Bạn đang xem bài viết ✅ Văn khấn tiết Đông Chí ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Văn khấn tiết Đông Chí sẽ sử dụng để cúng Đông chí từ khoảng ngày 21 hay 22 tháng 12 khi kết thúc tiết đại tuyết và kết thúc vào khoảng ngày 5 hay 6 tháng một. Bạn cũng có thể sử dụng bộ Văn khấn toàn tập để cúng Đông Chí.

Theo nông lịch của Trung Quốc, một năm sẽ có 4 mùa gồm Xuân, Hạ, Thu, Đông và 8 tiết chính là Lập Xuân, Xuân phân, Lập hạ, Hạ chí, Lập thu, Thu phân, Lập đông và Đông chí. Tiết Đông Chí là ngày bắt đầu mùa đông tại bắc bán cầu và ngày bắt đầu mùa hè tại nam bán cầu. Trong văn hóa phương đông, tiết Đông Chí có nguồn gốc từ đất nước Trung Quốc và từ xa xưa khoảng thời gian này còn được xem là ngày tết quan trọng.

Tùy theo phong tục tập quán, mỗi địa phương sẽ có những món ăn đặc trưng khác nhau. Tại miền bắc Trung Hoa, người dân thường sẽ ăn bánh bao hấp hoặc hoành thánh, còn tại miền nam thường là món thang viên hay còn gọi là chè trôi nước. Tại Việt Nam, vào tiết đông chí vẫn còn ít gia đình làm lễ cúng tổ tiên và gọi con cháu về cùng nhau sum họp ăn bữa cơm gia đình.

Những việc nên làm trong ngày Đông Chí

Ăn chè trôi nước: Việc ăn chè trôi nước có thể tạo vận may cho các thành viên trong gia đình. Viên màu đỏ hoặc hồng sẽ tượng trưng cho tình duyên và màu trắng tượng trưng cho nhân duyên. Bên cạnh đó, theo dân gian, bạn nên ăn theo số chẵn để tránh gặp vận hạn.

Tham khảo thêm:   Đề cương ôn tập học kì 2 môn Toán lớp 5 năm học 2017 - 2018 Tài liệu ôn thi hết học kì 2 lớp 5 môn Toán

Sắm sửa quần áo và giày tất mới: Việc làm này giúp con cái và cha mẹ gắn kết tình thương, chuyện nhà ấm no và hòa thuận, phúc khí khởi sắc.

Thờ cúng ông bà, tổ tiên: Tiết đông chí là thời điểm dương khí nhiều nhất nên việc cúng vái các vị thần trên trời sẽ tạo vận may cho gia chủ. Bên cạnh đó, làm lễ thờ phụng tổ tiên cũng sẽ được ông bà, tổ tiên phù hộ, che chở khi gặp hoạn nạn.

Mâm cúng Đông Chí

Mâm cúng ông bà

Mâm cúng ông bà vào đông chí cũng gần tương tự với các ngày lễ Tết, bao gồm những món đồ cúng lễ cơ bản như: Hương nhang, giấy tiền, vàng mã, quần áo giấy, rượu, đèn nến, mâm ngũ quả, bánh kẹo, bình hoa tươi, vv.

Mâm cúng trước nhà

Lễ vật trong mâm cúng đông chí trước nhà cũng tùy thuộc vào hoàn cảnh kinh tế và phong tục ở địa phương. Tuy nhiên, một số lễ vật cơ bản không thể thiếu trong mâm cúng cũng bao gồm: Hoa tươi, mâm quả, rượu hoặc nước, giấy tiền, vàng mã, hương nhang,… và đặc biệt là thường phải có bánh bao.

Bài đồng dao ông Cửu Cửu ca

Chu kỳ 81 ngày Đông Chí được thể hiện trong bài đồng dao nổi tiếng có tên là “Đông Cửu Cửu ca”:

“Nhất cửu nhị cửu bất xuất thủ,

Tam cửu tứ cửu băng thượng tẩu,

Tham khảo thêm:   Thông tư số 29/2012/TT-BCT Quy định cấp, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương

Ngũ cửu lục cửu duyên hà vọng liễu,

Thất cửu hà khai, bát cửu nhạn lai,

Cửu cửu gia nhất cửu, canh ngưu biến địa tẩu”.

Tạm dịch:

“Cửu một, cửu hai, tay không động,

Cửu ba, cửu bốn, bước trên băng,

Cửu năm, cửu sáu, liễu rủ xanh bờ,

Cửu bảy băng tan, cửu tám nhạn về,

Cửu chín, hết mùa đông, trâu ta lại ra đồng”.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Văn khấn tiết Đông Chí của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *