Văn mẫu lớp 10: Hãy viết một bài văn nghị luận khoảng 500 chữ trình bày cảm nhận của anh chị về hình ảnh người mẹ trong truyện ngắn Nghề của mẹ gồm 2 bài văn mẫu khác nhau cực hay. Qua đó giúp các em có thể tham khảo để nâng cao trình độ học văn học của mình với những bài văn mẫu cảm nhận hay.
Cảm nhận của em về hình ảnh người mẹ trong truyện ngắn Nghề của mẹ cực chất dưới đây sẽ là tài liệu thiết thực đối với các em trong quá trình học tập, tự học và tự đọc để nâng cao mở rộng vốn cảm nhận văn học của mình thêm phong phú, làm văn một cách sáng tạo.
Cảm nhận của em về hình ảnh người mẹ trong truyện ngắn Nghề của mẹ
Không ai có thể phủ nhận được rằng, tình mẹ là thứ thiêng liêng và chẳng điều gì có thể thay thế được. Đây cũng là một đề tài được rất nhiều nhà văn, nhà thơ đưa vào trong thơ ca, nhạc họa nhằm bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn. Trong tác phẩm Nghề của mẹ, tác giả Võ Thành An đã khéo léo bày tỏ tình yêu thương qua sự trưởng thành của người con. Hình ảnh người mẹ trong truyện cũng làm người đọc liên tưởng đến thực tại, là sự hy sinh của đấng sinh thành.
Tác phẩm Nghệ của mẹ thực sự rất ngắn, nhưng lại miêu tả đầy đủ và rõ ràng hình ảnh người mẹ hiền về cả công việc và tình thương của mẹ. Trong truyện, mẹ là một người bán cá, công việc rất khó khăn, Mỗi lần cá về, mẹ lại nhanh chóng đi khắp làng, ngõ vì sợ cá bị sình. Người đọc có thể tưởng tượng được rằng, mọi thời tiết mà mẹ vẫn đi như vậy là rất khó khăn, nhất là những ngày trời mưa. Tuy nhiên, vì đồng tiền nuôi các con mà mẹ chẳng nghỉ ngày nào cả, cứ bươn chải vất vả bao năm tháng.
Tuy cuộc sống khó khăn, nhưng mẹ lại dành hết những gì tốt đẹp nhất cho con cái của mình. Mẹ thường đến gần trường con học để buôn bán, mục đích là đưa cho con nắm xôi, chiếc bánh. Sự tương phản giữa hình ảnh người mẹ lam lũ với màu áo trắng của con làm ta thấy được nỗi vất vả, sự hy sinh vĩ đại của mẹ.
Trái ngược với hình ảnh người mẹ tần tảo dịu hiền, người con được tác giả miêu tả có sự trưởng thành theo thời gian. Lúc đầu, con ngại với bạn bè về nghề của mẹ, không muốn nói cho ai biết. Sau này, khi trưởng thành, người con mới hiểu được mẹ đã cực khổ như thế nào và biết thương mẹ nhiều hơn. Cũng nhờ suy nghĩ này, người đọc càng hiểu được sự bao dung của người mẹ hiền. Trong cuộc sống, dù có bao nhiêu vất vả thì mẹ vẫn là nơi tựa vào của con.
Hình ảnh người mẹ trong Nghề của mẹ là một người mẹ tiêu biểu cho những người phụ nữ trong hiện thực. Họ là người chăm chỉ, tần tảo sớm hôm và không bao giờ nghĩ cho mình. Người mẹ trong truyện vất vả ngày qua ngày, nhưng những chi tiết nói tới bà cũng chỉ là hình ảnh đưa cho con ít quà vặt. Người mẹ đó có thể sẵn sàng cho con những gì tốt nhất.
Nghề của mẹ đã khắc hoạ một người mẹ sát với thực tế, đầy đủ những đặc điểm tần tảo và yêu thương con. Đây cũng là những đức tính đẹp của người phụ nữ hiện nay. Vậy nên, nếu còn mẹ, hãy trân trọng từng giây phút này. Bởi cuộc đời ngắn lắm, ở bên và yêu thương người đã cho chúng ta tất cả nhiều hơn nhé!
Cảm nhận hình ảnh người mẹ trong truyện Nghề của mẹ
Mẹ – luôn là đề tài quen thuộc đối với các tác giả. Người mẹ sẽ luôn luôn là nguồn cảm hứng bất tận cho những đứa con của mình. Hình ảnh của mẹ có thể gần gũi hay xa vời. Nhưng tất cả đều đọng lại trong lòng chúng ta.
Với truyện ngắn “Nghề của mẹ” chúng ta thấy rằng chỉ có một vài dòng kể của tác giả nhưng đã thấy được sự khó khăn vất vả của mẹ. Người mẹ của nhân vật làm nghề bán cá. Mà bà bán cá linh một loài có đặc thù là đưa lên bờ sẽ bị chết. Vậy nên mẹ sẽ phải rất vất vả phải xuống bến mua và rao bán. Nếu ngày nắng thường chắc sẽ đỡ hơn những ngày mưa thì chắc chắn sự vất vả, khó khăn đó tăng lên gấp bội.
Tình cảm người mẹ không bao giờ lòa thuyên giảm đi. Mẹ có thể vất vả tất bật với chậu cá vẫn đội trên đầu, nhưng mẹ vẫn mua những món quà vặt, bữa ăn sáng cho đứa con bé bỏng của mình. Mẹ mang đến tận cổng trường, nhưng mẹ chỉ ở ngoài mà đưa vào thôi.
Chắc hẳn đứa trẻ đó là không bao giờ cho các bạn biết được mẹ mình làm nghề bán cá. Có thể thấy được trẻ đó sẽ rất ngại ngùng, sợ cái bạn trêu cười khi mẹ làm nghề bán cá mùi hôi tanh của các nồng nặc.
Nhưng khi lớn lên, khi xa quê quay lại nơi mình từng sinh ra mới thấy rằng mình chưa làm tròn chữ hiếu với mẹ. Mẹ đã vất vả, tần tảo nuôi mình, nhưng lại sợ các bạn cười chê mà không giấu đi nghề nghiệp của mẹ
Không có nghề nào là cao quý cả, tất cả nghề nghiệp đều đáng được chúng ta tự hào. Hãy luôn yêu quý cha mẹ dù cha mẹ làm nghề gì. Coi đó chính là làm tròn chữ hiếu với cha mẹ đã cố gắng nuôi nấng chăm sóc chúng ta.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Văn mẫu lớp 10: Cảm nhận về hình ảnh người mẹ trong truyện ngắn Nghề của mẹ Nghề của mẹ – Võ Thành An của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.