Văn bản mang lại cho em những hiểu biết gì về hội vật? là Câu hỏi 4 trang 112 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1. Các lời giải dưới đây giúp các em học sinh củng cố phần Soạn bài Những nét đặc sắc trên “đất vật” Bắc Giang thuộc sách Cánh diều, tập 1.
Đề bài: Văn bản mang lại cho em những hiểu biết gì về hội vật? Hãy nêu một hoạt động hội thi truyền thống ở quê hương em hoặc các vùng miền khác có hình thức tương tự như hoạt động hội vật ở Bắc Giang.
Văn bản mang lại những hiểu biết về hội vật – Mẫu 1
– Văn bản Những nét đặc sắc trên “đất vật” Bắc Giang giúp em hiểu được về cách thức chuẩn bị, những quy định, luật lệ trong một keo vật thờ, giúp em hiểu thêm về trò chơi đấu vật.
– Một hoạt động hội thi truyền thống ở quê hương em hoặc các vùng miền khác có hình thức tương tự như hoạt động hội vật ở Bắc Giang là: Lễ hội chọi trâu (Đồ Sơn – Hải Phòng), Lễ hội thổi cơm ở làng Đồng Vân (Đan Phượng – Hà Nội)…
Văn bản mang lại những hiểu biết về hội vật – Mẫu 2
* Văn bản Những nét đặc sắc trên “đất vật” Bắc Giang giúp em hiểu thêm về quá trình chuẩn bị; nghi lễ và nghi thức của hội vật.
* Một hoạt động hội thi truyền thống là Hội thi thổi cơm ở Đồng Vân:
– Địa điểm: làng Đồng Vân, xã Đồng Tháp, huyện Đan Phượng.
– Thời gian: ngày rằm tháng giêng.
– Người dự thi: được tuyển chọn từ các xóm trong làng.
– Diễn biến của hội thổi cơm thi
- Hội thi bắt đầu bằng việc lấy lửa trên ngọn cây chuối cao, người dự thi các đội leo nhanh lên thân cây chuối rất trơn để lấy được nén hương mang xuống.
- Khi lấy được nén hương mang xuống, ban tổ chức phát cho ba que diêm châm vào hương chảy thành ngọn lửa. Những người khác thì giã thóc, giần sàng thành gạo, lấy nước và thổi cơm. Những nồi cơm nho nhỏ treo dưới những cành cong hình cánh cung được cắm rất khéo léo từ dây lưng uốn về trước mặt. Tay cầm cần, tay cầm đuốc đung đưa cho ánh lửa bập bùng.
- Sau một giờ, những nồi cơm lần lượt được đem trình bày.
- Tiêu chí chấm điểm theo ba tiêu chuẩn: gạo trắng, cơm dẻo và không có cơm cháy.
Văn bản mang lại những hiểu biết về hội vật – Mẫu 3
– Văn bản Những nét đặc sắc trên “đất vật” Bắc Giang giúp em hiểu được về những nét đặc sắc trong quá trình chuẩn bị, những quy định, luật lệ của hội vật ở Bắc Giang.
– Một hoạt động hội thi truyền thống là Hội thi chọi trâu (Đồ Sơn – Hải Phòng):
Lễ hội chọi trâu của người dân thị xã Đồ Sơn được tổ chức vào 9 tháng 8 âm lịch hàng năm. Lễ hội gồm có 2 phần là phần lễ và phần hội đan xen. Phần lễ vẫn giữ nguyên những nghi thức truyền thống với các nghi lễ trang trọng, mở đầu là lễ tế thần Điểm Tước, sau đó là lễ rước kiệu bát cống, long đình cờ thần bay phấp phới, rộn rã trong tiếng nhạc bát âm dẫn trâu đi trình thành hoàng làng. Phần hội diễn ra vào chính hội với nhiều hoạt động mang đậm bản sắc dân tộc, trong đó có hội thi chọi trâu…
Văn bản mang lại những hiểu biết về hội vật – Mẫu 4
– Văn bản Những nét đặc sắc trên “đất vật” Bắc Giang giúp em hiểu thêm về các bước chuẩn bị, nghi lễ và nghi thức của hội vật.
– Một hoạt động hội thi truyền thống là lễ hội Ok Om Bok. Đây là một lễ hội độc đáo của người Khmer ở Nam Bộ. Họ coi Mặt Trăng là vị thần điều tiết mùa màng, vì vậy đã cứ vào giữa tháng 10 âm lịch hằng năm sẽ tổ chức lễ cúng Mặt Trăng. Khi Mặt Trăng lên cao, mọi người sẽ tập trung lại sân chùa hay sân nhà để làm lễ. Sau đó, họ quây quần cùng thụ lộc, các em nhỏ thì múa hát, vui chơi cho đến đêm…
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Văn bản mang lại cho em những hiểu biết gì về hội vật? Soạn bài Những nét đặc sắc trên “đất vật” Bắc Giang CD của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.