Bạn đang xem bài viết ✅ Văn mẫu lớp 10: Nghị luận về Đất rừng phương Nam Đất rừng phương Nam của Đoàn Giỏi ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Văn mẫu lớp 10: Nghị luận về Đất rừng phương Nam mang đến bài văn mẫu khác nhau cực hay kèm theo gợi ý cách viết chi tiết. Qua đó giúp các em có thể tham khảo để nâng cao trình học văn học của mình với những bài văn mẫu hay sát sáng tạo.

Nghị luận về Đất rừng phương Nam cực chất dưới đây sẽ là tài liệu thiết thực đối với các em trong quá trình học tập, tự học và tự đọc để nâng cao mở rộng vốn cảm nhận văn học của mình thêm phong phú. Bên cạnh đó các bạn xem thêm phân tích Mùa hoa mận.

Nghị luận về Đất rừng phương Nam

Đã từ rất lâu, thiên nhiên núi rừng sông nước là nguồn nuôi dưỡng cho đời sống của con người. Không chỉ giúp họ có miếng ăn, nơi cư trú mà còn là một phần không thể thiếu trong nếp văn hoá của loài người. Chính vì mối quan hệ mật thiết như vậy mà thế giới tự nhiên được con người đưa qua những trang văn, gột rửa đi lớp bụi trần của nó nhưng vẫn giữ lại những gì hoang sơ nhất, từ vẻ đẹp thiên nhiên mà gợi ra những điều đẹp đẽ trong đời sống tâm hồn. Thiên nhiên phong phú là nơi nuôi dưỡng biết bao tâm hồn, đặc biệt là mảnh đất trù phú để những người thợ mỏ như các nhà văn, nhà thơ khai thác một cách nghệ thuật rồi tạo dựng nên những nét độc là nhưng gần gũi với con người.

Đi ra từ một trang văn, thiên nhiên không còn là cỏ cây hoa lá núi rừng sông nước một cách vô tri vô giác nữa, đến với thế giới đầy rẫy sự sáng tạo của nghệ thuật khiến cây cối cũng biết hát, sông nước cũng biết múa. Tựa như tất cả được hoà vào làm thành một thực thể gắn liền với loài người. Thiên nhiên, đất mẹ, người tạo lập và mang lại đời sống cho chúng ta, bởi vậy loài người luôn luôn biết ơn và giành những phần tình cảm thiêng liêng nhất trong lòng, chính vì thế tình yêu thiên nhiên đất trời chưa bao giờ mai một, mãi mãi hằn sâu trong thâm tâm những người thực sự yêu quý nó. Nhưng không phải ai sinh ra trên đời này cũng được gần gũi và gắn bó với một cuộc sống tự do hoà mình với tự nhiên, vì thế để cảm nhận được hết những nét đẹp của nó không thể thiếu đi những người thư kí trung thành của cuộc đời, đem thế giới kia mà viết vào tâm hồn của độc giả. Như một người thợ mỏ trung thành cày cuốc, Đoàn Giỏi đã biến thế giới tự nhiên ở miền Nam tổ quốc trở thành một tác phẩm sáng tạo, ở đó toàn bộ khung cảnh của thiên nhiên núi rừng sông nước hiện lên một cách đầy màu sắc. Với tập truyện Đất rừng phương Nam, Đoàn Giỏi đã thực sự thể hiện được cá tính sáng tạo của mình trong cách chiêm nghiệm và cảm thụ đời sống.

Đoàn Giỏi là một nhà văn xuất thân từ Đông Nam Bộ, chính vì thế để thực hiện nỗi niềm yêu quê hương đất nước những tác phẩm của ông chứa đựng những cung bậc cảm xúc to lớn khi viết về thiên nhiên và con người Nam Bộ, Trong cuộc sống hiện đại, hàng ngàn những thể loại văn học và hàng triệu triệu những tác phẩm ra đời, nhưng có lẽ bạn đọc Việt không thể nào quên đi một nhà văn mộc mạc đơn sơ như Đoàn Giỏi, người đã sáng tác nên Đất rừng phương Nam gắn liền với bao nhiêu thế hệ học trò. Từng mùi hương của sông nước, mùi thơm mát của rừng, tất cả in hằn vào trong con người ấy, để rồi trong một khoảng thời gian nào đó ông đã bộc lộ ra một cách chân thực và đầy tính thẩm mĩ, mỗi một câu văn viết về quê hương là một giọt máu đào tuôn ra, chính vì sự nặng lòng với miền Tây đến thế mà nó đã giúp tên tuổi của nhà văn Đoàn Giỏi vươn xa hơn trên bầu trời nghệ thuật nước nhà. Ông không giống với những nhà văn khác, dù đã dẫm mình trên cùng một mảnh đất nhưng người thợ ây vẫn tìm ra cho mình được cái nét riêng biệt, không giống với bất kì một ai cả, đó là chính phong cách giản dị gần gũi khi miêu tả đời sống ở miền Tây sông nước, người ta không chỉ gọi ông là nhà văn tài hoa mà còn gọi là một nhà nghiên cứu về thiên nhiên, đời sống của con người Nam Bộ. Những đóng góp to lớn của ông với quê hương miền Nam như là một minh chứng về tinh thần yêu thiên nhiên, yêu con người Nam Bộ, yêu cái chân chất dân giã của người nông dân bình thường. Chính những điểm như vậy khiến Đoàn Giỏi luôn là một nhà văn xuất sắc trong nhu cầu thẩm mĩ nghệ thuật của những người có cùng tấm lòng nặng nghĩa tình như ông.

Tham khảo thêm:   Quyết định số 836/QĐ-TTG Về việc bổ nhiệm ông Hồ Anh Tuấn giữ chức Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Đất rừng phương Nam là một tác phẩm gắn liền với không biết bao nhiêu thế hệ trẻ thơ của mỗi người, ở đó chúng ta như bắt gặp chính mình, trạc tuổi cậu bé An, thằng Cò, … ta thấy ta như hoá thân vào một nhân vật trong truyện một cách hồn nhiên và đầy lí thú, được lồng ghép trong những cuộc phiêu lưu kì thú ở miền sông nước. Hoá mình thành cậu bé An trong truyện, nhà văn đã mở ra một bức tranh đẹp đẽ về những điều thú vị trong cuộc sống, đi từ những điều vụn vặt nhỏ nhoi nhưng lại mang giá trị vô cùng nhân văn và biểu quát. Bên cạnh những miêu tả về thiên nhiên miền Tây sông nước mênh mông với rừng U Minh, những cái kênh cái rạch nước chằng chịt, vẫn có những đứa trẻ như An, Cò, bề ngoài là sự hồn nhiên ngây thơ nhưng bên trong chúng là một tinh thần yêu nước nồng nàn, luôn đứng lên bảo vệ quê hương đất nước. Cậu bé An trong khi chạy loạn trốn giặc Pháp thì đã lạc mất cha mẹ, chỉ biết cậu lưu lạc đến một mảnh đất bên sông, rồi làm phục vụ cho quán dì Tư béo, hàng ngày vẫn luôn âm thầm theo dõi những tên tay sai làm gián điệp cho giặc. Rồi một ngày cậu bị phát hiện nên đã được gia đình ông Hai nhận nuôi, làm anh em nuôi với thằng Cò. Từ đó những cuộc phiêu lưu của cậu bé mới bắt đầu, một cuộc hành trình trải nghiệm, khám phá Miền Tây sông nước dân giã, qua đôi mắt trẻ thơ của cậu làm cho độc giả thấy được sự vật, câu chuyện hiện lên một cách ngây ngô và hồn nhiên, nhưng không kém phần lém lỉnh, tinh nghịch. Bên cạnh đó là những nét đẹp đẽ trong chính con người Nam Bộ, họ thật thà, chịu khó, vượt qua những sự khắc nghiệt của thiên nhiên, thú dữ, mặc cái đòi nghèo họ vẫn vươn lên trong cuộc sống và luôn có những khoảnh khắc hạnh phúc giản đơn trong đời. Nó là tinh thần nhân đạo cao cả trong phong cách sáng tác của Đoàn Giỏi. Tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống, yêu con người luôn được đề cao trong suốt tác phẩm, một đất phương nam đầy màu sắc biến hóa nhưng thâm sâu vẫn là tình yêu thương và lòng trắc ẩn. Đến với đoạn trích Đi bắt ong của các nhân vật, thiên nhiên mới thực sự được thể hiện tinh tế và tinh khôi, trong lành và mát rượi, ở đó con người như được lạc vào chốn bồng lai, thư thả và khoan dung nhất.

Ngay từ đầu đoạn trích, qua góc nhìn của An ta như cảm nhận chân thật những gì đang xảy ra trước mắt cảnh đẹp của thiên nhiên miền sông nước: “Buổi sáng đất rừng thật là yên tĩnh. Trời không gió, nhưng không khí vẫn mát lạnh. Cái lành lạnh của hơi nước sông ngòi, mương rạch, của đất ấm và dưỡng khí thảo mộc thở ra từ bình minh, ánh sáng trong vắt, hơi gợn một chút óng ánh trên những đầu hoa tràm rung rung, khiến ta nhìn cái gì cũng có cảm giác như là nó bao qua một lớp thủy tinh”. Chỉ những miêu tả dường như hoa mĩ nhưng có lẽ hơn ai hết tác giả hiểu được đó là những cảm nhận chân thật sâu sắc nhất của chính trái tim mình. Cái bình minh trên miền quê thật yên tĩnh, bầu trời xanh trên cao vời vợi, lạ thay không thấy một ngọn gió nào thôi qua nhưng làn da vẫn thấy man mác lành lạnh. Mấy con sông, kênh rạch cứ chảy im lìm, cái mát từ nước cứ thế toả ra, với hương thảo mộc tự nhiên của đất trời hoà làm thành một, đi giữa cánh rừng như lạc vào một nơi thật hoang sơ, trước giờ chưa được đặt chân đến. Mặt trời vừa mới nhú lên, cái ánh dương nhẹ nhẹ xuyên qua những kẽ lá màu vàng nhạt như những thanh pha lê đâm toạc xuống, nhưng trong lắm, dịu lắm, trông mọi thứ như được áo một lớp thuỷ tinh mỏng vậy. Khung cảnh yên bình hiện lên một cách đầy tinh tế, ta cảm nhận được chúng qua từng lời từng chữ, nhưng lại truyền đến các giác quan, đọc từng dòng mà cảm giác như phiêu theo, như muốn hoà vào bức tranh nghệ thuật ấy.

Tham khảo thêm:   Văn mẫu lớp 7: Suy nghĩ của em trước việc Xi-mông đề nghị bác Phi-líp làm bố của mình 3 đoạn văn mẫu lớp 7

Ba cha con An nối nhau đi vào sâu bên trong rừng, ba nuôi nó đi trước, bên hông đeo chiếc túi da beo nhỏ nhỏ, lưng mang một cái gùi tre, chắc là để đựng mật ong, tau thì cầm cái chà gạc. Đi khoảng một đoan thi thoảng ông dơ cái chà gạc lên phăng một đường thật mạnh chặt đứt mấy bụi gai chắn đường, còn thằng Cò đội cái thúng tó tướng, trong đó có mấy vòi nước với cơm nắm với cái áo nó vừa cởi ra đã thấm đượm mồ hôi, còn An đeo tòn ten cái gùi nhỏ xíu mà má nó mới đi mượn đâu đó về chiều qua. Ba cha con nối nhau đi rồi đến một đoạn bắt đầu ngồi nghỉ ngơi ăn cơm. Thằng Cò thì đố an xem cái tổ ong mật ở đâu, với vẻ vênh váo ta đây vì nó đã biết hết cái địa thế ở đây rồi, thằng An loay hoay mãi cũng chả thấy đâu. Nhưng nó lại thấy bao điều lí thú ngoài kia còn xinh đẹp hơn cả bọn ong đen kia nhiều. Nó thấy mấy con ruồi xanh như hạt đậu bay o e tại chỗ, lướt mắt đi chỗ khác thì thấy bọn chuồn chuồn đang chao liệng một cách nhẹ nhàng như một vũ công, rồi con mối cánh, nó thấy những sinh vật bình thường nhưng hôm nay có cảm giác khác, tại hôm nay là lần đầu nó thấy chúng ở trong rừng. Rồi anh chịu thua, thằng Cò chỉ cho An vị trí của đàn ong với vẻ đắc ý lắm, rồi tía nó chỉ cho nó, cuối cùng cũng thấy được bọn ong rồi, nó nối đuôi nhau bay vo ve như một chuỗi hạt ngọc cườm, không lắng tai nghe kĩ thì làm gì thấy được đường đi của bọn chúng. Bọn ong bay trên đầu những cây tràm, nối thành hàng thành hàng quay về tổ. Ăn cơm xong thì mặt trời cũng đã lên rồi, cái mơ màng của khu rừng bỗng biến mất đi, cảm giác như nó đã tỉnh sau một đêm dài. Gió thổi rao rao, lăn nhẹ trên áo, rồi lướt qua làn da mát rượi, khu rừng đã thực sự thoát ra khỏi vẻ mơ màng của nó rồi. Bọn chim hót líu lo ríu rít trên mấy ngọn cây đến độ an phải thốt lên “Chim đẹp quá”, bọn chim đủ màu hoà thành một bản tình ca của rừng già, nhưng là giọng điệu tươi xanh, mơn mởn, khiến tâm hồn tuổi trẻ của thằng An rạo rực khôn nguôi, lần đầu tiên nó thấy bọn chim kia hấp dẫn đến thế. Hương hoa tràm cứ thế len lỏi theo nắng bay vào trong khoang mũi, mùi thơm dìu dịu như đưa họ vào một thế giới nhật bổng và êm ái. Nghe tiếng họ đi ngang với con chó săn hung dữ bọn sinh vật bốn chân trú ngụ trong mấy lùm cỏ ven đường đi quẩy đuôi rục rịch bỏ chạy tứ phía.

Tham khảo thêm:   Nghị định 90/2017/NĐ-CP Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y

Cuối cùng đi một hồi cũng đến chỗ lấy mật ong làm tổ, đó là những cái kèo bằng nhánh cây tràm chắp lại mà tía thằng An đã làm sẵn cả trăm cái từ trước đó, nhằm định hướng cho ong về làm tổ ở chính chỗ đấy. Không phải ngẫu nhiên mà ong có thể biết ở đó mà đến, đó là cả một nghệ thuật của người lâu năm trong nghề làm ong. Phải xác định hướng gió, hướng nắng, kinh nghiệm lâu năm, có như vậy mới biết được chính xác vị trí ưa thích của ong. Người dân Nam Bộ vô cùng điêu luyện, bằng mọi giá họ cũng biết được cách mưu sinh dựa vào thiên nhiên, đó là ý chí chinh phục thiên nhiên của con người. Thằng cò bị ong đốt một nhát lên trán, tia bôi cho nó miếng vôi, rồi ngăn nó đừng giết ong, bởi nó cho mình mật thì không nên giết chúng. Tía an lấy trong gùi ra cái cục dẻo quánh gì đó màu vàng, rồi đốt lên mùi thuốc bắc khiến An muốn nôn, rồi lũ ong thấy liền bay đi không còn một con, chỉ có lại miếng sáp to như cái nón đượm mật vàng ươm. Mấy cha con họ nhanh chóng thu hoạch bỏ vào gùi, rồi cứ thế họ lượm được cả năm mươi kèo ong, chỉ tiếc không có chỗ để mang về chứ còn chưa thu hoạch được nữa số kèo mà đã đặt trước đó. Trên đường về an ngẫm về những kiến thức về loài ong mà thầy đã dạy thuở trước, người Hy Lạp, người Châu Phi, người Mễ Tây Cơ đều có những cách nuôi ong riêng biệt, nhưng chưa ở đâu có cái cách làm kèo độc lạ như cái kèo ở vùng U Minh này cả. Câu chuyện kết thúc bằng một sự ngưỡng mộ của An đối với cái cách làm ong này.

Bên cạnh những giá trị nội dung thì hình thức nghệ thuật cũng chính là một điểm nhấn để tạo nên một câu chuyện hay như Đất rừng phương Nam. Hoá thân thành nhân vật an rồi kể theo ngôi thứ nhất, những cảm nhận của An về khu rừng U Minh chân thật hơn bao giờ hết, có đôi lúc là góc nhìn của tía má nuôi, của thằng Cò, tất cả đều bổ sung lẫn nhau để tạo ra một góc nhìn thiên nhiên đa chiều và sâu sắc. Nghệ thuật miêu tả cảnh vật vô cùng xuất sắc, từ hình dáng của các loài vật, màu sắc, mùi hương như quyện vào nhau trên từng trang viết rồi lan tỏa đến khứu giác của độc giả tựa bức tranh thiên nhiên hiện lên trước mắt một cách sinh động và đầy nhấn nhá. Những cuộc đối thoại của An và các nhân vật khác cũng làm bộc lộ tâm lí nhân vật, những thắc mắc của an, hay sự quan tâm của ba má nuôi, vẻ vênh váo của thằng Cò, phải nói rằng chỉ một đoạn trích nhỏ mà dụng ý nghệ thuật của nhà văn được bộc lộ rõ nét.

Là một người con của mảnh đất Nam Bộ, Đoàn Giỏi đem cả những tâm tình vào trong sự nghiệp sáng tác của mình để khắc họa nên bức tranh thiên nhiên con người Nam Bộ đầy tính chiêm nghiệm và tươi trẻ. Ở đó con người chân chất, thật thà, sống một cuộc sống bình dị gắn liền với thiên nhiên, với rừng với sông, họ hoà vào thiên nhiên đất mẹ như một thể. Gắn bó với nhau suốt những thế hệ từ già đến trẻ, lớp này đến lớp khác, không biết khu rừng U Minh đã nuôi dưỡng bao nhiêu rồi, mà mỗi khi nhắc đến đặc trưng của vùng Nam Bộ không thể không nhắc đến nó. Sự thành công của Đoàn Giỏi trong suốt quá trình hoạt động nghệ thuật của chính mình đó là đã sáng tạo nên một cách chân thật Đất rừng phương Nam.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Văn mẫu lớp 10: Nghị luận về Đất rừng phương Nam Đất rừng phương Nam của Đoàn Giỏi của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *