Bạn đang xem bài viết ✅ Tuyển tập 100 đề toán tin 100 đề toán tin dành cho THCS & THPT ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Với mong muốn đem đến cho quý thầy cô và các bạn học sinh có thêm nhiều tài liệu tham khảo Wikihoc.com xin giới thiệu đến các bạn Tuyển tập 100 đề toán tin được chúng tôi đăng tải ngay sau đây.

Tuyển tập 100 đề toán tin là tài liệu cực kì hữu ích, gồm 100 đề toán tin dành cho cấp Tiểu học, THCS và THPT. Các bài tập đều rất hay và đòi hỏi tư duy cao. 100 đề Tin học và Nhà trường này thật sự rất hữu ích cho những bạn học chuyên sâu, chuẩn bị thi HSG. Sau đây là nội dung chi tiết, mời các bạn cùng tham khảo và tải tài liệu tại đây.

Tuyển tập 100 đề toán tin

Bài 1/1999 – Trò chơi cùng nhau qua cầu

(Dành cho học sinh Tiểu học)

Bốn người cần đi qua một chiếc cầu. Do cầu yếu nên mỗi lần đi không quá hai người, và vì trời tối nên phải cầm đèn mới đi được. Bốn người đi nhanh chậm khác nhau, qua cầu với thời gian tương ứng là 10 phút, 5 phút, 2 phút và 1 phút. Vì chỉ có một chiếc đèn nên mỗi lần qua cầu phải có người mang đèn trở về cho những người kế tiếp. Khi hai người đi cùng nhau thì qua cầu với thời gian của người đi chậm hơn. Ví dụ sau đây là một cách đi:

– Người 10 phút đi với người 5 phút qua cầu, mất 10 phút.

– Người 5 phút cầm đèn quay về, mất 5 phút.

– Người 5 phút đi với người 2 phút qua cầu, mất 5 phút.

– Người 2 phút cầm đèn quay về, mất 2 phút.

– Người 2 phút đi với người 1 phút qua cầu, mất 2 phút.

Thời gian tổng cộng là 10+5+5+2+2 = 24 phút.

Em hãy tìm cách đi khác với tổng thời gian càng ít càng tốt, và nếu dưới 19 phút thì thật tuyệt vời! Lời giải ghi trong tệp văn bản có tên là P1.DOC

Bài 2/1999 – Tổ chức tham quan

(Dành cho học sinh THCS)

Trong đợt tổ chức đi tham quan danh lam thắng cảnh của thành phố Hồ Chí Minh, Ban tổ chức hội thi Tin học trẻ tổ chức cho N đoàn ( đánh từ số 1 đến N) mỗi đoàn đi thăm quan một địa điểm khác nhau. Đoàn thứ i đi thăm địa điểm ở cách Khách sạn Hoàng Đế di km (i=1,2,…., N). Hội thi có M xe taxi đánh số từ 1 đến M (M³N) để phục vụ việc đưa các đoàn đi thăm quan. Xe thứ j có mức tiêu thụ xăng là vj đơn vị thể tích/km.

Yêu cầu: Hãy chọn N xe để phục vụ việc đưa các đoàn đi thăm quan, mỗi xe chỉ phục vụ một đoàn, sao cho tổng chi phí xăng cần sử dụng là ít nhất.

Tham khảo thêm:   1260 câu hỏi trắc nghiệm môn Lịch sử ôn thi THPT quốc gia 2023 (Có đáp án) Câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử lớp 12

Dữ liệu: File văn bản P2.INP:

– Dòng đầu tiên chứa hai số nguyên dương N, M (N£M£200);

– Dòng thứ hai chứa các số nguyên dương d1, d2, …, dN;

– Dòng thứ ba chứa các số nguyên dương v1, v2, …, vM.

– Các số trên cùng một dòng được ghi khác nhau bởi dấu trắng.

Kết quả: Ghi ra file văn bản P2.OUT:

– Dòng đầu tiên chứa tổng lượng xăng dầu cần dùng cho việc đưa các đoàn đi thăm quan (không tính lượt về);

– Dòng thứ i trong số N dòng tiếp theo ghi chỉ số xe phục vụ đoàn i (i=1, 2, …, N).

Ví dụ:

P2.INP

P2.OUT

3 4

7 5 9

17 13 15 10

256

2

3

4

Bài 3/1999 –Mạng tế bào

(Dành cho học sinh THPT)

Mạng tế bào có dạng một lưới ô vuông hình chữ nhật. Tại mỗi nhịp thời gian: mỗi ô của lưới chứa tín hiệu là 0 hoặc 1 và có thể truyền tín hiệu trong nó cho một số ô kề cạnh theo một qui luật cho trước. Ô ở góc trên bên trái có thể nhận tín hiệu từ bên ngoài đưa vào. Sau nhịp thời gian đó, tín hiệu ở một ô sẽ là 0 nếu tất cả các tín hiệu truyền đến nó là 0, còn trong trường hợp ngược lại tín hiệu trong nó sẽ là 1. Một ô không nhận được tín hiệu nào từ các ô kề cạnh với nó sẽ giữ nguyên tín hiệu đang có trong nó. Riêng đối với ô trên trái, sau khi truyền tín hiệu chứa trong nó đi, nếu có tín hiệu vào thì ô trên trái sẽ chỉ nhận tín hiệu này, còn nếu không có tín hiệu nào thì ô trên trái cũng hoạt động giống như các ô khác. ở trạng thái đầu tín hiệu trong tất cả các ô là 0.

Yêu cầu: Cho trước số nhịp thời gian T và dãy tín hiệu vào S là một dãy gồm T ký hiệu S1, …, ST, trong đó Si là 0 hoặc 1 thể hiện có tín hiệu vào, ngược lại Si là X thể hiện không có tín hiệu vào tại nhịp thời gian thứ i (1£ i £T), hãy xác định trạng thái của lưới sau nhịp thời gian thứ T.

Dữ liệu: vào từ file văn bản P3.INP:

– Dòng đầu tiên chứa 3 số nguyên M, N, T theo thứ tự là số dòng, số cột của lưới và số nhịp thời gian (1<M, N £ 200; T £ 100);

– Dòng thứ hai chứa xâu tín hiệu vào S;

– M dòng tiếp theo mô tả qui luật truyền tin. Dòng thứ i trong số M dòng này chứa N số ai1, ai2, …, aiN, trong đó giá trị của aij sẽ là 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 tương ứng lần lượt nếu ô (i, j) phải truyền tin cho ô kề cạnh bên trái, bên phải, bên trên, bên dưới, bên trên và bên dưới, bên trái và bên phải, bên trên và bên trái, bên dưới và bên phải (xem hình vẽ); còn nếu ô (i, j) không phải truyền tín hiệu thì aij = 0.

– Kết quả: Ghi ra file văn bản P3.OUT gồm M dòng, mỗi dòng là một xâu gồm N ký tự 0 hoặc 1 mô tả trạng thái của lưới sau nhịp thời gian thứ T.

Tham khảo thêm:   Quyết định số 63/QĐ-TTG Phê duyệt Quy hoạch phát triển an toàn thông tin số quốc gia đến năm 2020

P3.INP

P3.OUT

2 2 5

101XX

2 4

2 1

11

01

Bài 4/1999 – Trò chơi bốc sỏi

(Dành cho học sinh Tiểu học)

Trên mặt đất có một đống sỏi có 101 viên. Hai em học sinh Hoàng và Huy chơi trò chơi như sau: Mỗi em đến lượt đi phải bốc ra từ đống sỏi trên tối thiểu là 1 viên và tối đa là 4 viên. Người thua là người phải bốc viên sỏi cuối cùng. Giả sử Hoàng là người được bốc trước, Huy bốc sau. Các em thử nghĩ xem ai là người thắng cuộc, Hoàng hay Huy? Và người thắng cuộc phải suy nghĩ gì và thực hiện các bước đi của mình ra sao?

Bài 5/1999 – 12 viên bi

(Dành cho học sinh THCS)

Có 12 hòn bi giống hệt nhau về kích thước, hình dáng và khối lượng. Tuy nhiên trong chúng lại có đúng một hòn bi kém chất lượng: hoặc nhẹ hơn hoặc nặng hơn bình thường. Dùng một cân bàn hai bên, bạn hãy dùng 3 lần cân để tìm ra được viên bi đó. Cần chỉ rõ rằng viên bi đó là nặng hơn hay nhẹ hơn.

Viết chương trình mô phỏng việc tổ chức cân các hòn bi trên. Dữ liệu về hòn bi kém chất lượng do người sử dụng chương trình nắm giữ. Yêu cầu trình bày chương trình đẹp và mỹ thuật.

Bài 6/1999 – Giao điểm các đường thẳng

(Dành cho học sinh THPT)

Trên mặt phẳng cho trước n đường thẳng. Hãy tính số giao điểm của các đường thẳng này. Yêu cầu tính càng chính xác càng tốt.

Các đường thẳng trên mặt phẳng được cho bởi 3 số thực A, B, C với phương trình Ax + By + C = 0, ở đây các số A, B không đồng thời bằng 0.

Dữ liệu vào của bài toán cho trong tệp B6.INP có dạng sau:

– Dòng đầu tiên ghi số n

– n dòng tiếp theo, mỗi dòng ghi 3 số thực A, B, C cách nhau bởi dấu cách.

Kết quả của bài toán thể hiện trên màn hình.

Bài 7/1999 – Miền mặt phẳng chia bởi các đường thẳng

(Dành cho học sinh THPT)

Xét bài toán tương tự như bài 6/1999 nhưng yêu cầu tính số miền mặt phẳng được chia bởi n đường thẳng này:

Trên mặt phẳng cho trước n đường thẳng. Hãy tính số miền mặt phẳng được chia bởi các đường thẳng này. Yêu cầu tính càng chính xác càng tốt.

Các đường thẳng trên mặt phẳng được cho bởi 3 số thực A, B, C với phương trình Ax + By + C = 0, ở đây các số A, B không đồng thời bằng 0.

Dữ liệu vào của bài toán cho trong tệp B7.INP có dạng sau:

– Dòng đầu tiên ghi số n

– n dòng tiếp theo, mỗi dòng ghi 3 số thực A, B, C cách nhau bởi dấu cách.

Kết quả của bài toán thể hiện trên màn hình.

Bài 8/1999 – Cân táo

(Dành cho học sinh Tiểu học)

Mẹ đi chợ về mua cho Nga 27 quả táo giống hệt nhau về kích thước và khối lượng. Tuy nhiên người bán hàng nói rằng trong số các quả táo trên có đúng một quả có khối lượng nhẹ hơn. Em hãy dùng một chiếc cân bàn hai bên để tìm ra quả táo nhẹ đó. Yêu cầu số lần cân là nhỏ nhất.

Tham khảo thêm:   Thông tư số 43/2010/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường: Quy định Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường

Các em hãy giúp bạn Nga tìm ra quả táo nhẹ đó đi. Nếu các em tìm ra quả táo đó sau ít hơn 5 lần cân thì đã là tốt lắm rồi.

Bài 9/1999 – Bốc diêm

(Dành cho học sinh Tiểu học)

Trên bàn có 3 dãy que diêm, số lượng que diêm của các dãy này lần lượt là 3, 5 và 8. Hai bạn Nga và An chơi trò chơi sau: Mỗi bạn đến lượt mình được quyền (và phải) bốc một số que diêm bất kỳ từ một dãy trên. Người thắng là người bốc được que diêm cuối cùng.

Ai là người thắng cuộc trong trò chơi trên? Và bạn đó phải bốc diêm như thế nào? Các bạn hãy cùng suy nghĩ với Nga và An nhé.

Bài 10/1999 – Dãy số nguyên

(Dành cho học sinh THCS)

Dãy các số tự nhiên được viết ra thành một dãy vô hạn trên đường thẳng:

1234567891011121314….. (1)

Hỏi số ở vị trí thứ 1000 trong dãy trên là số nào?

Em hãy làm bài này theo hai cách: Cách 1 dùng suy luận logic và cách 2 viết chương trình để tính toán và so sánh hai kết quả với nhau.

Tổng quát bài toán trên: Chương trình yêu cầu nhập số K từ bàn phím và in ra trên màn hình kết quả là số nằm ở vị trì thứ K trong dãy (1) trên. Yêu cầu chương trình chạy càng nhanh càng tốt.

Bài 11/1999 – Dãy số Fibonaci

(Dành cho học sinh THCS)

Như các bạn đã biết dãy số Fibonaci là dãy 1, 1, 2, 3, 5, 8, …. Dãy này cho bởi công thức đệ qui sau:

F1 = 1, F2 =1, Fn = Fn-1 + Fn-2 với n > 2

1. Chứng minh khẳng định sau:

Mọi số tự nhiên N đều có thể biểu diễn duy nhất dưới dạng tổng của một số số trong dãy số Fibonaci.

N = akFk + ak-1Fk-1 + …. a1F1

Với biểu diễn như trên ta nói N có biểu diễn Fibonaci là akak-1…a2a1.

2. Cho trước số tự nhiên N, hãy tìm biểu diễn Fibonaci của số N.

Input:

Tệp văn bản P11.INP bao gồm nhiều dòng. Mỗi dòng ghi một số tự nhiên.

Output:

Tệp P11.OUT ghi kết quả của chương trình: trên mỗi dòng ghi lại biểu diễn Fibonaci của các số tự nhiên tương ứng trong tệp P11.INP.

………

Mời các bạn tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Tuyển tập 100 đề toán tin 100 đề toán tin dành cho THCS & THPT của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *