Văn bản Tiếng đàn giải oan là tài liệu tham khảo vô cùng với kiến thức hữu ích về tác phẩm trên.
Hãy cùng theo dõi nội dung chi tiết được chúng tôi đăng tải. Mời bạn đọc tham khảo ngay sau đây.
Tiếng đàn giải oan
[…]
Sanh từ đến ở ngụ u
Trong lòng cũng chẳng giận thù cùng ai.
Nhân khi vắng vẻ thảnh thơi
Chàng bèn mới hỏi rằng ai lạ lùng?
Quân rằng: “Quốc tế quận công,
Chính danh tên gọi Lý Thông thực người”.
Sanh nghe quân nói đầu đuôi,
Biết rằng Thông thực là người bất nhân.
Biết mà lòng chẳng oán hờn,
Mặc ai vô nghĩa bất nhân cũng đành.
Biết mà lòng chẳng phàn nàn,
Lấy đàn mới gảy nhặt khoan tính tình.
Đàn kêu nghe tiếng nên xinh
Đàn kêu tang tịch tình tinh tang tình.
Đàn kêu: Ai chém chằn tinh,
Cho mày vinh hiển dữ mình quyền sang?
Đàn kêu: Ai chém xà vương,
Đem nàng công chúa triều đường về đây?
Đàn kêu: Hỡi Lý Thông mày,
Cớ sao phụ nghĩa lại rày vong ân.
Đàn kêu sao ở bất nhơn,
Biết ăn quả lại quên ơn người giồng!
Đàn kêu: năn nỉ trong lòng,
Tiếng tơ tiếng trúc đều cùng như du.
Đàn kêu: Trách Hán, quên Hồ
Trách Tần quên Sở, trách Ngô quên Tề
Đàn kêu thấu đến cung phi
Trách nàng công chúa vậy thì sai ngoa!
Nàng đương rầu rĩ mặt hoa,
Tiếng đàn lừng lẫy như là oán ân.
Khác nào như cỏ phùng xuân,
Cười cười, nói nói trước sân trình bày.
Rằng: “Đàn ai gảy đâu đây?
Xin cha đòi lại ngày rày cho tôi”
Viện vương nghe nói phút cười,
Trong lòng hớn hở mừng vui nào tày.
Rằng: “Từ phải nạn đến nay,
Làm sao con cứ chẳng hay nói mà?
Làm cho chua xót lòng cha,
Cầu trời khấn Phật, kể đà hết hơi.
Hay là nghe tiếng đàn người,
Thì con phải nói khúc nhôi cha tường”
Nàng nghe bày tỏ mọi đường,
Rằng: “Người đàn ấy thực chàng cứu tôi.
Dưới hang đã ngỏ một nhời,
Rằng về loan phượng kết đôi duyên vàng.
Lý Thông bạc ác phũ phàng,
Cửa hang lấp lại tìm đường tranh công.
Vì con lâu chẳng thấy chồng,
Trong lòng luống những giận lòng câm đi”.
Nghe lời con nói một khi,
Lệnh truyền nội gián tức thì đòi ngay.
[…]
I. Tác giả
Không rõ tác giả
II. Giới thiệu về Tiếng đàn giải oan
1. Thể loại
Tác phẩm Tiếng đàn giải oan thuộc thể loại truyện thơ Nôm
2. Bố cục
– Phần 1. Từ đầu đến “thực người”: Thạch Sanh đem đàn ra gẩy.
– Phần 2. Tiếp theo đến “phùng xuân”: tiếng đàn của chàng đã vạch tội Lý Thông bất nhân và trách nàng công chúa không giữ lời ước hẹn.
– Phần 3. Còn lại: công chúa nghe thấy, nói được và bày tỏ nỗi oan khuất với nhà vua.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Văn bản Tiếng đàn giải oan Truyện thơ Nôm của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.