Bạn đang xem bài viết ✅ Văn mẫu lớp 10: Thuyết trình quan niệm về lòng vị tha (2 Mẫu) Thuyết trình về một vấn đề xã hội ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Văn mẫu lớp 10: Thuyết trình quan niệm về lòng vị tha mang đến gợi ý kèm theo 2 bài thuyết trình mẫu hay, đạt điểm cao nhất. Qua đó giúp các em học sinh lớp 10 tham khảo để biết cách thuyết trình trước lớp tự tin.

Thuyết trình về lòng vị tha chính là trình bày giao tiếp trực tiếp với người nghe cụ thể trong không gian, thời gian xác định. Vì thế, để bài thuyết trình đạt hiệu quả cần tìm những cách mở đầu, kết thúc bài nói phù hợp, nhằm gây ấn tượng. Sử dụng các công cụ hỗ trợ như bản tóm tắt ý chính, hình ảnh, video clip, sơ đồ. Vậy dưới đây là 2 bài Thuyết trình về lòng vị tha hay nhất các bạn cùng theo dõi nhé.

Dàn ý thuyết trình về lòng vị tha

1. Mở đầu

– Gửi lời chào. Giới thiệu bản thân.

– Kể một câu chuyện có liên quan đến vấn đề thuyết trình để dẫn dắt: Lòng vị tha

2. Nội dung

– Trước khi thuyết trình từng nội dung cụ thể, khuấy động lớp học bằng câu hỏi khảo sát người nghe về lòng vị tha. (Ví dụ: Lòng vị tha của bạn là gì?; “Theo bạn, lòng vị tha có quan trọng không?; …).

– Khi thuyết trình, cần sử dụng phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ (cử chỉ, nét mặt, …)

– Lần lượt thuyết trình theo từng nội dung cụ thể:

a. Thế nào là lòng vị tha?

Vị tha có nghĩa là sống vì người khác, không ích kỷ, không vì riêng mình, không mưu lợi cá nhân. Lòng vị tha là sự hy sinh một điều gì cho ai đó không phải là bản thân mình (ví dụ hy sinh thời gian, tiền bạc, của cải) mà không kỳ vọng sẽ được ghi nhận hay sự đền đáp hoặc lợi ích dù là trực tiếp hay gián tiếp từ phía người nhận hoặc cộng đồng.

Lòng vị tha chính là biểu hiện cao đẹp nhất phẩm chất nhân hậu của con người. Nó không đòi hỏi gì nhiều ngoài một trái tim biết chia sẻ vui buồn, biết yêu thương đồng loại.

b.  Lòng vị tha được hình thành như thế nào?

Tham khảo thêm:   Thông tư liên tịch 02/2013/TTLT-BLĐTBXH-BCA-VKSNDTC-TANDTC Quy định chế độ đóng góp, hỗ trợ, miễn, giảm đối với người sau cai nghiện ma túy áp dụng biện pháp quản lý sau cai nghiện tại Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội

– Trong công việc

  • Người có lòng vị tha là người luôn đặt mục đích của mọi việc làm là vì người khác, vì xã hội. Nếu có vì mình cũng luôn cố gắn với lợi ích chung của mọi người.
  • Khi làm việc luôn giành phần khó khăn về mình, không lười biếng, tránh né, đùn đẩy công việc cho người khác. Khi gặp khó khăn biết đứng ra gánh vác trọng trách.
  • Khi gặp thất bại không đổ lỗi cho người khác. Phải nghiêm túc nhìn nhận những sai trái của bản thân. Khi thành công không khoe khoang, kể lể công trạng.

– Trong quan hệ với mọi người

  • Người có lòng vị tha luôn sống hòa nhã, vui vẻ, thân thiện với mọi người. Họ dễ đồng cảm, chia sẻ và sẵn sàng giúp đỡ người khác. Họ cũng biết kìm nén cảm xúc của riêng mình để làm vui lòng người khác.
  • Luôn nghĩ về người khác trước khi nghĩ đến mình (lo trước cái lo của thiên hạ, vui sau cái vui của thiên hạ).

c. Tầm quan trọng của lòng vị tha

– Đối với bản thân

  • Có lòng vị tha mới có được đức hi sinh, tinh thần xả thân, mới chiến thắng được lòng vị kỷ, chủ nghĩa cá nhân. Đó là cơ sở để hoàn thiện nhân cách. Cuộc sống luôn có những xung đột xảy ra. Hãy tha thứ cho những người đã làm bạn tổn thương. Vì đó là cách tốt nhất để kết nối tình cảm và tìm thấy sự yên bình cho tâm hồn.
  • Lòng vị tha giúp ta sống bình an và thanh thản tâm hồn. Sống bằng lòng vị tha giúp môi trường sống thân thiện, cuộc sống chung có chất lượng hơn.
  • Người có lòng vị tha được mọi người yêu mến, nể trọng. Bởi vậy, họ thường được giúp đỡ và dễ thành công trong cuộc sống.

– Đối với xã hội

Lòng vị tha có thể cảm hóa được người tha hóa, giúp họ tìm lại được niềm tin vào chính mình và trở lại cuộc sống lương thiện. Lòng vị tha cũng có thể chuyển hóa những hoàn cảnh xấu trở nên tốt đẹp hơn.

d. Cần làm gì để kích thích lòng vị tha của học sinh

– Đưa ra trách nhiệm của bản thân, gia đình và nhà trường.

3. Phần kết

– Tổng kết lại vấn đề.

– Gửi lời cảm ơn đến người nghe.

– Lắng nghe ý kiến nhận xét, góp ý, thắc mắc của người nghe.

Thuyết trình về lòng vị tha – Mẫu 1

Kính thưa cô và các bạn, hôm nay em xin đại diện nhóm 4 trình bày những suy nghĩ của chúng em về lòng vị tha trong cuộc sống. Mời cô và các bạn cùng lắng nghe.

Tham khảo thêm:   Bộ đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 2 năm 2022 - 2023 theo Thông tư 27 18 Đề thi học kì 2 lớp 2 môn Tiếng Việt (Có bảng ma trận, đáp án)

Như mọi người thấy đấy, trong cuộc sống không ai là chưa từng mắc lỗi, và những lần như thế, chắc hẳn các bạn sẽ rất buồn đúng không? Mình cũng giống như các bạn. Nhưng nỗi buồn sẽ vơi bớt đi phần nào nếu lỗi lầm ấy được mọi người bỏ qua và tha thứ. Đó chính là biểu hiện của lòng vị tha trong cuộc sống. Vậy các bạn hiểu thế nào là vị tha? Theo mình, vị tha chính là tấm lòng bao dung, bác ái, biết sống vì người khác.Người có lòng vị tha là người sẵn sàng hi sinh quyền lợi của mình để bảo vệ người khác, biết tha thứ cho những lỗi lầm mà người khác gây ra.

Các bạn biết không? Người có lòng vị tha sẽ cảm thấy thanh thản vì họ chẳng ghét bỏ hay hận thù với ai khác. Họ cũng được mọi người tin tưởng, yêu mến bởi phẩm chất tốt đẹp đó. Chính lòng vị tha trong cuộc sống giúp kết nối con người với nhau, từ đó xây dựng nên một cộng đồng văn minh và tốt đẹp.

Lòng vị tha trong bất kì hoàn cảnh nào cũng cần phải có. Đó là một tấm lòng luôn hết mình vì người khác, sống bác ái và gần gũi. Tuy nhiên, mình thấy đâu đó trong cuộc sống vẫn còn những bạn trẻ ích kỷ, hẹp hòi, chỉ biết đến bản thân mình và hằn học trước những lỗi lầm của người khác. Tớ nghĩ, điều đó thật đáng chê trách. Thay vì như vậy, chúng ta hãy mỉm cười, bao dung với họ, hoặc dùng một ánh mắt cảm thông thay cho những hằn học khó chịu. Nếu chúng ta đối xử với nhau bằng thái độ vị tha, bao dung thì chắc chắn cuộc sống sẽ trở nên tốt đẹp biết mấy.

Thưa cô và các bạn, bài nói của em đến đây là kết thúc. Thay mặt nhóm 4, em xin cảm ơn cô và các bạn đã đồng hành để chúng em có thể hoàn thiện phần trình bày của mình. Hi vọng nhận được sự đóng góp ý kiến từ cô và các bạn để chúng em rút kinh nghiệm và hoàn thiện hơn trong những bài viết sau ạ.

Thuyết trình Quan niệm về lòng vị tha – Mẫu 2

Chào thầy/cô và các bạn. Mình tên là Lê Thảo Nhi, hôm nay mình xin được phép thuyết trình về một vấn đề khá quan trọng đối với học sinh chúng ta đó là lòng vị tha.

Cuộc sống sẽ trở nên ấm áp nếu chúng ta sống có tấm lòng. Có thể thấy, lòng vị tha có vai trò vô cùng quan trọng và góp phần làm cho cuộc sống trở nên đẹp đẽ hơn.

Tham khảo thêm:   Công văn 9590/BKHĐT-TH Về việc báo cáo nợ đọng xây dựng cơ bản và danh mục các dự án phải đình hoãn

Vị tha là tấm lòng rộng lượng, sẵn sàng tha thứ, bỏ qua cho lỗi lầm của người khác; đồng thời người có lòng vị tha là người có tấm lòng nhân hậu với mọi người. Mỗi người cần rèn luyện cho mình đức tính vị tha, vị tha để được sống trong tình yêu thương chân thành nhất. Người có lòng vị tha thường là những người không tính toán thiệt hơn, hơn thua với người khác, sẵn sàng nhường nhịn trong một cuộc tranh đấu.

Bên cạnh đó, người có lòng vị tha cũng là người sẵn sàng tha thứ với lỗi lầm của người khác với mình để tiếp tục duy trì mối quan hệ hiện tại. Vị tha đóng vai trò quan trọng, cốt yếu trong cuộc sống: Việc vị tha, tha thứ cho lỗi lầm của người khác góp phần làm cho cuộc sống của mình tốt đẹp hơn, mối quan hệ sẽ vẫn có thể duy trì được. Vị tha với người khác sẽ làm chúng ta cảm thấy thanh thản, thoải mái hơn, đồng thời chúng ta cũng được người khác yêu thương, tôn trọng hơn.

Nếu tất cả con người trong xã hội không có lòng vị tha thì xã hội sẽ thiếu đi tình thương của con người, con người sẽ trở nên xa lánh nhau. Bên cạnh đó, trong xã hội vẫn có không ít người có tính ích kỷ, nhỏ nhen, chỉ biết đến bản thân mình mà không cần suy nghĩ cho người khác, để đạt được mục tiêu của mình không ngại làm chuyện xấu; lại có những người quá vị tha không biết lựa chọn đúng sai mà tha thứ cho những lỗi lầm không xứng đáng để làm khổ bản thân mình hết lần này đến lần khác.

Mỗi người cần có lòng vị tha, sống rộng lượng, tha thứ cho người khác nếu bản thân cảm thấy người ta xứng đáng. Chan hòa với mọi người xung quanh, sẵn sàng cho đi yêu thương, san sẻ với người khác để thấy bản thân mình tốt đẹp hơn. Mỗi người suy nghĩ tích cực một chút, biết san sẻ, vị tha một chút thì cuộc sống này sẽ trở nên tốt đẹp hơn rất nhiều.

Như vậy, lòng vị tha là điều tốt đẹp nên có ở mỗi người. Cảm ơn cô và cả lớp đã lắng nghe bài nói của em!

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Văn mẫu lớp 10: Thuyết trình quan niệm về lòng vị tha (2 Mẫu) Thuyết trình về một vấn đề xã hội của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *