Bạn đang xem bài viết ✅ Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 36 (Có đáp án) Quần thể sinh vật và mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Trắc nghiệm Sinh 12 bài 36: Quần thể sinh vật và mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể là tài liệu vô cùng hữu ích mà Wikihoc.com muốn giới thiệu đến bạn đọc cùng tham khảo.

Trắc nghiệm Sinh học 12 bài 36 bao gồm 20 câu hỏi trắc nghiệm xoay quanh kiến thức về Quần thể sinh vật và mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể. Thông qua tài liệu này giúp các em học sinh lớp 12 có thêm nhiều tư liệu tham khảo, trau dồi kiến thức để đạt kết quả cao trong kì thi THPT Quốc gia 2022 sắp tới. Vậy sau đây là nội dung chi tiết trắc nghiệm Sinh 12 bài 36, mời các bạn cùng theo dõi và tải tại đây.

Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 36 có đáp án

Câu 1: Quần thể là một tập hợp cá thể có

A. Cùng loài, sống trong 1 khoảng không gian xác định, có khả năng sinh sản tạo thế hệ mới

B. Khác loài, sống trong 1 khoảng không gian xác định, vào 1 thời điểm xác định

C. Cùng loài, cùng sống trong 1 khoảng không gian xác định, vào 1 thời điểm xác định

D. Cùng loài, cùng sống trong 1 khoảng không gian xác định, vào 1 thời điểm xác định, có khả năng sinh sản tạo thế hệ mới

Câu 2: Quần thể phân bố trong 1 phạm vi nhất định gọi là

A. Môi trường sống

B. Ngoại cảnh

C. Nơi sinh sống của quần thể

D. Ổ sinh thái

Câu 3: Ý nghĩa quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể là

A. Đảm bảo cho quần thể tồn tại ổn định, khai thác tối ưu nguồn sống của môi trường

B. Sự phân bố các cá thể hợp lí hơn

C. Đảm bảo nguồn thức ăn đầy đủ cho các cá thể trong đàn

D. Số lượng các cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp

Câu 4: Hiện tượng nào sau đây là biểu hiện của mối quan hệ hỗ trợ cùng loài?

Tham khảo thêm:   Văn mẫu lớp 11: Tổng hợp những kết bài về bài thơ Lưu biệt khi xuất dương (18 mẫu) Kết bài Xuất dương lưu biệt của Phan Bội Châu

A. Cá mập con khi mới nở, sử dụng trứng chưa nở làm thức ăn.

B. Động vật cùng loài ăn thịt lẫn nhau.

C. Tỉa thưa tự nhiên ở thực vật.

D. Các cây thông mọc gần nhau, có rễ nối liền nhau.

Câu 5: Hiện tượng cá mập con khi mới nở ăn các trứng chưa nở và phôi nở sau thuộc mối quan hệ nào?

A. Quan hệ hỗ trợ.

B. Cạnh tranh khác loài.

C. Kí sinh cùng loài.

D. Cạnh tranh cùng loài.

Câu 6: Cạnh tranh giữa các cá thể cùng loài không có vai trò nào sau đây?

A. Làm tăng số lượng các cá thể của quần thể, tăng kích thước quần thể

B. Tạo động lực thúc đẩy sự hình thành các đặc điểm thích nghi mới

C. Làm mở rộng ổ sinh thái của loài, tạo điều kiện để loài phân li thành các loài mới

D. Duy trì số lượng và sự phân bố cá thể ở mức phù hợp

Câu 7: Tập hợp sinh vật nào sau đây gọi là quần thể?

A. Tập hợp cá sống trong Hồ Tây.

B. Tập hợp cá Cóc sống trong Vườn Quốc Gia Tam Đảo.

C. Tập hợp cây thân leo trong rừng mưa nhiệt đới.

D. Tập hợp cỏ dại trên một cánh đồng.

Câu 8: Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng về mối quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể?

1.Quan hệ cạnh tranh xảy ra khi các cá thể tranh giành nhau thức ăn và nơi ở hoặc các nguồn sống khác.

2. Quan hệ cạnh tranh là đặc điểm thích nghi của quần thể.

3. Quan hệ cạnh tranh giúp cho sự phân bố của các cá thể trong quần thể được duy trì ở mức độ phù hợp đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của quần thể.

4. Quan hệ cạnh tranh gay gắt làm cho các cá thể trong quần thể trở nên đối kháng nhau và có thể dẫn đến hủy diệt quần thể.

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 9: Sự cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể sinh vật có thể dẫn tới

A. Giảm kích thước quần thể xuống dưới mức tối thiểu.

B. Tăng kích thước quần thể tới mức tối đa.

C. Duy trì số lượng cá thể trong quần thể ở mức độ phù hợp.

Tham khảo thêm:   Giáo án trọn bộ lớp 5 môn Khoa học Trọn bộ giáo án môn Khoa học lớp 5

D. Tiêu diệt lẫn nhau giữa các cá thể trong quần thể, làm cho quần thể bị diệt vong.

Câu 10: Trong quần thể, các cá thể luôn gắn bó với nhau thông qua mối quan hệ

A. Hỗ trợ

B. Cạnh tranh

C. Hỗ trợ hoặc cạnh tranh

D. Không có mối quan hệ

Câu 11: Quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể thể là

A. Hỗ trợ lẫn nhau trong tim kiếm thức ăn và chống lại kẻ thù

B. Hỗ trợ lẫn nhau trong việc chống lại kẻ thù. Đảm bảo khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể

C. Đảm bảo cho quần thể thích nghi tốt hơn với điều kiện môi trường

D. Hạn chế khả năng chống chịu với điều kiện của môi trường

Câu 12: Điều nào sau đây không đúng với vai trò của quan hệ hỗ trợ?

A. Đảm bảo cho quần thể tồn tại ổn định.

B. Khai thác tối ưu nguồn sống của môi trường.

C. Hiện tượng tự tỉa thưa.

D. Làm tăng khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể.

Câu 14: Nguyên nhân chủ yếu của cạnh tranh cùng loài là so

A. Có cùng nhu cầu sống

B. Đấu tranh chống lại điều kiện bất lợi

C. Đối phó với kẻ thù

D. Mật độ cao

Câu 15: Sự cạnh tranh giữa các cá thể cùng loài sẽ làm?

A. Tăng số lượng cá thể của quần thể, tăng cường hiệu quả nhóm.

B. Giảm số lượng cá thể của quần thể đảm bảo cho số lượng cá thể của quần thể tương ứng với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường.

C. Suy thoái quần thể do các cá thể cùng loài tiêu diệt lẫn nhau.

D. Tăng mật độ cá thể của quần thể, khai thác tối đa nguồn sống của môi trường.

Câu 16: Điều nào sau đây không đúng với vai trò của quan hệ cạnh tranh trong quần thể?

A. Đảm bảo số lượng của các cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp

B. Đảm bảo sự phân bố của các cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp

C. Đảm bảo sự tăng số lượng không ngừng của quần thể

D. Đảm bảo sự tồn tại và phát triển của quần thể

Tham khảo thêm:   Quyết định 808/QĐ-BXD Thủ tục hành chính Cung cấp thông tin về Quy hoạch xây dựng

Câu 17: Ví dụ nào sau đây không thể hiện mối quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể?

A. Ở những quần thể như rừng bạch đàn, rừng thông, ở những nơi cây mọc quá dày người ta thấy có hiện tượng 1 số cây bị chết, đó là hiện tượng “tự tỉa thưa” ở thực vật.

B. Khi thiếu thức ăn, nơi ở, người ta thấy nhiều quần thể cá, chim, thú có hiện tượng đánh lẫn nhau, dọa nạt nhau bằng tiếng hú hoặc động tác để tranh giành thức ăn và nơi ở

C. Khi thiếu thức ăn, 1 số động vật ăn thịt đồng loại. Ví dụ ở cá mập, khi cá mập con mới nở ra sử dụng ngay các trứng chưa nở làm thức ăn hoặc cá lớn ăn cá con.

D. Một số loài thực vật như tre, nứa thường sống quần tụ với nhau thành từng bụi giúp chung tăng khả năng chống chịu với gió bão. Nhưng khi gặp phải gió bão quá mạnh các cây tre, nứa có thể bị đổ vào nhau.

Câu 18: Xét tập hợp sinh vật sau

1. Cá rô phi đơn tính ở trong hồ.

2. Cá trắm cỏ trong ao.

3. Sen trong đầm.

4. Cây ở ven hồ.

5. Chuột trong vườn.

6. Bèo tấm trên mặt ao.

Các tập hợp sinh vật là quần thể gồm có:

A. (1), (2), (3), (4), (5) và (6)

B. (2), (3), (4), (5) và (6)

C. (2), (3) và (6)

D. (2), (3), (4) và (6)

Câu 19: Hiện tượng tự tỉa thưa các cây lúa trong ruộng là kết quả của

A. Cạnh tranh cùng loài

B. Cạnh tranh khác loài

C. Thiếu chất dinh dưỡng

D. Sâu bệnh phá hoại

Câu 20: Ý nghĩa sinh thái của quan hệ cạnh tranh cùng loài là ảnh hưởng đến số lượng, sự phân bố

A. Ổ sinh thái

B. Tỉ lệ đực – cái, tỉ lệ nhóm tuổi

C. Ổ sinh thái, hình thái

D. Hình thái, tỉ lệ đực – cái

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 36 (Có đáp án) Quần thể sinh vật và mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *