Bạn đang xem bài viết ✅ Văn bản hợp nhất 27/VBHN-BGDĐT Chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục ở trường chuyên biệt vùng đặc biệt khó khăn ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Văn bản hợp nhất 27/VBHN-BGDĐT năm 2014 hợp nhất Nghị định về chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác ở trường chuyên biệt, ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn. Theo đó, nguyên tắc áp dụng các chế độ phụ cấp, trợ cấp, ưu đãi và cách tính các loại phụ cấp

– Đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 1 của Nghị định này được hưởng các chế độ phụ cấp, trợ cấp, ưu đãi quy định tại Nghị định này từ nguồn ngân sách nhà nước.

– Đối với các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục đang công tác tại các trường chuyên biệt đóng trên địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn được hưởng các chế độ phụ cấp, trợ cấp, ưu đãi quy định tại các Điều 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14 và 15 Nghị định này.

– Đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 1 Nghị định này được cơ sở giáo dục, đào tạo vận dụng và cho hưởng các chế độ trợ cấp, phụ cấp, ưu đãi quy định tại Nghị định này từ nguồn thu hợp pháp ngoài ngân sách nhà nước.

– Các loại phụ cấp, trợ cấp, ưu đãi quy định trong Nghị định này là những phụ cấp áp dụng theo nguyên tắc cộng số học trên cơ sở tính theo tỷ lệ phần trăm (%) mức lương hiện hưởng và phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) của đối tượng được hưởng.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
——–

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: 27/VBHN-BGDĐT

Hà Nội, ngày 23 tháng 12 năm 2014

NGHỊ ĐỊNH

VỀ CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NHÀ GIÁO, CÁN BỘ QUẢN LÝ GIÁO DỤC CÔNG TÁC Ở TRƯỜNG CHUYÊN BIỆT, Ở VÙNG CÓ ĐIỀU KIỆN KINH TẾ – XÃ HỘI ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN

Nghị định số 61/2006/NĐ-CP ngày 20 tháng 6 năm 2006 của Chính phủ về chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác ở trường chuyên biệt, ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, có hiệu lực kể từ ngày 13 tháng 7 năm 2006, được sửa đổi, bổ sung bởi:

Nghị định số 19/2013/NĐ-CP ngày 23 tháng 02 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 61/2006/NĐ-CP ngày 20 tháng 6 năm 2006 của Chính phủ về chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác ở trường chuyên biệt, ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 4 năm 2013.

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2005;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Bộ Nội vụ và Bộ trưởng Bộ Tài chính [1],

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Đối tượng điều chỉnh

Nghị định này quy định các chế độ phụ cấp, trợ cấp, ưu đãi khác đối với các đối tượng nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục đang công tác sau đây:

Tham khảo thêm:   Tiếng Anh 6 Starter Unit: Vocabulary 3 Soạn Anh 6 trang 10 sách Chân trời sáng tạo

1. Nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục trong biên chế hoặc đang trong thời gian tập sự hay đang hợp đồng, hưởng lương theo ngạch, bậc quy định của nhà nước.

2. Nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục không thuộc biên chế Nhà nước hoặc đang trong thời gian tập sự hay hợp đồng hưởng lương từ nguồn thu hợp pháp không thuộc ngân sách nhà nước.

3. Cán bộ quản lý giáo dục quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này bao gồm:

a) Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, Giám đốc, Phó Giám đốc các trung tâm, cơ sở giáo dục và đào tạo;

b) Các nhà giáo được phân công làm việc tại các phòng, ban chuyên môn, nghiệp vụ của các cơ sở giáo dục và đào tạo hoặc công tác tại các Phòng Giáo dục và Đào tạo.

Điều 2. Phạm vi điều chỉnh

Phạm vi điều chỉnh của Nghị định này bao gồm:

1. Trường chuyên biệt quy định tại Nghị định này theo quy định tại các Điều 61, 62, 63 và 64 của Luật Giáo dục bao gồm:

a) Trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường dự bị đại học;

b) Trường chuyên, trường năng khiếu;

c) Trường, lớp dành cho người tàn tật, khuyết tật;

d) Trường giáo dưỡng

2[2]. Vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn quy định tại Nghị định này bao gồm:

a) Các huyện đảo: Trường Sa, Hoàng Sa;

b) Các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi, các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ;

c) Các thôn, buôn, xóm, bản, làng, phum, sóc, ấp…(gọi chung là thôn) đặc biệt khó khăn theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.

3[3]. Các huyện nghèo theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ được áp dụng hưởng chính sách như quy định đối với vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.

Điều 3. Nguyên tắc áp dụng các chế độ phụ cấp, trợ cấp, ưu đãi và cách tính các loại phụ cấp

1. Đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 1 của Nghị định này được hưởng các chế độ phụ cấp, trợ cấp, ưu đãi quy định tại Nghị định này từ nguồn ngân sách nhà nước.

2. Đối với các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục đang công tác tại các trường chuyên biệt đóng trên địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn được hưởng các chế độ phụ cấp, trợ cấp, ưu đãi quy định tại các Điều 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14 và 15 Nghị định này.

3. Đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 1 Nghị định này được cơ sở giáo dục, đào tạo vận dụng và cho hưởng các chế độ trợ cấp, phụ cấp, ưu đãi quy định tại Nghị định này từ nguồn thu hợp pháp ngoài ngân sách nhà nước.

4. Các loại phụ cấp, trợ cấp, ưu đãi quy định trong Nghị định này là những phụ cấp áp dụng theo nguyên tắc cộng số học trên cơ sở tính theo tỷ lệ phần trăm (%) mức lương hiện hưởng và phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) của đối tượng được hưởng.

Tham khảo thêm:   10 lợi ích của hệ thống thương mại WTO Đại cương môn Kinh tế học quốc tế

Chương II

CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NHÀ GIÁO, CÁN BỘ QUẢN LÝ GIÁO DỤC CÔNG TÁC TẠI CÁC TRƯỜNG CHUYÊN BIỆT

Điều 4. Trợ cấp tham quan, học tập, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ

Nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục đang công tác tại trường chuyên biệt khi được cử đi học bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ được hỗ trợ tiền mua tài liệu để học tập và hỗ trợ 100% tiền học phí và tiền phụ cấp đi lại, nhà ở. Mỗi năm ít nhất 1 lần, nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục đã có thành tích hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của năm học được Nhà nước cấp kinh phí, tạo điều kiện để đi tham quan, học tập trao đổi kinh nghiệm với các đơn vị bạn trong nước.

Điều 5. Phụ cấp ưu đãi

1. Mức phụ cấp 50% mức lương hiện hưởng và phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) áp dụng đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục đang công tác tại trường năng khiếu thể dục thể thao; trường năng khiếu nghệ thuật; trường phổ thông dân tộc bán trú; trường dự bị đại học.

2. Mức phụ cấp 70% mức lương hiện hưởng và phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) áp dụng đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục đang công tác tại trường phổ thông dân tộc nội trú, trường trung học phổ thông chuyên, trường, lớp dành cho người tàn tật, khuyết tật.

3. Nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục đang công tác tại trường giáo dưỡng hưởng phụ cấp phục vụ quốc phòng, an ninh và phụ cấp thâm niên quy định tại điểm a và đ khoản 8 Điều 6 của Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, trong trường hợp khoản phụ cấp được hưởng này thấp hơn mức quy định tại khoản 2 của Điều này thì được hưởng thêm tỷ lệ phần trăm (%) chênh lệch để đạt được mức phụ cấp ưu đãi bằng 70% mức lương hiện hưởng và phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).

4. Nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục đang công tác ở trường chuyên biệt hưởng phụ cấp ưu đãi với mức được quy định tại Điều này và không hưởng phụ cấp ưu đãi với mức đã quy định tại Quyết định số 244/2005/QĐ-TTg ngày 06 tháng 10 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các cơ sở giáo dục công lập.

Điều 6. Phụ cấp trách nhiệm

Nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục đang công tác tại trường chuyên biệt được hưởng hệ số phụ cấp trách nhiệm 0,3 so với mức lương tối thiểu.

Chương III

CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NHÀ GIÁO, CÁN BỘ QUẢN LÝ GIÁO DỤC CÔNG TÁC TẠI VÙNG CÓ ĐIỀU KIỆN KINH TẾ – XÃ HỘI ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN

Điều 7. Phụ cấp ưu đãi

Nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục đang công tác tại các cơ sở giáo dục, đào tạo thuộc vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn được hưởng phụ cấp ưu đãi mức 70% mức lương hiện hưởng và phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) và không hưởng phụ cấp ưu đãi đã quy định tại Quyết định số 244/2005/QĐ-TTg ngày 06 tháng 10 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các cơ sở giáo dục công lập.

Tham khảo thêm:   Lời bài hát Hướng dương

Điều 8. Phụ cấp thu hút

1. Nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục (thuộc địa phương hoặc từ địa phương khác đến) được điều động đến công tác hoặc hiện đang công tác tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn được hưởng phụ cấp thu hút bằng 70% mức lương hiện hưởng và phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).

2. Thời gian hưởng phụ cấp thu hút không quá 5 năm. Thời điểm tính hưởng phụ cấp thu hút của các đối tượng được xác định như sau:

a) Tính từ ngày nhận quyết định đối với các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục được điều động đến sau khi Nghị định này có hiệu lực;

b) Tính từ ngày Nghị định này có hiệu lực đối với các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục đang công tác tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn nhưng chưa được hưởng phụ cấp thu hút theo quy định tại Nghị định số 35/2001/NĐ-CP ngày 09 tháng 7 năm 2001 của Chính phủ về chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác ở trường chuyên biệt, ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn;

c) Tính từ ngày được hưởng phụ cấp thu hút theo quy định tại Nghị định số 35/2001/NĐ-CP ngày 09 tháng 7 năm 2001 của Chính phủ đối với các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục đang hưởng phụ cấp thu hút theo quy định tại Nghị định số 35/2001/NĐ-CP ngày 09 tháng 7 năm 2001 của Chính phủ.

3[4]. Tính từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành, nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục đã hết thời hạn công tác theo quy định nhưng cơ quan quản lý giáo dục có thẩm quyền chưa sắp xếp, luân chuyển công tác trở về nơi ở hoặc nơi làm việc cuối cùng trước khi luân chuyển đến công tác ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn thì tiếp tục được hưởng phụ cấp thu hút bằng 70% mức lương hiện hưởng và phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có), nhưng thôi không hưởng phụ cấp công tác lâu năm ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn quy định tại Điều 5 Nghị định số 116/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ về chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang công tác ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn (sau đây gọi chung là Nghị định 116/2010/NĐ-CP).

Download file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Văn bản hợp nhất 27/VBHN-BGDĐT Chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục ở trường chuyên biệt vùng đặc biệt khó khăn của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *