Nghị luận về thị hiếu của thanh niên ngày nay là đề tài nghị luận xã hội hay bao gồm 2 bài văn mẫu đạt điểm cao nhất của các bạn học sinh giỏi. Qua đó giúp các em lớp 10 tham khảo để làm bài tốt hơn trong bài kiểm tra Viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội trang 54 Chân trời sáng tạo tập 1.
Thị hiếu của thanh niên ngày nay có ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển của xã hội hiện nay, nó vẫn đang tồn tại hai mặt tốt – xấu song song. Việc của chúng ta là phát huy cái tích cực, loại bỏ cái tiêu cực, hướng đến phát triển bản thân, đem lại nhiều giá trị cho xã hội. Bên cạnh nghị luận về thị hiếu của thanh niên các bạn xem thêm: nghị luận về động cơ học tập, nghị luận về ứng xử trên không gian mạng.
Dàn ý nghị luận về thị hiếu của thanh niên
1. Mở bài
– Giới thiệu được vấn đề cần nghị luận: thị hiếu của thanh niên hiện nay.
– Nêu sự cần thiết, tầm quan trong khi bàn luận về vấn đề.
2. Thân bài
* Luận điểm 1: Giải thích thị hiếu là gì?
– “Thị” có nghĩa là “ham thích, thích”, “hiếu” cũng mang nghĩa tương tự, chỉ “thích, ham, ưa thích”.
-> “Thị hiếu” – một từ chỉ xu hướng ham thích, thích thú một thứ, một việc gì đó và thường áp dụng cũng như thưởng thức chúng vào cuộc sống hàng ngày.
* Luận điểm 2: Thực trạng hiện nay về thị hiếu của thanh niên.
– Thanh niên chủ yếu bị thu hút bởi các thị hiếu về thẩm mĩ, thể hiện qua nhiều lĩnh vực như nghệ thuật, xây dựng, kinh doanh,…
– Một vài bạn trẻ dễ dàng cổ xúy cho mặt sai trái của tình yêu và hôn nhân, mốt thời trang lập dị, phản cảm “thiếu vải” hay các phát ngôn gây sốc dư luận.
– Một bộ phận người trẻ tuổi “sính ngoại”, đề cao “tung hô” phong tục tập quán của nền văn hóa khác mà lãng quên “cái hồn dân tộc”.
– Ta cũng bắt gặp các bạn có cách tiếp nhận thị hiếu một cách tích cực khi đứng trước cơn sốt ảo, các trào lưu về văn hóa, nghệ thuật -> biết cách tiếp thu đúng đắn, phù hợp.
* Luận điểm 3: Chỉ ra một vài nguyên nhân.
– Nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ chính bản thân các bạn trẻ khi có cái nhìn lệch lạc, quan điểm sai lầm.
– Ngoài ra, một vài bạn dễ bị kích thích bởi cái mới mẻ nhưng không chịu tìm tòi kĩ càng.
* Luận điểm 4: Hậu quả (nếu có).
– Xã hội văn minh bị ảnh hưởng bởi các trào lưu “độc hại” -> kéo theo sự phát triển và gia tăng các giá trị thẩm mỹ, văn hóa “bẩn”.
– Khi thị hiếu của thanh niên ngày càng có chiều hướng “sính ngoại”, chúng ta dễ dàng đánh mất đi bản sắc tốt đẹp của dân tộc và “hòa nhập thành hòa tan”.
– Các bạn trẻ sẽ sa vào những tệ nạn, ứng xử ngày càng kém và đạo đức trở nên suy đồi.
* Luận điểm 5: Đề ra một vài biện pháp khắc phục.
– Mỗi người chúng ta cần tự có ý thức trong việc lựa chọn và tiếp nhận các giá trị văn hóa, thẩm mỹ.
– Mỗi cá nhân phải trang bị kiến thức, kỹ năng để hội nhập thời đại toàn cầu.
– Các đơn vị truyền thông, các nhà quản lý cần thường xuyên tổ chức các chương trình giao lưu văn hóa nghệ thuật, chuyên đề tìm hiểu lịch sử, truyền thống của mỗi dân tộc.
– Những người làm giáo dục cần phối hợp với gia đình để có phương pháp định hướng kiến thức về thị hiếu cho các bạn học sinh.
3. Kết bài
– Khẳng định lại vấn đề.
– Liên hệ bản thân.
Nghị luận thị hiếu của thanh niên ngày nay – Mẫu 1
Trong thời đại hội nhập toàn cầu, tất cả quốc gia và vùng lãnh thổ đang tăng cường giao lưu, trao đổi trên nhiều lĩnh vực như văn hóa, nghệ thuật, lịch sử,… Điều này dẫn tới sự sản sinh các trào lưu, “nóng trend” được vô vàn người hưởng ứng. Đây chính là những yếu tố tác động trực tiếp tới thị hiếu của thanh nhiên ngày nay.
Vậy, như thế nào là thị hiếu? Lúc chúng ta chiết tự tiếng “thị”, “hiếu” thì cả hai đều có nghĩa tương tự nhau, chỉ “thích, ham, ưa thích”. Tương tự, “thị hiếu” – một từ chỉ sự thích thú, thích thú trước một thứ, một việc gì đó. Từ đây, con người ko chỉ thưởng thức nhưng còn vận dụng các điều đó vào chính cuộc sống hàng ngày.
Các thiết bị điện tử thông minh ra đời đã mang tới những bước chuyển mới trong đời sống nhân loại. Đâu đâu, ta cũng bắt gặp Internet vận tốc cao, phủ sóng khắp mọi nơi. Nhờ đó, con người dễ dàng tiếp cận với nhiều thị hiếu không giống nhau. Nếu các bậc phụ huynh có xu thế tìm về trị giá xưa cũ thì thế hệ thanh niên, lớp trẻ lại lựa chọn sự năng động, hiện đại. Thị hiếu của thanh niên được trình bày qua nhiều phương diện: thời trang, nghệ thuật,… Họ có thể tiếp thu và nắm bắt trào lưu thịnh hành hay các cơn sốt gây bão số đồng mạng. Tuy nhiên, chính bởi sự mơ hồ trong nhận thức đã dẫn tới một vài hành vi tiêu cực. Đó là việc vài bạn trẻ ăn mặc lập dị theo kiểu “thiếu vải”, tạo nên sự phản cảm. Có người thì lại phát ngôn gây sốc, mang tính xúc phạm, nhằm câu view, câu like. Trong bối cảnh hội nhập, giao lưu, một số thanh niên thường “sính ngoại”, đề cao phong tục, tập quán của dân tộc khác. Họ sẵn sàng chê bai, chối bỏ văn hóa nước nhà. Kế bên những người có thị hiếu méo mó tương tự, vẫn còn nhiều bạn trẻ tiếp thu trào lưu, thành phần văn hóa một cách tích cực. Các bạn đó luôn biết dung hòa mọi trị giá, biết lựa chọn điều thích hợp với bản thân, xã hội. Ta dễ dàng bắt gặp hình ảnh những tập thể, tư nhân đang ra sức khôi phục lại y phục cổ của nước nhà từ thời Lí, Trần, Hậu Lê và Nguyễn. Hay còn là một số người ngày ngày giữ gìn và kế thừa, khôi phục truyền thống, văn hóa dân gian.
Nguyên nhân của việc lan truyền, tiếp thu các thị hiếu mang tính tiêu cực tới từ chính con người. Trước hết là do các bạn trẻ thiếu hiểu biết, dẫn tới có cái nhìn méo mó và ý kiến sai trái. Một vài tư nhân thì dễ bị kích thích, cuốn vào thú vui mới mẻ nhưng chưa trang bị đầy đủ tri thức. Số khác thích “a-dua” theo trào lưu, theo “mốt” nhưng ko chịu tìm tòi tỉ mỉ.
Có thể nói, các trào lưu độc hại ngày càng tăng thêm sẽ làm xã hội văn minh tồn tại nhiều trị giá thẩm mĩ, văn hóa “rác”. Từ đây, con người dễ bị bóp méo về tư tưởng, đạo đức, méo mó trong tam quan. Ko chỉ vậy, lúc thanh niên tiếp tục xu thế “sính ngoại”, non sông có nguy cơ đánh mất những bản sắc tốt đẹp, hòa nhập trở thành “hòa tan”.
Tương tự, chúng ta cần tự ý thức trong lựa chọn và tiếp thu các trị giá văn hóa, thẩm mỹ. Cái gì tốt đẹp, văn mình thì hãy niềm nở đón nhận, điều gì méo mó, phản cảm thì phải lên án, gạt bỏ. Ngoài ra, các đơn vị truyền thông, các nhà quản lý nên tổ chức giao lưu văn hóa nghệ thuật, chuyên đề tìm hiểu lịch sử, văn hóa truyền thống của mỗi dân tộc. Đặc trưng, những người làm giáo dục cần phối hợp với gia đình để có định hướng đúng mực về thị hiếu cho học trò.
Thị hiếu của thanh niên vẫn đang tác động rất nhiều tới đời sống xã hội. Do đó, chúng ta – thế hệ trẻ nhưng non sông kì vọng cần siêng năng học tập, tu dưỡng đạo đức, biết lựa chọn và tiếp thu những trị giá tốt đẹp, văn minh.
Nghị luận về thị hiếu của thanh niên ngày nay – Mẫu 2
Ngày nay, xu thế toàn cầu hóa đã phát triển sự giao lưu giữa các nền văn hóa, giữa các dân tộc trên thế giới. Điều này đã thúc đẩy việc thanh niên mỗi quốc gia tiếp nhận những thị hiếu trong từng lĩnh vực. Tuy nhiên, không phải thị hiếu nào cũng mang tính tích cực, đôi khi nó lại đem đến những hậu quả khó lường.
Thị hiếu là gì? Trước hết, nếu chiết tự từng tiếng thì “thị” có nghĩa là “ham thích, thích” còn “hiếu” cũng mang nghĩa tương tự, chỉ “thích, ham, ưa thích”. Như vậy, ghép nghĩa của hai tiếng này lại, ta sẽ giải nghĩa được từ “thị hiếu” – một từ chỉ xu hướng ham thích, thích thú một thứ, một việc gì đó và thường áp dụng cũng như thưởng thức chúng vào cuộc sống hàng ngày.
Ngày nay, internet với tốc độ phủ sóng cao cùng sự phát triển giao lưu trên “không gian mạng” đã giúp thanh niên – những con người nhanh nhạy trước thay đổi của thời đại tiếp cận với nhiều thị hiếu khác nhau. Thanh niên chủ yếu bị thu hút bởi các thị hiếu về thẩm mĩ, thể hiện qua nhiều lĩnh vực như nghệ thuật, xây dựng, kinh doanh,… Tuy nhiên, thanh niên hiện tại đang chưa có cảm nhận rõ ràng về thị hiếu, dẫn đến các lầm tưởng về thị hiếu của bản thân. Ta dễ dàng nhận thấy điều này thông qua cách ăn mặc, cách suy nghĩ, cảm thụ thẩm mỹ và những lời lẽ, phát ngôn… Một vài bạn trẻ dễ dàng cổ xúy cho mặt sai trái của tình yêu và hôn nhân, mốt thời trang lập dị, phản cảm “thiếu vải” hay các phát ngôn gây sốc dư luận. Đặc biệt, thanh niên giới trẻ đang có xu hướng yêu thích và đề cao thị hiếu với những giá trị văn hóa “nhập ngoại” mà gạt bỏ, thậm chí là “chà đạp” giá trị văn hóa truyền thống của đất nước. Một bộ phận người trẻ tuổi “sính ngoại”, đề cao “tung hô” phong tục tập quán của nền văn hóa khác mà lãng quên “cái hồn dân tộc”. Bên cạnh một số bạn “hòa nhập nhưng lại hòa tan” như vậy, ta cũng bắt gặp các bạn có cách tiếp nhận thị hiếu một cách tích cực khi đứng trước cơn sốt ảo, các trào lưu về văn hóa, nghệ thuật. Những bạn trẻ này biết cách tiếp thu đúng đắn, phù hợp với nhu cầu bản thân và chọn lọc những giá trị tốt đẹp để học hỏi. Hình ảnh các bạn thanh niên cùng nhau xây dựng và khôi phục lại trang phục từ triều đại nhà Lí, Trần đến Hậu Lê và Nguyễn đã làm chúng ta thêm tự hào về văn hiến của đất nước.
Thế giới hội nhập hiện nay dễ dàng tạo điều kiện cho thanh niên có nhiều cơ hội tiếp xúc và giao lưu với các nền văn hóa khác nhau. Đây cũng là một phần nguyên nhân gây nên việc tiếp thu, phát triển một cách tiêu cực các thị hiếu. Nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ chính bản thân các bạn trẻ khi có cái nhìn lệch lạc, quan điểm sai lầm, dẫn đến tiếp nhận những giá trị không phù hợp với chuẩn mực xã hội và truyền thông văn hóa dân tộc. Ngoài ra, một vài bạn dễ bị kích thích bởi cái mới mẻ nhưng không chịu tìm tòi kĩ càng.
Nếu không có sự chọn lọc các thị hiếu mang tính tốt đẹp và tích cực, điều gì sẽ xảy ra? Đầu tiên, xã hội văn minh bị ảnh hưởng bởi các trào lưu “độc hại”. Điều này kéo theo sự phát triển và gia tăng các giá trị thẩm mỹ, văn hóa “bẩn”. Không chỉ vậy, khi thị hiếu của thanh niên ngày càng có chiều hướng “sính ngoại”, chúng ta dễ dàng đánh mất đi bản sắc tốt đẹp của dân tộc và “hòa nhập thành hòa tan”. Bên cạnh đó, các bạn trẻ sẽ sa vào những tệ nạn, ứng xử ngày càng kém và đạo đức trở nên suy đồi.
Và để thị hiếu của thanh niên trở nên có định hướng đúng đắn hơn, mỗi người chúng ta cần tự có ý thức trong việc lựa chọn và tiếp nhận các giá trị văn hóa, thẩm mỹ. Mỗi cá nhân phải trang bị kiến thức, kỹ năng để hội nhập thời đại toàn cầu. Ngoài ra, các đơn vị truyền thông, các nhà quản lý cần thường xuyên tổ chức các chương trình giao lưu văn hóa nghệ thuật, chuyên đề tìm hiểu lịch sử, truyền thống của mỗi dân tộc. Không chỉ vậy, những người làm giáo dục cần phối hợp với gia đình để có phương pháp định hướng kiến thức về thị hiếu cho các bạn học sinh.
Như vậy, thị hiếu của thanh niên có ảnh hưởng rất lớn tới xã hội hiện nay. Là một học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, em sẽ cố gắng học tập, tìm hiểu và chọn lọc những kiến thức bổ ích để chung tay xây dựng nước nhà và truyền bá bản sắc tốt đẹp của dân tộc ra khắp năm châu bốn bể.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Văn mẫu lớp 10: Nghị luận trình bày ý kiến về thị hiếu của thanh niên ngày nay Dàn ý + 2 bài văn hay lớp 10 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.