Bạn đang xem bài viết ✅ Văn mẫu lớp 10: Dàn ý phân tích truyện Con khướu sổ lồng Con khướu sổ lồng của Nguyễn Quang Sáng ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Văn mẫu lớp 10: Dàn ý phân tích truyện Con khướu sổ lồng của Nguyễn Quang Sáng mang đến mẫu dàn ý chi tiết đầy đủ nhất để các bạn lớp 10 tham khảo. Qua đó giúp các bạn nhanh chóng nắm được kiến thức trọng tâm biết cách trình bày triển khai các luận điểm luận cứ quan trọng để bài văn phân tích tác phẩm hay hơn.

Con khướu sổ lồng trích từ tập truyện “Con mèo của Phu-gi-ta”, là sáng tác tiêu biểu của nhà văn, nhà biên kịch nổi tiếng Nguyễn Quang Sáng. Qua đó tác giả muốn nhắn nhủ mỗi người hãy biết lắng nghe, cảm nhận thiên nhiên từ tấm lòng, tâm hồn cao đẹp.

Dàn ý phân tích Con khướu sổ lồng

1. Mở bài:

– Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm.

2. Thân bài:

2.1. Tóm tắt nội dung chính:

Câu chuyện kể về một con khướu được gia đình nọ nuôi dưỡng. Nó mang đến tiếng hót vừa vui, vừa xao xuyến, khiến lòng người cảm thấy thanh thản. Trong một lần sơ ý, con trai lớn của nhân vật “tôi” đã làm chim bay đi. May mắn thay, nó bay đi rồi lại quay về. Tuy nhiên, lần thứ hai thoát ra khỏi chiếc lồng, chim đã không quay lại nữa.

Tham khảo thêm:   Top 10 từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất trong thập kỷ

2.2. Khái quát chủ đề của truyện: tình yêu thiên nhiên, loài vật.

2.3. Phân tích, đánh giá chủ đề và nội dung tác phẩm:

a. Con khướu qua lời giới thiệu của nhân vật “tôi”:

– Được nuôi trong lồng, luôn có thức ăn đồ uống đầy đủ, chỉ việc ca hót.

– Lông đen, trên đầu có cái chóp trắng.

– Tiếng hót: vừa vui, vừa xao xuyến.

-> Con khướu là niềm vui của cả gia đình, giống như một thành viên chính thức trong nhà.

b. Cảm xúc, suy nghĩ của các nhân vật:

*Trong lần đầu tiên con khướu bay đi:

– Con trai út: bồn chồn “đón tôi từ ngoài cổng, vừa thấy tôi, nó dang hai tay vừa chạy xô tới vừa la: Ba ơi! Chim bay rồi”, trăn trở thao thức.

– Nhân vật “tôi”: hụt hẫng “Cái lồng trống, lòng tôi cũng trống”.

*Khi chim khướu bay về:

– Cả nhà đều vui sướng, reo lên.

– Nhân vật “tôi” mải mê suy nghĩ về tiếng hát buồn rượi của chim.

*Khi con chim sà vào lồng:

– Cả nhà vui mừng lao ra, giành nhau bưng chiếc lồng.

– Các thành viên trong nhà có ý kiến khác nhau về việc chim quay trở lại, nhân vật “tôi” thì cho rằng chiếc lồng đã giam hãm con khướu quá lâu, khiến nó cảm thấy chới với khi bay ra bên ngoài rộng lớn.

*Lần thứ hai con khướu bay đi:

Tham khảo thêm:   Đơn đề nghị thay đổi nơi cấp C/O Đơn xin thay đổi nơi cấp xuất xứ nguồn gốc của hàng hóa

– Cả nhà: Không ai cảm thấy lo lắng, phập phồng như lần thứ nhất, chỉ có con trai út háo hức rình khoảnh khắc chim bay về và chui vào lồng.

* Khi con khướu cánh kề cánh cùng con chim mái và không bay về nữa:

– Con trai lớn tin tưởng khướu sẽ quay trở về, kiên nhẫn treo cái lồng ra ngoài trời.

– Nhân vật “tôi” thấu hiểu và chấp nhận sự thật.

2.4. Phân tích, đánh giá những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật:

– Sử dụng thành công ngôi kể thứ nhất.

– Ngôn ngữ trong sáng, giản dị, dễ hiểu.

3. Kết bài:

– Khẳng định giá trị của tác phẩm.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Văn mẫu lớp 10: Dàn ý phân tích truyện Con khướu sổ lồng Con khướu sổ lồng của Nguyễn Quang Sáng của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *