Trên đỉnh non Tản được in trong tập truyện Vang bóng một thời (1940) – tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân trước Cách mạng.
Wikihoc.com sẽ cung cấp tài liệu giới thiệu về nhà văn Nguyễn Tuân, tác phẩm Trên đỉnh non Tản.
Trên đỉnh non Tản
“Núi cao sông hãy còn dài
Năm năm báo oán đời đời đánh ghen”
(Câu hát dân gian)
Làng Tràng Thôn, tổng Kim Quan, huyện Thạch Thất, tỉnh Sơn Tây. Đấy là một làng xứ trung du mà hai phần ba số dân làm nghề thợ mộc. Cái tràng cái dục của dân Tràng Thôn không những được người trần biết đến mà thỉnh thoảng cứ vài năm một, lại có người tiên trên núi hạ sơn cầu đến, sau những vụ lụt tháng tám rất to đánh đắm hết những làng ở rải rác dưới chân núi Tản Viên,
[Lược thuật: Những vụ lụt tháng tám đó theo dân gian là do Thần Nước (tức Thuỷ Tinh) đem quân đánh Thần Núi (tức Sơn Tinh), hòng tranh đoạt người đẹp (công chúa Mị Nương), Sau mỗi cuộc giao tranh, Thần Nước đều chuốc lấy thất bại, thiệt hại nặng nề, và thường để lại hậu quả đau thương cho dân lành trong các thôn xóm quanh vùng. Trên núi Tản Viên, có Đền Hạ, Đền Trung và Đền Thượng. Thần Núi, tức Tản Viên Sơn Thánh – vị phúc thần được dân gian xem là một trong “Tứ bất tử”, ngự ở Đền Thượng. Tuy Thần Núi luôn là người chiến thắng, nhưng sau các cuộc giao tranh, đền đài của ngài cũng có phần bị tổn hại. Vì thế, cứ khoảng chục năm, Thần lại xuống núi vòi tốp thợ mộc lành nghề ở làng Tràng Thôn lên trùng tu đền đài của mình. Tuy nhiên, Đền Thượng là chốn bí mật, linh thiêng, bất kì ai, dù là quan hay dân, vô tình hoặc cố ý hé lộ một điều gì hình biết liên quan đến bí mật trên đỉnh non Tản, đều bị trừng phạt rất nghiêm trinh. Việc một viên tri huyện, chỉ vì lỡ miệng nói một câu liên quan đến bí mật của Đền Thượng, đã phải “lăn đùng ra chết”, khiếu người người kinh sợ. Tốp thợ mộc Tràng Thôn gồm bảy người, do cụ phó mộc tên Sầu dẫn đầu, mười năm trước từng được Thần gọi lên trùng tu Đền Thượng. Nhưng xong việc, trước khi xuống núi về lại làng quê, mỗi người đều được Thần ban cho một thứ khi cụ đáng sợ, buộc họ phải tuyệt đối giữ bí mật về ngôi Đền thiêng.
Trong bọn, có Nhiều Tàm, người xóm dưới, không biết dại mồm dại miệng thế nào hay là lúc say sưa, không rõ tửu nhập ngôn xuất ra làm sao mà lăn đùng ra chết. Cả làng thấy Nhiêu Tâm khoẻ mạnh như thế, đang vui cười mà lăn ra chết, không ai hiểu ra sao cả. Chỉ có ông cụ Sần và năm người thợ mộc rõ thôi.
Ông cụ Sần và năm bác phó mộc đã tìm đến tang gia đòi xem cho được mặt người bất hạnh. Nói là xem cái cổ kẻ chết thì đúng hơn. Thì ra ở phía bên trái cổ, có một cái nhọt bọc mã đao đang nung’. Nặn nhọt ra, có một cái ngòi xanh lè lè, dài vừa đúng một cái lá trúc. Ông cụ Sần và năm bác phó mộc xanh mắt nhìn nhau im lặng. Con trúc đao! Sự trừng phạt của Thần Non Tản!
Ông cụ Sần bèn xin lấy cái ngòi mã đao đó, nói dối với sự chủ là đem về khảo về một môn thuốc ung thư ngoại khoa. Cụ Sần đem cắm cái ngòi mã đạo đó vào chiếc chậu sứ, chỉ có một đêm thôi mà ngày hôm sau, chiếc chậu sứ đã có một cây trúc nhỏ bé khẳng khiu như trúc non bộ, cành và đốt rất nhiều, nhưng chỉ có mỗi một lá thôi. Một cái lá nhọn hoắt. Muốn giữ mồm giữ miệng cho quen đi, sau ngày đưa ma Nhiêu Tàm, cụ phó Sần thường hợp mấy người thợ bạn đàn em kia lại đánh chén ở nhà mình. Bữa chén không có đồ nhắm.
Họ uống rượu rất nhiều, ngồi im lặng ngắm cái lá trúc cô độc trên khóm trúc tỉ hơn bầy ở thềm nhà. Trong những ngày nơm nớp của đám thợ mộc này vừa hụt đi mất một người, những bữa rượu này là những bữa không ngon lành nhất trong đời một đám người sống nơi thôn ổ với cái vui thú được thỉnh thoảng nâng chén bất cứ ở trường hợp nào.
Cái lá trúc non bộ ấy vẫn xanh ngắt trên khóm trúc đã khô giòn như bó que đóm nở. Đấy là một lời cảnh báo dai dẳng. Nó gọi người trong cuộc nghĩ nhiều về câu tục ngữ: Có mồm thì cắp, có nắp thì đậy.
Ngày tháng cứ thế mà vợi dần trên luỹ tre xanh già làng Tràng Thôn.
Bỗng một buổi chiều năm ấy – không nhớ rõ là năm nào, chỉ biết là cùng một năm có trận lụt rất lớn làm sạt cả kì đài thành Đoài và cuốn phăng mất đến gần tám mươi trượng đá tổ ong phía tường Tây thành tỉnh – buổi chiều năm ấy, vào lúc nhá nhem người ta đang đánh trâu cầy vào các ngõ ruối, một ông cụ già râu, tóc, lông mi trắng xốp như bông, chống một cây gậy trúc đùi gà vàng óng, khoan thai tiến vào cổng trước làng Tràng Thôn.
Trông ông cụ đĩnh đạc, cổ kính, đội cái nón cỏ giống kiểu nón tu lờ người tu hành, dân làng không có hỏi căn vặn và chỉ nhìn theo ông cụ đi khuất vào ngõ nhà ông cụ Sần, bước đi có đủ cái vũng vàng của một người quắc thước thuộc rõ con đường cũ của mình.
Ông phó Sản đang ngồi quấy nổi kẻ. Thấy có người tiến vào đến giữa sân nhà mình và lạ quá, sao ba con chó mực không sủa và lại còn quấn quýt lấy chân người lạ, ông phó Sần bỏ cả nồi kê chưa chín, vội chạy ra. Ông già đẹp quá. Ở làng, thực các cố lão thường ngự ở chiếu trên ngoài đình, thực chưa thấy có cố nào đẹp lão đến như thế.
Dạ thưa trường nhân, chúng tôi xin chờ những điều trường nhân dạy bảo.
Ông cụ già gỡ nón tu lờ, cốt để cho ông Sần nhận rõ mặt mình. Nhưng ánh sáng chiều tàn đã yếu quá rồi. Ông Sần càng thêm ngọ. Ông cụ già chợt nhìn thấy cái khóm trúc non bộ có một chiếc lá bầy ở thềm kia, bèn tiến lại, cúi xuống, lấy tay đỡ lấy và mân mê cái lá nhọn hoắt. Ông cụ già ngẩng đầu lên, vừa gặp bộ mặt ông Sần đang chăm chú nhìn xuống. Ông già khẽ mỉm cười. Ông phó Sần tái hẳn mặt đi và sụp xuống đất xuống gối lạy một lạy. Thần Non Tản! Thần Non Tản đỡ ông Sần dậy.
– Chỗ này không phải là nơi nên bày ra những cái nghi vệ nơi cung diện. Người đứng thẳng mình lên, ta dặn điều này. Là họp ngày đêm nay mấy người thợ bạn ngày năm nọ. Ta có việc cần đến.
– Dạ.
– Cuối trống canh tư, các người đợi ở bến Còn. Thấy chiếc thuyền thoi nào tới thì cứ xuống. Ngồi một không hết thì cứ san ra hai con lườn.
– Dạ.
– Đây ta để lại cho ít bạc cốm. Hễ thả vào nước, những hạt mắn nào chìm thì quân phân ra cho khắp vợ con trong anh em các người. Những hạt mẳn nào nổi thì gói lại đem theo, hôm sau sẽ có người đổi lại cho. Tính theo ngày tháng của các người dưới này, thì cũng phải đi vắng mất chừng một tháng. Chớ cho người ngoài biết.
Nói xong câu này, Thần Non Tản, chỉ vào cái lá trúc vẫn xanh tươi như bao giờ, và một tay ngăn không cho ông cụ Sản sắp sụp lạy.
Thế rồi ông cụ già đội nón tu lờ, phất mạnh của tay áo rộng, ra đi; mấy con chó mực vẫn không lên tiếng cắn như mọi ngày. […]
Đền Hạ. Rồi Đền Trung. Không có gì lạ cả. Ông cụ Sần cho nơi này là tầm thường, Người xứ Đoài, ai chả từng có dịp để dấu bàn chân lên đây một lần rồi. Nếu có những gì đáng mở mắt cho to mà xem kia, thì phải là lên nữa, lên trên nữa – trên Đền Thượng. Thành đá đổ mồ hôi lạnh trước soai soải, giờ đã đứng thẳng mãi lên rồi dựng ngược. Vách đá đứng sững trước mặt bọn người đăng sơn”. Thế này thì leo lên làm sao, hiệp thợ tự hỏi. Ông cụ Sần vốn có biết truyện Tam Quốc, thấy cái thế của núi đứng rất hiểm nghèo, bèn nghĩ đến cái nước non xứ Ba Thục mà có những lúc người làm tướng biết dùng binh thì lợi hại vô cùng. Ở cái yết hầu con đường đèo trên kia mà xếp sẵn gỗ của ngắn từng đoạn và đá tảng, mỗi lúc lăn xuống, gỗ đá lao xuống như thác nước, thì chỉ một người cũng đủ địch với cả một toán thân binh cảm tử.
Cô lái đò hướng đạo” quay lại. Cả hiệp thợ mộc lấy gân kim bước ngắm kĩ, không có một phút dám nghĩ đến lợi lả. Có ông Sần là nhớ đến cái Bèo ở nhà: đứa con gái út cụ, cũng thon thon như cô lái. Cái vẻ đẹp đã lạnh lẽo của cô lái bây giờ không còn nữa. Cái người đoan trang bấy giờ là người đứng lên cầm đầu một việc gì, là người để truyền mệnh lệnh.
Cô cầm sẵn trong tay một nắm lá trông sắc đỏ như lá mãn đình hồng, phân phát cho mỗi người một lá, bảo ngậm lấy, lấy sức mà lên cao, mà chống lại khi núi. Đường đi từ đây lên đấy, tính thời gian theo cái phép đo lường của hạ giới thì cũng phải mất đến nửa ngày. Người con gái đưa đường lên tiên, bảo thế. Cô lái dặn sáu người phó mộc nên buộc vào lưng cho kĩ những đồ làm mang theo, nắm lấy tay nhau cho thật vững và nhắm nghiền mắt lại. Thế rồi cả đoàn cứ bay lên, cứ chọc thủng các lớp mây. Từ dưới bay vụt thẳng lên cao lắm, hiệp thợ ấy chỉ là những hạt mắn sắt bị một khối đá nam châm xa cao tít tắp hút mạnh lên. Bên tai hiệp thợ phi hành, chỉ có gió vù vù. Cái lá thắm mãn đình hồng ngậm trong miệng làm nóng ấm các cơ thể bọn thợ mộc đang băng mình qua cái băng lạnh của sơn cước mỗi lúc một cao, một dày, một tức thở. Cả bọn thợ không ai lấy làm sợ hãi cả. Bởi vì, mấy năm trước, họ cũng được phi hành như thế này rồi. Người cũ lại lên cảnh cũ non tiên, giá chuyển trước được mở mắt xem lược qua và chuyến này cũng được mở mắt mà xem kĩ lại cảnh xưa!
Cả bọn bỗng rút đánh bịch một cái trên một vật cứng và mát. Tiếng người con gái hô họ mở mắt ra. Đây là một khu đá bằng mặt rộng độ hai mẫu mà chung quanh là những vách đá cao, trên mỗi chỏm nhọn mầu xanh cánh chả lại có mây trắng và vàng đánh dai lấy. Ông cụ Sần sực nhớ lại những lúc ở dưới quê hương, thấy núi và mây như thế, người ta thường gọi là núi đội mũ. Cây và cỏ trên này vẫn nhiều cái lạ lắm. Chuyến trước, họ cũng đã thấy phong cảnh trên đầu non, nhưng từ khi hạ sơn, họ chỉ còn phảng phất thôi. Đã mươi năm rồi, còn gì nữa. Thành thử ra lên tiên chuyến này nữa, tái kiến mà vẫn như là sơ kiến.
Người ta càng ngơ ngẩn với non xanh. Và thêm tần ngần.
Sau một lúc đi khuất vào nẻo đá, người con gái lại từ nẻo đá hiện ra, truyền ra cho hiệp thọ những nơi của Chủ Non Xanh:
– Sơn chủ hôm nay bận sang ngọn núi bên phó hội cờ thạch bàn. Các bác nghỉ ngơi nốt ngày nay. Ngày mai Son chủ về, sẽ có điều bảo ban sau về công việc. Theo lệnh Nữ sơn chủ, tôi đã xếp cho các bác một lều cỏ ở cạnh suối Tịch Mịch. Trong khu vực suối, các bác được phép bắn chim, bắt cá và hải quả. Ngoài chỗ suối Tịch Mịch, các bác nhớ rằng không được đụng chạm đến từ một tấc cỏ, từ một cái lá. Thói phép trên sơn thượng này nghiêm lắm.
Nhớ lấy kẻo lỡ ra mà khốn.
Người nữ tì – đấy là người nữ tì hầu cận Nữ sơn chủ – ngoắt ngón tay bảo hiệp thọ theo mình đi ra phía sau nẻo đá, rẽ ngoặt phía trái rồi đi xuống. Tiếng nước róc rách lưng đèo nghe gần mãi lại. Lúc đến bờ suối có lều cỏ khinh bằng dựng sẵn thì giòng nước suối Tịch Mịch nín bặt. Nó trội một cách lủng lơ ốm yếu và lững lờ. Nó trong như pha lê gọt. Nó hiền lành. Cụ phó Sần muốn vục hai bàn tay xuống nước Tịch Mịch uống ngay mấy ngụm.
Sáu người phó mộc cất đồ làm vào dưới lều.
Tính cũng mất nhiều thời giờ lắm rồi, mà ngày vẫn chưa hết. Cả hiệp thợ đi dạo cảnh non cao. Cảnh non cao trong cái khu vực khu Tịch Mịch.
Loài cây ăn quả, nhiều nhất hai bên suối là một giống hồ đào, trông như quả roi ở dưới ta. Giống đào rọ Hồ” mẫu vàng huỳnh và xanh hay chín, trái nào cũng có má hồng. Hiệp thợ, trừ ông phó Sần, thi nhau mà bút. Trái đào rợ Hồ, nhân hột có dáng đứa hài nhi bó gối gục đầu ngủ quên. Rớt xuống thảm cỏ, hột hổ đào hoa thành luống cúc tần có bảy lá mốc. Cả bọn thọ, vẫn trừ ông phó Sản, cười như phá.
Chim ngàn giật mình, bay bổng.
Người nữ tì đã đứng trước lều cỏ. Ông cụ Sần chờ đợi một lời quở mắng. Nhưng không. Người con gái trao cho ông một cánh cung sừng linh dương giác đen, hai vòng ngọc đỏ như hổ phách và hai mũi tên, một mũi bằng vàng, một mũi bằng bạc.
– Thức ăn bốn mùa trên sơn thượng là giống đào rợ Hồ. Nếu các bác không chịu được, muốn đổi bữa thì đã sẵn chim trên cành và cá dưới lòng khe Tịch Mịch, bắn lấy mà ăn. Cái tên vàng, dùng bắn chim. Bắn cá thì dùng cây ngân tiễn này, cứ bắn ra, rồi tên sẽ vòng quay lại.
Ông cụ Sần cầm hai mũi tên, ngập ngừng mãi rồi mới dám hỏi khẽ:
– Thế còn ngũ cốc?
Người con gái tủm tỉm cười và chỉ ra rìa suối:
– Cứ những hòn cuội kia đập vỡ ra là lúa gạo. Cuội xanh là lúa tẻ, cuội vàng là lúa nếp. Còn thứ cuội trắng là, là… Các bác muốn uống rượu thì dập vỡ cuội trắng ra, lấy nhân đá trắng hoà vào với nước suối mà uống. Hôm nay còn nghỉ ngơi, tưởng cũng nên nếm cho biết. Nhưng lúc nào đã bắt tay vào việc, mỗi lúc muốn uống rượu, các bác phải đợi Sơn chủ cho phép.
Mấy bác phó mộc trẻ trố mắt nhìn nhau, lấy làm ngờ vực. Người con gái đã xoay lưng đi, lại còn trở lại, dặn thêm:
– Phía dưới lều cỏ, khe Tịch Mịch xoáy sâu vào chân đá thành một cái hầm nước rộng. Những rễ cái các cây trầm hương cổ thụ đều ăn cả về đấy và cá suối thường tụ ở hầm hàng đàn, ăn những bọt dầu trầm nổi trên mặt nước. Nên năng tìm đến đấy, bắn cá ngư hương mà ăn. Còn như những việc khác, ở trên này có khác với dưới chân núi, các bác chớ lấy làm lạ mà kinh động vô ích.
Thế rồi người con gái đi khuất. Thế rồi, được lời như mở tấm lòng tục, bọn thợ mộc khuẩn rất nhiều đá cuội, cứ từng đống có ngọn một, mang về trước lều làm gạo nấu cơm và chế rượu uống. Họ đập, đá bừa bộn, không cần để riêng hòn xanh, hòn vàng. Mà có cái lạ, là không cần phải nấu nướng gì, những nhân đá xanh vàng kia, cứ đập rời ra, bốc bỏ mồm là đủ hương vị một hạt cơm, một hạt xôi rồi. Nhân đá trắng, thả vào những gióng tre đằng ngà khổng lồ đụng nước suối, đem uống với nhau, thấy ngà ngà mà say, lâng lâng mà khuây với lòng tha hương [..]
Sau một bữa ăn có rượu nhân đá, có chả chim ngàn, có chả cá suối, cả hiệp thợ mộc say sưa, gối đầu lên tràng, đục, đánh một giấc không biết trời đất là gì nữa. Mở mắt dậy, thì cũng như hôm qua, cái ánh sáng trên này lúc nào cũng nhờ nhờ như nước gạo loãng, không kể sớm, không kể trưa, không kể tối
Đến ba bốn con voi lông toàn trắng chung vòi lại, đỡ mấy cây gỗ đi qua lều, chân nặng bước rất nhanh, để lại sau đuôi nào là gió, là đá răm, đá cuội bắn tung hắt lại.
Một chốc, thấy người con gái hôm qua tới bảo cả bọn lên hết cho Sơn chủ sai bảo. Đi đến cổng ngôi đền gần sụt mái, người nữ tì lảng ra một bên. Thần Non Tản phe phẩy cây phất trần, ngắm mấy con bạch tượng cắm ngà xuống sau đền, sau mươi cây gỗ rất dài rất thẳng. Thần Non Tản truyền cho voi trắng và hiệp thợ mộc đứng cả dậy. Bọn thọ theo Thần vào đền.
Mấy hàng cột con, cột hàng ba, cột quyết không đủ sức chống cái mái đền lợp ngói vai bò tráng men ngũ sắc. Ở nền dền, mất nhiều chân cột và thiếu nhiều miếng gạch lát. Bọn thợ xem qua một lượt. Họ ngờ rằng một dãy cột mẹ và những tảng đá chân cột và lát nền kia là do vua Thuý dâng nước lên lấy mất. Ngoài vua Thuý ra, còn ai dám động vào đền Thượng? Đích cột đền là gỗ chò vẩy và đã bị mất luôn kia là đá hoa. Có lẽ trận lụt cách đây mấy tháng là vua Thuỷ dâng nước lên dỡ gỗ chò vẩy và đá hoa ở đền Thượng. Bây giờ Sơn chủ gọi họ lên chữa.
– Tâu Chúa Ngàn Cao Cả, cứ như kiểu đền này, kể ra giờ thiếu hàng cột mẹ, thì bắt mấy cái quá giang rồi xoay ra kiểu thượng thực hạ hư cũng được.
Thần Non Tản, đi lại trên những lỗ gạch đá thềm đình trống hổng, hỏi tại sao lại phải xoay kiểu dụng đền thành ra thượng thực hạ hư.
– Dạ cúi tàu Chúa Ngàn Cao Cả, đó là cách thức của chúng con thường làm, mỗi khi không đủ gỗ cột mẹ. Tất cả phải mất mười sáu cây cột mẹ. Ngoài sân chỉ có chín cây gỗ chò. Nếu phải làm hàng cột này bằng hai thứ gỗ khác nhau, chúng con e không đẹp. Tâu xin Ngài phán xuống để anh em khởi công.
Thần Non Tản nổi nóng, phán:
– Đền dụng trước như thế nào, cứ thế mà trùng tu. Không phải thượng thực hạ hư gì cả. Ở sơn gian này, có thiếu gì gỗ chò vẩy và đá hoa. Ta dám chấp Kẻ Kia cứ dâng mãi được nước lên đây mà dỡ cho hết được gỗ quý và đá báu của ta. Còn thiếu bẩy cây gỗ chò nữa, chiều nay voi trắng của ta sẽ đem về đủ. Còn đá cẩm thạch lúc nào lót cột và lát nền, sẽ có lần lần cho thợ ngoã làm.
[…] Hiệp thợ mộc vẫn tuần tự tiến hành công việc. Ngày tháng trên này không biết lấy gì mà đo tính, bởi vì chỗ sơn thượng không có đêm không có ngày. Đây là nơi của ánh sáng vĩnh viễn nhờ nhờ như màu ngọc liệu, như chất nước quế trắng chính son pha loãng. Những buổi trời tái hẳn lại vì khí núi âm u, thì một vài hòn ngói trên những lòng trần đền hình mai luyện lại sáng rực hẳn lên như một nguồn lửa. Ở những hòn ngói phát hào quang ấy, đọc rõ được bốn chữ Tản Viên đài ngoã”.
Vào những giờ này, mấy thân cây cột gỗ chò vẩy mới tỏ rõ cái đẹp cái quý của một thứ gỗ cây đặc biệt. Dưới ánh lửa ngói sáng choang, cột gỗ chò óng ánh nhấp nháy lộng lẫy như vẩy rồng vàng cốm .
Những đầu kèo vai và câu đầu, đều chạm tứ quý tứ linh”. Bức trần gỗ thì chạm bát bửu cổ đồ. Nét chạm tỉ mỉ công phu gấp mấy lần công thợ điêu khắc ở các đền đài khác ở dưới núi. Họ chia nhau ra mà chạm, người thì tỉa hình thư kiếm, quạt và phất trần, kẻ thì gạt dáng tù và với túi roi hoặc là túi thơ cùng bầu rượu, cái nọ ghép vào với cái kia thành một bộ đôi bằng những sợi cẩm đói nét dẻo như tung bay được.
Đến hôm chạm đến tám cánh cửa bức bàn theo hình Bát tiên hoa thì trời xám quá, ánh sáng ngói đền không đủ để làm việc. Sơn chủ phải cho nổi hiệu khánh đá gọi đôi tê giác xanh tới đền. Người thợ nào cần thêm ánh sáng thì con tê giác xanh lại ghé đến bên cạnh, lấy cái sùng âm” rọi sáng cho đường chạm. Sừng tê giác là những vệt lân hoả sáng ngời và mát dịu.
Nhiều con anh tước lắng tai nghe những tiếng đục đánh xuống tràng kêu lách cách các cách gieo những âm thanh thô và lạ và gắt vào cái êm ả của ngàn cao.
Nhiều buổi Sơn chủ được vừa lòng vì ít đường chạm sắc gọn, cho phép cả hiệp thợ ngâm đá cuội mà uống cho say. Có một lần ông cụ Sần tỉnh rượu, thấy mình gối vào vòi con bạch tượng mà ngủ và một dàn vượn trắng dạng bút hồ đào đùa ném vào các người hồng”, có đến trăm con chim quyên màu tím hoa cà đang rỉa võ những màng hoa mấy khóm phong lan đen như gỗ mun, làm hương thơm bay tà tà đè mãi trên nước giòng Tịch Mịch.
Hôm nay, bọn thợ mộc làng Tràng Thôn đã làm đến cái diềm gỗ hàng hiện phải chạm thủng đường sòi. Nghĩa là công việc chữa đền Thượng gần xong.
Ông cụ phó Sần buồn rầu nghĩ đến ngày sắp phải xuống khỏi núi. Cứ ở trên này mãi, thì bọn thợ còn được tha hồ bàn tán đến những cái lạ của Ngàn To, Lớn, Thăm thẳm, Kín mật, mỗi khi lìa rời xuống khỏi, là không tìm lại được đường lên, là không dám hở hang tí chút lại với người đời về cái thâm kín thần bí trên ngàn xanh tươi đến ngày tận thế.
Ông cụ phó Sản rầu rầu nghĩ đến một ngày rất gần dây, Chúa Ngàn Cao Cả lại buộc mỗi người về nuốt một cái lá trúc nhọn đầu.
I. Đôi nét về nhà văn Nguyễn Tuân
– Nguyễn Tuân (1910 – 1987), sinh ra trong một gia đình nhà Nho khi Hán học đã tàn.
– Quê ở làng Mọc, nay thuộc phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội.
– Khi còn nhỏ, Nguyễn Tuân đã theo gia đình sống ở nhiều tỉnh thuộc miền Trung.
– Ông học đến cuối bậc Thành chung (tương đương với cấp THCS hiện nay) ở Nam Đinh. Sau khi học xong thì về Hà Nôij viết văn, làm báo.
– Sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, Nguyễn Tuân đến với cách mạng, tự nguyện dùng ngòi bút phục vụ hai cuộc kháng chiến của dân tộc.
– Từ 1948 đến 1958, ông là Tổng thư ký Hội văn nghệ Việt Nam.
– Ông là một nhà văn lớn, một người nghệ sĩ suốt đời đi tìm cái đẹp.
– Nguyễn Tuân có những đóng góp không nhỏ đối với nền văn học Việt Nam hiện đại đó là thúc đẩy thể tùy bút, bút kí đạt tới trình độ nghệ thuật cao, góp phần làm phong phú cho ngôn ngữ văn học của dân tộc.
– Nguyễn Tuân được Nhà nước trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật vào năm 1996.
– Một số tác phẩm tiêu biểu: Một chuyến đi (1938), Vang bóng một thời (1940), Thiếu quê hương (1940), Chiếc lư đồng mắt cua (1941), Đường vui (1949), Tình chiến dịch (1950), Sông Đà (1960), Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi (1972)…
II. Giới thiệu về tác phẩm Trên đỉnh non Tản
1. Xuất xứ
Trên đỉnh non Tản được in trong tập truyện Vang bóng một thời (1940).
2. Tóm tắt
Một làng thợ mộc sống dưới chân núi Tản Viên. Năm đến mười năm sẽ có một vị thần (Sơn Thần) xuống núi non Tản một lần để tìm một toán thợ sửa sang lại ngôi đền trên đỉnh ngọn núi cao nhất. Nhóm thợ không được phép kể lại mọi chuyện nếu không sẽ nhận kết thúc bi thảm.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Văn bản Trên đỉnh non Tản Tác giả Nguyễn Tuân của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.