Bạn đang xem bài viết ✅ Văn mẫu lớp 10: Đoạn văn phân tích một chi tiết kì ảo trong truyện Thần Trụ Trời Những bài văn hay lớp 10 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Văn mẫu lớp 10: Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) phân tích một chi tiết kì ảo trong truyện Thần Trụ Trời là tài liệu cực kì hữu ích mang đến gợi ý cách viết và 2 đoạn văn mẫu cực hay.

Thông qua đoạn văn phân tích chi tiết kì ảo trong truyện thần thoại – Thần Trụ Trời giúp các bạn có thêm nhiều gợi ý học tập, trau dồi kiến thức để biết cách trả lời câu hỏi phần Kết nối đọc viết trang 14 Ngữ văn 10 Kết nối tri thức với cuộc sống tập 1. Bên cạnh đó các bạn xem thêm đoạn văn phân tích một chi tiết kì ảo trong truyện Thần Gió và nhiều tài liệu khác tại chuyên mục Văn 10 Kết nối tri thức.

Dàn ý viết đoạn văn phân tích chi tiết kì ảo trong truyện Thần Trụ Trời

 a. Mở đoạn

Tham khảo thêm:   Thủ tục cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân Cho công dân Việt Nam cư trú trong nước

– Giới thiệu chi tiết kì ảo.

b. Thân đoạn

* Chi tiết kì ảo:

– Thần Trụ trời dùng đầu đội trời rồi đào đất đắp thành cột to chống trời và phá cột, ném đất đá đi khắp nơi.

* Ý nghĩa chi tiết kì ảo:

– Giải thích cho việc phân chia trời đất, sự hình thành các bề mặt địa hình và di tích Cột Chống trời ở Hải Dương.

c. Kết đoạn

Khẳng định ý nghĩa của chi tiết kì ảo.

Đoạn văn phân tích một chi tiết kì ảo trong truyện Thần Trụ Trời

Trong hệ thống truyện thần thoại của Việt Nam về sự sáng lập vũ trụ, truyện Thần Trụ trời được coi như truyện mở đầu, tiếp theo đó là các truyện về các thần khác như thần Mưa, thần Biển, thần Gió, thần Mặt Trời, Mặt Trăng và tiếp đến nữa là các truyện về thần sáng tạo ra muôn vật và loài người như Cuộc tu bổ các giống vật, Mười hai bà mụ. Truyện kể rằng, thời ấy chưa có sự xuất hiện của loài người và muôn vật. Trời và đất chỉ là một vùng hỗn độn, tối tăm, chưa được phân chia rõ ràng. Thần Trụ Trời đã đào đất, khiêng đá đắp thành cột để chống trời. Phân chia trời đất. Qua truyện thần thoại này, người Việt cổ muốn giải thích nguồn gốc các hiện tượng thiên nhiên như vì sao có trời, có đất và vì sao trời đất lại được phân đôi, vì sao mặt đất lại không bằng phẳng có chỗ lõm có chỗ lồi, vì sao có sông, núi, biển, đảo.

Tham khảo thêm:   Một số bài toán chọn lọc về thời gian trong giao động điều hòa Có đáp án

Viết đoạn văn phân tích chi tiết kì ảo trong truyện Thần Trụ Trời

Truyện “Thần Trụ Trời” nằm trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam thuộc nhóm thần thoại suy nguyên, kể về nguồn gốc vũ trụ và muôn loài. Truyện không chỉ hấp dẫn người đọc bởi cốt truyện đơn giản, dễ hiểu mà còn bởi chi tiết kì ảo. Nổi bật trong truyện là chi tiết thần Trụ Trời dùng đầu đội trời rồi dùng tay đào đất đắp thành cột vừa cao vừa to chống trời. Ít lâu sau, khi cột đã khô và cứng lại, thần phá cột đi và ném đất, đá ra khắp nơi tạo thành nhiều bề mặt khác nhau. Chi tiết này có ý nghĩa quan trọng trong việc giải thích sự phân chia trời đất, lí do hình thành nhiều bề mặt địa hình như: sông, hồ, núi, cao nguyên và di tích Cột chống trời ở Hải Dương. Đồng thời, chi tiết ấy đã thể hiện được trí tưởng tượng phong phú của tác giả dân gian.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Văn mẫu lớp 10: Đoạn văn phân tích một chi tiết kì ảo trong truyện Thần Trụ Trời Những bài văn hay lớp 10 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *