Bạn đang xem bài viết ✅ Văn mẫu lớp 10: Thuyết phục người khác từ bỏ thói quen thức khuya (Dàn ý + 3 mẫu) Bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ thói quen thức khuya bao gồm gợi ý cách viết và 3 mẫu cực hay, giúp các bạn có thêm nhiều lựa chọn để biết cách viết bài văn nghị luận thuyết phục người khác hay, phù hợp với văn phong của mình.

Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ thói quen thức khuya người viết cần tạo được sự gắn kết với người đọc, khi thuyết phục cần đưa ra những lí lẽ, dẫn chứng hợp lý, chính xác. Để tăng tính thuyết phục, người viết không chỉ nêu ra những luận điểm chung, thể hiện cách đánh giá khách quan mà còn phải đan xen những cảm nhận, đánh giá của cá nhân, tạo sự tin tưởng với người đọc. Bên cạnh đó để nâng cao kỹ năng viết văn các bạn lớp 10 xem thêm thuyết phục người khác từ bỏ thói quen vứt rác bữa bãi.

Dàn ý thuyết phục từ bỏ thói quen thức khuya

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề bàn luận: Cần loại bỏ thói quen thức khuya.

2. Thân bài

a. Biểu hiện

– Sự áp lực, căng thẳng để chuẩn bị cho kì thi sẽ khiến chúng ta có tâm lí muốn xả… “stress”, muốn được vui chơi để cảm thấy thoải mái.

– Thức đến hai, ba giờ sáng để lướt mạng xã hội, để chơi game là một điều không tốt.

– Cố gắng học thêm nhiều kiến thức, giải thêm nhiều bài tập vào lúc đêm khuya.

b. Tác hại của việc thức khuya

– Sức khỏe sẽ không đảm bảo.

– Sáng hôm sau, chắc chắn nhiều bạn sẽ uể oải, không thể dậy sớm để đến lớp học.

– Thức khuya sẽ là cơ hội tốt để làn da của bạn… toàn mụn là mụn.

– Ảnh hưởng đến kết quả học tập của chúng ta.

c. Đưa ra giải pháp và lợi ích của việc dậy sớm

– Bạn chỉ cần đi ngủ sớm và dậy sớm.

– Ngủ sớm, dậy sớm cũng sẽ giúp cho chúng ta có nhiều thời gian chuẩn bị cho buổi sáng đến lớp.

– Bạn cũng có thể nhân buổi sáng sớm để đọc sách hay học bài. Lúc này, đầu óc của chúng ta là minh mẫn nhất.

3. Kết bài

Thể hiện niềm tin của bản thân và niềm hy vọng sẽ loại bỏ được thói quen xấu đó.

Thuyết phục từ bỏ thói quen thức khuya – Mẫu 1

Ngày nay, có rất nhiều người lựa chọn sống và làm việc về đêm. Theo thời gian, họ hình thành cho mình thói quen thức khuya. Có thể nói, đây là một thói quen xấu cần loại bỏ ngay từ bây giờ.

Cuộc sống phát triển kéo theo vô vàn xu hướng, trào lưu mới mẻ. Tuy nhiên, không phải “phong trào” nào cũng mang tính tích cực. Đơn cử, chúng ta có thể thấy ngay lối sống “sống về đêm” đang rất thịnh hành trong giới trẻ. Thay vì vui chơi, hoạt động vào ban ngày hoặc buổi tối, một số người thường lựa chọn thời gian đêm khuya. Họ thức đến hai, ba giờ sáng để chơi game, xem phim, lướt mạng xã hội,… Họ mải mê với điện thoại, máy tính bảng mà không màng thời gian. Rồi từ đó, họ bị cuốn theo những nội dung đằng sau màn hình cảm ứng. Ngoài ra, có nhiều cá nhân lại rủ bạn bè tụ họp, chơi bời khi từ đêm đến sáng.

Tham khảo thêm:   Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Toán 7 năm 2023 - 2024 sách Kết nối tri thức với cuộc sống 9 Đề kiểm tra giữa kì 1 Toán 7 (Có ma trận, đáp án)

Thói quen đi ngủ muộn, thức khuya để lại rất nhiều tác hại cho con người. Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí “Chronobiology International” đã chỉ ra rằng: “Các nhà khoa học kết luận người hay thức đêm có tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường, rối loạn tâm lý và rối loạn thần kinh cao hơn”. Như vậy, việc thức khuya sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe chúng ta. Người có thói quen thức khuya sẽ thường xuyên bị đau đầu, cận thị, trí nhớ suy giảm,… Về lâu dài, thức khuya còn gây ra các chứng rối loạn tâm thần như: mất ngủ, hay quên, lo âu,… Khi đồng hồ sinh học bị xáo trộn, thay đổi, cơ thể con người cũng dễ bị thiếu năng lượng, sức đề kháng suy giảm. Không chỉ vậy, thức đêm và ngủ quá ít sẽ làm chúng ta trở nên mệt mỏi, hay cáu gắt và uể oải. Ngoài ra, mọi người thường có suy nghĩ thức đêm và ngủ bù vào buổi sáng. Điều này dễ để lại các hệ lụy như: trễ giờ học, giờ làm, lỡ kế hoạch,…

Do đó, ngay từ hôm nay, mỗi người cần gạt bỏ thói quen xấu này. Việc không thức khuya và dậy sớm vào buổi sáng sẽ giúp chúng ta tỉnh táo, tinh thần minh mẫn để bắt đầu ngày mới. Sức khỏe cũng được cải thiện rõ rệt khi sinh hoạt điều độ, khoa học. Ngoài ra, rèn luyện thói quen đi ngủ đúng giờ, không thức khuya còn giúp con người biết phân bổ, sử dụng thời giờ hợp lí. Nó nhắc nhở các cá nhân đừng nên trì hoãn công việc quá lâu rồi xảy ra tình trạng “nước đến chân mới nhảy”.

Muốn từ bỏ thói quen thức khuya, mỗi người phải sắp xếp thì giờ sinh hoạt, học tập hợp lí. Những công việc quan trọng hãy thực hiện và hoàn tất ngay trong ngày. Việc ôn thi, ôn bài thì cần lên kế hoạch chu toàn, không nên sát ngày mới mở ra ôn. Đặc biệt, để không bị cuốn theo các thú tiêu khiển trên mạng internet, mọi người nên hạn chế sử dụng điện thoại, máy tính bảng trước khi đi ngủ. Chúng ta cũng có thể cài báo thức nhắc nhở giờ đi ngủ ngay trên điện thoại.

Tôi biết có nhiều bạn thường thức khuya để tìm cảm hứng, ý tưởng cho công việc của bản thân. Thế nhưng, đừng để thói quen này diễn ra thường xuyên. Mong rằng, các bạn sẽ biết cân đối công việc, thời gian cho hợp lí. Mọi người có thể tìm cho mình một không gian, địa điểm yên tĩnh, phù hợp để giải quyết công việc.

Có thể nói, ngủ đủ giấc và đúng giờ sẽ giúp con người luôn khỏe khoắn, tỉnh táo. Vì thế, để bảo vệ sức khỏe của chính bản thân, mỗi chúng ta hãy có cái nhìn đúng đắn về thói quen đi ngủ muộn và thức khuya.

Tham khảo thêm:   Lời bài hát Vì mẹ anh bắt chia tay

Thuyết phục người khác từ bỏ thói quen thức khuya – Mẫu 2

Bạn thân mến, đã gần đến kì thi cuối kì rồi – kì thi mà hầu hết các bạn học sinh đều cảm thấy hết sức hệ trọng và áp lực. Việc học tập làm sao cho thật tốt là điều mà bất cứ bạn nào cũng quan tâm. Có bạn mải chơi, thức đến hai, ba giờ sáng để vào mạng xã hội. Có bạn lại chăm học quá mức đến khuya. Việc thức khuya dù vì lí do gì thì cũng là một thói quen không tốt. Kì thi cuối kì đang sắp đến gần, mình muốn viết bài này để nhắn nhủ đến các bạn hãy có những thói quen lành mạnh.

Hiển nhiên, sự áp lực, căng thẳng để chuẩn bị cho kì thi sẽ khiến chúng ta có tâm lí muốn xả… “stress”, muốn được vui chơi để cảm thấy thoải mái. Nhưng mình cho rằng việc thức đến hai, ba giờ sáng để lướt mạng xã hội, để chơi game là một điều không tốt. Hay kể cả bạn cố gắng học thêm nhiều kiến thức, giải thêm nhiều bài tập vào lúc đêm khuya cũng không phải là một thói quen tốt. Không những không tốt, mà còn có hại. Bởi vì đây là lúc mà cơ thể con người cần được nghỉ ngơi, nạp lại năng lượng. Nếu chúng ta không cho cơ thể nghỉ ngơi, chúng ta đang vô tình làm hại đến chính bản thân mình, và phá vỡ đồng hồ sinh học vốn có. Như vậy, sức khỏe sẽ không để đảm bảo. Đó là chưa kể, đến sáng hôm sau, chắc chắn nhiều bạn sẽ uể oải, không thể dậy sớm để đến lớp học. Cho dù bạn chơi vào cuối tuần, thì nó cũng làm đảo lộn nhịp sinh hoạt trong tuần của bạn. Điều đó thật không tốt chút nào. Nếu tình trạng thức khuya kéo dài, cơ thể có khả năng suy nhược.

Tuổi của chúng ta là độ tuổi để lớn. Hẳn tất cả chúng ta đều rất quan tâm tới vẻ bên ngoài. Ta cố gắng ăn mặc, chải chuốt sao cho thật đẹp, thật bắt mắt. Sẽ chẳng có một bạn học sinh nào hi vọng, một buổi sáng chuẩn bị đến lớp lại thấy trên mặt mình xuất hiện mấy nốt mụn! Điều đó thật là ám ảnh! Bạn thấy đấy, thức khuya sẽ là cơ hội tốt để làn da của bạn… toàn mụn là mụn! Như vậy, mình có thể khẳng định với bạn: thức khuya vừa ảnh hưởng đến sức khỏe, ảnh hưởng đến thẩm mỹ và nhất là ảnh hưởng đến kết quả học tập của chúng ta.

Đọc đến đây, mình mong bạn có thể thay đổi thói quen này. Dù thói quen là một thứ khó thay đổi, nhưng không có nghĩa chúng ta không làm được. Bạn chỉ cần đi ngủ sớm và dậy sớm mà thôi! Sẽ mất một vài ngày đầu để ta bắt nhịp với một thói quen mới. Nhưng ta sẽ làm được, tất cả là dựa vào ý chí, nghị lực của bản thân. Thói quen mới gắn với một sự ganh đua nho nhỏ, gắn với một niềm vui nho nhỏ sẽ dễ dàng thực hiện hơn.

Tham khảo thêm:   Biên bản lấy ý kiến tập thể lao động về nội dung Thỏa ước lao động tập thể

Ngủ sớm, dậy sớm cũng sẽ giúp cho chúng ta có nhiều thời gian chuẩn bị cho buổi sáng đến lớp. Bạn cũng có thể nhân buổi sáng sớm để đọc sách hay học bài. Lúc này, đầu óc của chúng ta là minh mẫn nhất. Chắc chắn bạn sẽ có kết quả học tập khả quan, một sức khỏe tốt và một làn da mịn màng!

Mình hy vọng chúng ta sẽ có những thói quen tốt để cuộc sống tốt hơn. Việc thay đổi một thói quen không phải là dễ dàng. Nhưng mình đã làm được. Mình tin bạn cũng sẽ làm được. Nếu cần giúp đỡ, bạn có thể tìm đến mình. Mình luôn sẵn sàng trong khả năng của bản thân. Chúc các bạn có được những thói quen tốt.

Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ thói quen thức khuya – Mẫu 3

Thức khuya là một thói quen xấu ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe cũng như công việc học tập của các em học sinh. Tác hại của việc thức khuya sẽ gây tình trạng mệt mỏi, lầm lì, … gây nên thói quen xấu thói quen thức đêm ngủ ngày. Thói quen thức đêm ngủ ngày sẽ gây nên tình trạng xáo trộn hoạt động của đồng hồ sinh học của cơ thể. Bởi vậy, mình nghĩ bạn nên thay đổi thói quen xấu này.

Ngày nay, có rất nhiều người lựa chọn sống và làm việc về đêm. Theo thời gian, họ hình thành cho mình thói quen thức khuya. Thói quen đi ngủ muộn, thức khuya để lại rất nhiều tác hại cho con người. Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí “Chronobiology International” đã chỉ ra rằng: “Các nhà khoa học kết luận người hay thức đêm có tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường, rối loạn tâm lý và rối loạn thần kinh cao hơn”. Thức khuya ảnh hưởng rất xấu tới sức khỏe. Theo thống kê, tỷ lệ người có thói quen thức khuya bị suy giảm trí nhớ cao gấp 5 lần so với người bình thường không có thói quen thức khuya. Bởi vì thời gian buổi tối là lúc để bộ não nghỉ ngơi và ghi nhớ lại những hoạt động đã diễn ra trong ngày. Nhưng khi chúng ta thức khuya, đã làm tăng lượng thông tin cần ghi nhớ trong khi giảm thời gian nghỉ ngơi của bộ não.

Mặt khác, khi thức khuya hoặc ngủ quá ít thì dễ bị đau đầu vào ngày hôm sau, ngoài ra nếu thường xuyên thức khuya sẽ gây ra những dấu hiệu về rối loạn tâm thần như mất ngủ, người hay quên, lo âu, dễ cáu gắt, căng thẳng, đau đầu, … Nên ngủ đủ 8 giờ mỗi ngày để giảm nguy cơ đau đầu, mệt mỏi và nhất là các biểu hiện của suy giảm trí nhớ.

Như vậy, có thể thấy việc hay thức khuya sẽ hủy hoại sức khỏe của con người, dẫn đến hậu quả khôn lường. Nó khiến cho bạn mắc các bệnh nguy hiểm, vì thế bạn hãy từ bỏ thói quen thức khuya và tập cho mình những lối sống lành mạnh. Mình biết việc thay đổi thói quen không bao giờ là dễ dàng, nhưng nếu kiên trì mình tin chắc bạn sẽ thay đổi được nó.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Văn mẫu lớp 10: Thuyết phục người khác từ bỏ thói quen thức khuya (Dàn ý + 3 mẫu) Bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *