối lập, tả cảnh ngụ tình, lấy điểm tả diện

III. Kết bài

  • Nêu cảm nhận chung về tác phẩm và khẳng định lại giá trị của tác phẩm

Bài thơ không chỉ vẽ nên một bức tranh thu giàu chất gợi hình mà còn gợi lên cả trong ta một nỗi niềm sâu kín. Nỗi lo âu thế sự, nỗi nhớ quê hương cùng nỗi đơn côi lạc lõng đã được thể hiện thật tài tình trong bài thơ. Chính với ngòi tinh tế và cảm xúc sâu sắc đong đầy, Đỗ Phủ và bài thơ “Thu hứng” sẽ mãi giữ được một vị trí quan trọng trong nền thi ca Trung Quốc nói riêng và trên thế giới nói chung.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Văn mẫu lớp 10: Tổng hợp dàn ý Cảm xúc mùa thu của Đỗ Phủ Cảm xúc mùa thu của Đỗ Phủ của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *