Bạn đang xem bài viết ✅ Văn mẫu lớp 10: Đoạn văn phân tích yếu tố nghệ thuật đặc sắc trong Chữ người tử tù Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Văn mẫu lớp 10: Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) phân tích một yếu tố nghệ thuật đặc sắc trong truyện ngắn Chữ người tử tù là tài liệu cực kì hữu ích mang đến 3 đoạn văn mẫu cực hay.

TOP 3 đoạn văn phân tích yếu tố nghệ thuật đặc sắc trong Chữ người tử tù giúp các bạn có thêm nhiều gợi ý học tập, trau dồi kiến thức để biết cách trả lời câu hỏi phần Kết nối đọc viết trang 27 Ngữ văn 10 Kết nối tri thức với cuộc sống tập 1. Bên cạnh đó các bạn xem thêm đoạn văn phân tích một chi tiết kì ảo trong truyện Thần Gió và nhiều tài liệu khác tại chuyên mục Văn 10 Kết nối tri thức.

Đề bài: Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) phân tích một yếu tố nghệ thuật đặc sắc trong truyện ngắn Chữ người tử tù.

Yếu tố nghệ thuật đặc sắc trong Chữ người tử tù – Mẫu 1

Một yếu tố nghệ thuật đặc sắc trong truyện ngắn Chữ người tử tù đó là không gian. Câu chuyện được miêu tả trong cảnh ngục tù, nơi chất chứa những cái xấu, cái ác. Phòng ẩm thấp, bẩn thỉu, đầy những phân gián, phân chuột… Vậy mà, giữa khung cảnh đấy, ánh sáng của ngọn đuốc trong đêm thắp lên làm bừng tỉnh viên quản ngục. Huấn Cao cho chữ viên quản ngục trong bộ dạng không thể thảm hơn nhưng khí phách toát ra khiến con người ta phải ngưỡng mộ, trầm trồ. Con người có thể chung sống với cái xấu nhưng không thể để cái xấu hòa vào mình. Cảnh cho chữ cũng vậy, như một lời minh chứng rằng, cái đẹp không thể tồn tại với cái xấu. Phải giữ được sự thiện lương dù trong hoàn cảnh nào.

Tham khảo thêm:   Nghị định 27/2018/NĐ-CP Quy định mới về quản lý, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng

Đoạn văn phân tích một yếu tố nghệ thuật đặc sắc – Mẫu 2

Trong “Chữ người tử tù” tình huống truyện xoay quanh cuộc gặp gỡ kỳ ngộ giữa Huấn Cao và quản ngục. Đó là một tình huống có tính chất éo le, kịch tính và ngang trái, bởi Huấn Cao là tử tù cò quản ngục là quản tù; Huấn Cao đứng đầu đội quân phiến loạn triều đình còn quản ngục lại là công cụ bảo vệ triều đình, đại diện cho triều đình. Huấn Cao là một anh hùng có chí khí, khí phách hiên ngang và có tài viết chữ thư pháp được ví như người tài lưng đeo gươm tay mềm mại bút hoa còn quản ngục mặc dù sống trong chốn cặn bã, lừa lọc, tàn nhẫn nhưng lại yêu cái đẹp, trọng người tài. Huấn Cao bị cầm tù về nhân thân nhưng tự do về thân cách còn quản ngục tự do về nhân thân nhưng lại bị cầm tù bởi nhân cách. Trên bình diện xã hội, họ ở hai chiến tuyến đối lập nhau, chính vì thế tình huống truyện càng gay gắt và kịch tính hơn. Tình huống truyện giúp cho cốt truyện phát triển từ cuộc gặp gỡ đến sự biệt đại của quản ngục cho Huấn Cao rồi đến sự hiểu nhầm của Huấn Cao trước tấm lòng của quản ngục để rồi sự trân trọng và quý mến khi nhận ra tấm lòng chân thành và sự biệt đãi của quản ngục, một người biết quý trọng người tài, yêu cái đẹp. Bằng tài năng và tấm lòng yêu con người, yêu cái đẹp. Nguyễn Tuân đã sáng tạo ra được tình huống truyện đặc sắc và hấp dẫn, chỉ có thể là một cây bút tài năng mới thành công như vậy. Chữ người tử tù luôn là một truyện ngắn hấp dẫn bởi giọng riêng của Nguyễn Tuân.

Tham khảo thêm:   Bài thơ Thời gian Tác giả Văn Cao

Viết đoạn văn phân tích một yếu tố nghệ thuật đặc sắc – Mẫu 3

Cảnh cho chữ trong truyện ngắn “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân được coi là một “cảnh tượng xưa nay chưa từng có”. Trước hết bởi hoàn cảnh diễn ra nó vô cùng đặc biệt: vào buổi đêm – trước khi Huấn Cao ra pháp trường đối mặt với cái chết. Huấn Cao đã viết chữ tặng viên quản ngục ngay trong ngục tù hôi hám, bẩn thỉu. Cái đẹp lại được sáng tạo giữa chốn hôi hám, nhơ bẩn; thiên lương cao cả lại tỏa sáng ở chính cái nơi mà bóng tối và cái ác đang ngự trị. Huấn cao – một người tù cổ đeo gông, chân vướng xiềng đang dậm tô những nét chữ tài hoa với một tư thế đĩnh đạc, hiên ngang. Viên quản ngục – người đại diện cho sự thống trị lại trong tư thế khúm núm, kính cẩn xin chữ. Tuy đối lập về hoàn cảnh nhưng họ lại bắt gặp sự đồng điệu giữa một con người tài hoa tạo ra cái đẹp và một người tiếp nhận, say mê cái đẹp. Qua đó, tác giả đã gửi gắm thông điệp: cái đẹp luôn tỏa sáng trong mọi hoàn cảnh, cái đẹp có sức cảm hoá và chiến thắng cái xấu, cái ác.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Văn mẫu lớp 10: Đoạn văn phân tích yếu tố nghệ thuật đặc sắc trong Chữ người tử tù Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

Tham khảo thêm:   Công nghệ 12 Bài 13: Khái quát về kĩ thuật điện tử Giải Công nghệ 12 Điện - Điện tử Cánh diều trang 64, 65, 66

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *