Bạn đang xem bài viết ✅ Truyện Cây bút thần (Có file nghe MP3) Nghe kể chuyện cổ tích thế giới ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Cây bút thần là một truyện cố tích đặc sắc của kho tàng cổ tích Trung Quốc và nhân loại. Truyện kể về một cậu bé thông minh, tài giỏi, với cây bút thần trong tay đã giúp ích rất lớn cho cuộc đời.

Truyện Cây bút thần thể hiện ước mơ của nhân dân có được sức mạnh và khả năng kì diệu để giúp đỡ những người dân nghèo lao động hiệu quả hơn, đồng thời trừng phạt những kẻ tham lam, độc ác. Sau đây mời các bạn cùng nghe truyện Cây bút thần trong bài viết dưới đây.

Nghe đọc truyện Cây bút thần

Truyện Cây bút thần

Ngày xửa ngày xưa ở một làng nọ, có một đứa trẻ thông minh, tên là Mã Lương. Cha mẹ Mã Lương mất sớm, cậu phải sống cuộc sống côi cút một mình, hằng ngày vào rừng kiếm củi sống qua ngày. Mã Lương rất thích vẽ, nhưng nghèo quá, chẳng mua nổi cây bút vẽ.

Một hôm, Mã Lương đi qua cửa nhà quan, nhìn thấy một họa sĩ vẽ tranh; thích quá sán lại bên cửa sổ nhìn xem. Em nói với họa sĩ:

– Ông ơi, cháu thích vẽ lắm! cho cháu một chiếc bút vẽ ông nhé!

Tên quan và họa sĩ đều cười ồ lên, bảo:

– Ðồ nghèo hèn mà cũng đòi học vẽ à? Cút đi mau!

Mã Lương tức quá, nói:

– Nghèo thì không được học vẽ sao?

Nói rồi, em mới chịu bỏ đi.

Thế là, Mã Công khổ công học vẽ lấy. Khi lên núi kiếm củi, em bẻ cành cây vẽ chim chóc ở trên mặt đất. Khi đến bên sông cắt cỏ, em dùng cọng cỏ chấm nước, vẽ cá lên tảng đá. Tối về, em dùng hòn than vẽ lên tường vách.

Tham khảo thêm:   Lời bài hát 1 cọng tóc mai

Vẽ, vẽ, vẽ nữa! Với các quan sát tinh tế, chim em vẽ như biết hát ca, cá em vẽ như lội tung tăng trong làn nước. Có hôm em vẽ Sói trên vách núi mà Dê, Bò nhìn thấy, chùn bước không dám lên núi.

Có người hỏi Mã Lương:

– Mã Lương ơi, cháu học vẽ cũng là để đi làm cho nhà quan phải không?

Em lắc đầu trả lời:

– Không, nhất quyết không! Cháu chỉ vì người nghèo mà vẽ thôi!

Ngày qua ngày, Mã Lương có tiến bộ rất nhanh. Em xiết bao mong mỏi có được một cây bút vẽ!

Một buổi tối, Mã Lương vừa mơ màng ngủ thì thấy trong nhà rực ánh hào quang, rồi một cụ già râu tóc bạc phơ xuất hiện, cho em một cây bút vẽ, và dặn dò:

– Mã Lương, đây là cây bút thần, Ta cho cháu. Nhưng cháu phải ghi nhớ lời cháu đã hứa: Chỉ vẽ cho người nghèo!

Nói dứt lời, cụ già biến mất, khiến em còn chưa nói xong lời cám ơn cụ.

Mã Lương tỉnh dậy, vẫn tưởng như trong mộng, nhưng cây bút chả ở trong tay em đó sao? Em cười sung sướng:

– Ha ha. Tôi có bút vẽ rồi!

Mã Lương dùng cây bút đó vẽ chim thì chim bay được, cất tiếng hót, vẽ cá thì cá biết bơi. Ðúng là cây bút thần!

Mã Lương dùng cây bút thần, ngày ngày vì người nghèo trong thôn làng mà vẽ. Ai thiếu thốn, cần gì thì em vẽ ra thứ đó.

Một hôm, em đi qua một mảnh ruộng, nhìn thấy bác nông dân và một đứa trẻ đang gò lưng kéo cày. Ðất rắn quá chẳng kéo nổi. Mã Lương lấy bút ra vẽ tặng một con Trâu cày. Kìa, con Trâu đã hiện ra, đi xuống ruộng mà cày ruộng cho bố con bác nông dân.

Tham khảo thêm:   Phiếu giao nhận hồ sơ thanh khoản, hoàn thuế

Tên quan biết Mã Lương có cây bút thần, bèn sai tay chân tới bắt Mã Lương về, sai em vẽ cho nó bạc, vàng, châu báu. Nhưng em khảng khái đáp:

– Tôi nhất định không vẽ!

Em bị nó sai giam vào ngục tối, không cho ăn uống và thứ gì đắp cả.

Ðêm đó tuyết rơi, trời rất lạnh. Tên quan nghĩ rằng Mã Lương chẳng chết đói thì cũng chết rét, lò dò khoác áo ấm nhòm vào ngục xem sao. Nào ngờ, qua khe cửa ngục, hắn thấy Mã Lương đang ngồi sưởi và ăn bánh nướng, hương thơm phức. Ðương nhiên là em đã vẽ ra các thứ đó.

Tên quan lại tay chân vào giật lấy chiếc bút thần giết Mã Lương đi. Nhưng khi chúng xông vào buồng giam thì chẳng thấy em đâu nữa, ngoài chiếc thang do em vẽ, còn dựa ở trong đó. Tên quan lại sai tay chân đuổi theo em. Nhưng em đã sớm vẽ một con tuấn mã, phóng chạy đi từ bao giờ.

Mã Lương chạy tới một thị trấn rất xa thì ở lại, vẽ tranh để kiếm sống. Tranh em vẽ đều cố ý còn thiếu một cái gì đó, như thiếu chân, thiếu mắt, để tránh chúng trở thành sống động như thật, nhằm giữ bí mật về chiếc bút thần.

Một hôm, em vẽ một con Cò trắng không có mắt, nhưng vô ý đánh rơi một giọt mực vào đầu Cò. Cò trắng mở mắt, vỗ cánh bay đi.

Tin đó vang động cả thị trấn. Quan ở đó báo lên với Hoàng đế. Mã Lương bất ngờ bị bắt, điệu về Hoàng cung.

Hoàng đế bắt Mã Lương phải vẽ cho hắn. Nhưng biết đó là kẻ tàn bạo, ức hiếp dân lành nên hắn bảo vẽ Rồng thì Mã Lương lại vẽ con Tắc kè; bảo vẽ chim Phượng Hoàng thì em lại vẽ Quạ. Tắc kè và Quạ vẽ xong, xông lại cắn xé nhau, làm loạn cả lên, khiến Hoàng đế cướp bút thần và giam em vào ngục. Hoàng đế cầm bút vẽ núi vàng, nhưng lại thành đống đá đổ xuống, khiến hắn suýt toi mạng!

Tham khảo thêm:   Văn mẫu lớp 8: Viết đoạn văn (khoảng hai trăm chữ) kể về một kỉ niệm đáng nhớ của em trong mùa hè vừa qua 5 đoạn văn mẫu lớp 8 hay nhất

Hoàng đế chỉ còn cách thả Mã Lương ra, dùng lời đường mật phủ dụ Mã Lương vẽ. Mã Lương muốn lấy lại cây bút thần nên giả bộ đồng ý.

Hoàng đế bảo Mã Lương vẽ cây hái ra tiền vàng thì Mã Lương vẽ biển cả, sau đó mới vẽ một hòn đảo, trên đó có cây hái ra tiền vàng.

Hoàng đế ra lệnh:

– Vẽ ngay một con thuyền lớn!

Mã Lương vẽ ngay con thuyền. Hoàng đế và các bậc triều thần lên thuyền ra đảo hái tiền. Mã Lương huơ mấy nét là gió nổi lên đưa thuyền ra khơi. Em huơ bút mạnh lên cho gió to lên. Con thuyền chạy như bay! Mã Lương lại vẽ lên sóng nước với cuồng phong khiến con thuyền lật nhào trong sóng nước cuộn cao, dìm chết cả lũ Vua quan trong biển động.

Mã Lương cầm chiếc bút thần ung dung trở về với người nghèo, và giúp đỡ dân làng.

Ngoài ra bạn đọc tham khảo thêm một số câu chuyện cổ tích khác tại chuyên mục Truyện cổ tích được Download.com.vn cập nhật thường xuyên.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Truyện Cây bút thần (Có file nghe MP3) Nghe kể chuyện cổ tích thế giới của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *