Bạn đang xem bài viết ✅ Văn mẫu lớp 10: Phân tích tác phẩm Nghề của mẹ Phân tích truyện ngắn Nghề của mẹ ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Văn mẫu lớp 10: Phân tích tác phẩm Nghề của mẹ của Võ Thành An mang đến gợi ý cách viết kèm theo bài văn mẫu cực hay. Qua đó giúp các bạn có thêm nhiều gợi ý tham khảo, củng cố kiến thức rèn kỹ năng viết văn ngày một hay hơn.

Nghề của mẹ là tác phẩm rất hay đã gửi gắm rất nhiều những bài học ý nghĩa về cuộc sống: đó là sự biết ơn vô hạn với người mẹ đã lam lũ, tảo tần cả đời nuôi nấng các con; về trách nhiệm phải làm tròn đạo hiếu của mình để báo đáp những sự hy sinh to lớn của mẹ. Bên cạnh đó các bạn xem thêm cảm nhận hình ảnh người mẹ.

Dàn ý phân tích Nghề của mẹ

1, Mở bài

– Giới thiệu tác giả, tác phẩm.

– Khái quát giá trị của tác phẩm.

2, Thân bài

– Lần lượt phân tích các yếu tố làm nên đặc sắc của truyện ngắn này

+ Hình ảnh người mẹ: lam lũ, vất vả với công việc mưu sinh.

Tham khảo thêm:   Cách kiếm nguyên liệu nâng cấp trong game Chiến Dịch Huyền Thoại

+ Mẹ tảo tần buôn bán để giành hết tất cả những gì tốt đẹp nhất cho con, yêu thương con vô điều kiện

+ Hình ảnh nhân vật tôi có sự trưởng thành theo năm tháng: ban đầu xấu hổ vì công việc của người mẹ, sau này mới nhận ra chưa bao giờ làm tròn chữ hiếu cùng mẹ.

=>Từ đó tác phẩm nhắc nhở chúng ta phải luôn biết ơn, trân trọng mẹ, làm tròn đạo hiếu với cha mẹ.

– Phân tích thành công về mặt nghệ thuật

+ Cốt truyện ngắn, không có bất kỳ tình huống kịch tính nào.

+ Người kể chuyện ngôi thứ nhất góp phần làm cho câu chuyện sinh động, chân thực hơn.

3, Kết bài

+ Khẳng định giá trị của tác phẩm.

+ Liên hệ bản thân.

Phân tích Nghề của mẹ

Không ai có thể phủ nhận được rằng, tình mẹ là thứ thiêng liêng và chẳng điều gì có thể thay thế được. Đây cũng là một đề tài được rất nhiều nhà văn, nhà thơ đưa vào trong thơ ca, nhạc hoạ nhằm bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn. Trong tác phẩm Nghề của mẹ, tác giả Võ Thành An đã khéo léo bày tỏ tình yêu thương qua sự trưởng thành của người con. Hình ảnh người mẹ trong truyện cũng làm người đọc liên tưởng đến thực tại, là sự hy sinh của đấng sinh thành.

Tác phẩm Nghệ của mẹ thực sự rất ngắn, nhưng lại miêu tả đầy đủ và rõ ràng hình ảnh người mẹ hiền về cả công việc và tình thương của mẹ. Trong truyện, mẹ là một người bán cá, công việc rất khó khăn, Mỗi lần cá về, mẹ lại nhanh chóng đi khắp làng, ngõ vì sợ cá bị sình. Người đọc có thể tưởng tượng được rằng, mọi thời tiết mà mẹ vẫn đi như vậy là rất khó khăn, nhất là những ngày trời mưa. Tuy nhiên, vì đồng tiền nuôi các con mà mẹ chẳng nghỉ ngày nào cả, cứ bươn chải vất vả bao năm tháng.

Tham khảo thêm:   Thông báo người lao động nước ngoài không được cấp/cấp lại giấy phép lao động Ban hành kèm theo Thông tư số 03/2014/TT-LĐTBXH hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 102/2013/NĐ-CP

Tuy cuộc sống khó khăn, nhưng mẹ lại dành hết những gì tốt đẹp nhất cho con cái của mình. Mẹ thường đến gần trường con học để buôn bán, mục đích là đưa cho con nắm xôi, chiếc bánh. Sự tương phản giữa hình ảnh người mẹ lam lũ với màu áo trắng của con làm ta thấy được nỗi vất vả, sự hy sinh vĩ đại của mẹ.

Trái ngược với hình ảnh người mẹ tần tảo dịu hiền, người con được tác giả miêu tả có sự trưởng thành theo thời gian. Lúc đầu, con ngại với bạn bè về nghề của mẹ, không muốn nói cho ai biết. Sau này, khi trưởng thành, người con mới hiểu được mẹ đã cực khổ như thế nào và biết thương mẹ nhiều hơn. Cũng nhờ suy nghĩ này, người đọc càng hiểu được sự bao dung của người mẹ hiền. Trong cuộc sống, dù có bao nhiêu vất vả thì mẹ vẫn là nơi tựa vào của con.

Hình ảnh người mẹ trong Nghề của mẹ là một người mẹ tiêu biểu cho những người phụ nữ trong hiện thực. Họ là người chăm chỉ, tần tảo sớm hôm và không bao giờ nghĩ cho mình. Người mẹ trong truyện vất vả ngày qua ngày, nhưng những chi tiết nói tới bà cũng chỉ là hình ảnh đưa cho con ít quà vặt. Người mẹ đó có thể sẵn sàng cho con những gì tốt nhất.

Nghề của mẹ đã khắc hoạ một người mẹ sát với thực tế, đầy đủ những đặc điểm tần tảo và yêu thương con. Đây cũng là những đức tính đẹp của người phụ nữ hiện nay. Vậy nên, nếu còn mẹ, hãy trân trọng từng giây phút này. Bởi cuộc đời ngắn lắm, ở bên và yêu thương người đã cho chúng ta tất cả nhiều hơn nhé!

Tham khảo thêm:   Đề thi tốt nghiệp THPT năm 2013 môn Tiếng Nga (Hệ 3 năm) - Có đáp án Bộ GD&ĐT

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Văn mẫu lớp 10: Phân tích tác phẩm Nghề của mẹ Phân tích truyện ngắn Nghề của mẹ của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *