Bạn đang xem bài viết ✅ Tuyển tập đề thi học sinh giỏi môn toán lớp 9 Đề thi học sinh giỏi lớp 9 môn Toán có đáp án ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

“Tuyển tập đề thi học sinh giỏi toán lớp 9” bao gồm đề thi học sinh giỏi môn toán lớp 9 trong nhiều năm trở lại đây, giúp các em học sinh chuẩn bị sẵn sàng cho các kì thi quan trọng như thi học sinh giỏi cấp tỉnh, thành phố hay thi vào lớp 10 chuyên. Mời các em cùng tham khảo.

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
ĐỀ CHÍNH THỨC

KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9
NĂM HỌC 2010-2011

Môn thi: TOÁN

Thời gian: 150 phút (không tính thời gian giao đề)

Bài 1. (2,0 điểm)

Cho biểu thức:

Đề thi học sinh giỏi lớp 9 môn Toán

với a > 0, a ≠ 1.

a) Chứng minh rằng M > 4.

b) Với những giá trị nào của a thì biểu thức N = 6/M nhận giá trị nguyên?

Bài 2. (2,0 điểm)

a) Cho các hàm số bậc nhất: y = 0,5x + 3, y = 6 – x và y = mx có đồ thị lần lượt là các đường thẳng (d1), (d2) và (Δm). Với những giá trị nào của tham số m thì đường thẳng (Δm) cắt hai đường thẳng (d1) và (d2) lần lượt tại hai điểm A và B sao cho điểm A có hoành độ âm còn điểm B có hoành độ dương?

Tham khảo thêm:   Đề thi học kỳ I lớp 10 THPT chuyên Thái Nguyên năm 2012 - 2013 môn Tiếng Anh (Có đáp án)

b) Trên mặt phẳng tọa độ Oxy, cho M và N là hai điểm phân biệt, di động lần lượt trên trục hoành và trên trục tung sao cho đường thẳng MN luôn đi qua điểm cố định I(1; 2). Tìm hệ thức liên hệ giữa hoành độ của M và tung độ của N; từ đó, suy ra giá trị nhỏ nhất của biểu thức

Đề thi học sinh giỏi lớp 9 môn Toán

Bài 3. (2,0 điểm)

a) Giải hệ phương trình:

Đề thi học sinh giỏi lớp 9 môn Toán

b) Tìm tất cả các giá trị của x, y, z sao cho:

Đề thi học sinh giỏi lớp 9 môn Toán

Bài 4.(3,0 điểm)

Cho đường tròn (C) với tâm O và đường kính AB cố định. Gọi M là điểm di động trên (C) sao cho M không trùng với các điểm A và B. Lấy C là điểm đối xứng của O qua A. Đường thẳng vuông góc với AB tại C cắt đường thẳng AM tại N. Đường thẳng BN cắt đường tròn (C ) tại điểm thứ hai là E. Các đường thẳng BM và CN cắt nhau tại F.

a) Chứng minh rằng các điểm A, E, F thẳng hàng.

b) Chứng minh rằng tích AM×AN không đổi.

c) Chứng minh rằng A là trọng tâm của tam giác BNF khi và chỉ khi NF ngắn nhất.

Bài 5.(1,0 điểm)

Tìm ba chữ số tận cùng của tích của mười hai số nguyên dương đầu tiên.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Tuyển tập đề thi học sinh giỏi môn toán lớp 9 Đề thi học sinh giỏi lớp 9 môn Toán có đáp án của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

Tham khảo thêm:   Đọc: Đường đi Sa Pa - Tiếng Việt 4 Kết nối tri thức Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức tập 2 Bài 23

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *