Bạn đang xem bài viết ✅ Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 19 Câu hỏi trắc nghiệm Tuần hoàn máu ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Trắc nghiệm Sinh 11 bài 19: Tuần hoàn máu (Tiếp theo) là tài liệu vô cùng hữu ích mà Wikihoc.com muốn giới thiệu đến bạn học sinh cùng tham khảo.

Trắc nghiệm Sinh học 11 bài 19 bao gồm 14 câu hỏi trắc nghiệm khách quan xoay quanh kiến thức về Tuần hoàn máu có đáp án kèm theo. Qua đó giúp các em học sinh lớp 11 có thêm nhiều tư liệu tham khảo, trau dồi kiến thức để đạt kết quả cao trong kì thi học kì 1 sắp tới. Vậy sau đây là nội dung chi tiết trắc nghiệm Sinh 11 bài 19, mời các bạn cùng theo dõi và tải tại đây.

Câu hỏi trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 19

Câu 1. Động mạch là những mạch máu?

A. Xuất phát từ tim, có chức năng đưa máu từ tim đến các cơ quan và không tham gia điều hòa lượng máu đến các cơ quan.
B. Xuất phát từ tim, có chức năng đưa máu từ tim đến các cơ quan và tham gia điều hòa lượng máu đến các cơ quan
C. Chảy về tim, có chức năng đưa máu từ tim đến các cơ quan và không tham gia điều hòa lượng máu đến các cơ quan
D. Xuất phát từ tim, có chức năng đưa máu từ tim đến các cơ quan và thu hồi sản phẩm bài tiết của các cơ quan

Câu 2. Mao mạch là những?

A. Mạch máu rất nhỏ, nối liền động mạch và tĩnh mạch, đồng thời là nơi thu hồi sản phẩm trao đổi chất giữa máu và tế bào
B. Mạch máu rất nhỏ, nối liền động mạch và tĩnh mạch, đồng thời là nơi tiến hành trao đổi chất giữa máu và tế bào
C. Mạch máu nối liền động mạch và tĩnh mạch, đồng thời là nơi tiến hành trao đổi chất giữa máu và tế bào
D. Điểm ranh giới phân biệt động mạch và tĩnh mạch, đồng thời là nơi tiến hành trao đổi chất giữa máu với tế bào

Tham khảo thêm:   Thông tư 48/2016/TT-BTTTT Quy định mới về cấp Giấy phép hoạt động báo in, báo điện tử

Câu 3. Tĩnh mạch là những mạch máu từ?

A. Mao mạch về tim và có chức năng thu máu từ động mạch và đưa máu về tim
B. Động mạch về tim và có chức năng thu chất dinh dưỡng từ mao mạch đưa về tim
C. Mao mạch về tim và có chức năng thu chất dinh dưỡng từ mao mạch đưa về tim
D. Mao mạch về tim và có chức năng thu máu từ mao mạch đưa về tim

Câu 4. Ở người trưởng thành, mỗi chu kì tim kéo dài?

A. 0,1 giây ; trong đó tâm nhĩ co 0,2 giây, tâm thất co 0,3 giây, thời gian dãn chung là 0,5 giây
B. 0,8 giây ; trong đó tâm nhĩ co 0,1 giây, tâm thất co 0,3 giây, thời gian dãn chung là 0,4 giây
C. 0,12 giây ; trong đó tâm nhĩ co 0,2 giây, tâm thất co 0,4 giây, thời gian dãn chung là 0,6 giây
D. 0,6 giây ; trong đó tâm nhĩ co 0,1 giây, tâm thất co 0,2 giây, thời gian dãn chung là 0,6 giây

Câu 5. Điều không đúng về sự khác nhau giữa hoạt động của cơ tim với cơ vân là?

A. Theo quy luật “tất cả hoặc không có gì”
B. Tự động
C. Theo chu kỳ
D. Cần năng lượng

Câu 6. Cơ tim hoạt động theo quy luật “tất cả hoặc không có gì” có nghĩa là, khi kích thích ở cường độ dưới ngưỡng?

A. Cơ tim hoàn toàn không co bóp nhưng khi kích thích với cường độ tới ngưỡng, cơ tim co tối đa
B. Cơ tim co bóp nhẹ nhưng khi kích thích với cường độ tới ngưỡng, cơ tim co tối đa
C. Cơ tim hoàn toàn không co bóp nhưng khi kích thích với cường độ tới ngưỡng, cơ tim co bóp bình thường
D. Cơ tim hoàn toàn không co bóp nhưng khi kích thích với cường độ trên ngưỡng, cơ tim không co bóp

Tham khảo thêm:   Công văn 757/BHXH-TCCB Chuyển loại viên chức do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành

Câu 7. Huyết áp là lực co bóp của?

A. Tâm thất đẩy máu vào mạch tạo ra huyết áp của mạch
B. Tâm nhĩ đầy máu vào mạch tạo ra huyết áp của mạch
C. Tim đẩy máu vào mạch tạo ra huyết áp của mạch
D. Tim nhận máu từ tĩnh mạch tạo ra huyết áp của mạch

Câu 8. Ở người già, khi huyết áp cao dễ bị xuất huyết não vì?

A. Mạch bị xơ cứng, máu bị ứ đọng, đặc biệt các mạch ở não, khi huyết áp cao dễ làm vỡ mạch
B. Mạch bị xơ cứng, tính đàn hồi kém, đặc biệt các mạch ở não, khi huyết áp cao dễ làm vỡ mạch
C. Mạch bị xơ cứng nên không co bóp được, đặc biệt các mạch ở não, khi huyết áp cao dễ làm vỡ mạch
D. Thành mạch dày lên, tính đàn hồi kém, đặc biệt là các mạch ở não, khi huyết áp cao dễ làm vỡ mạch

Câu 9. Ở mao mạch, máu chảy chậm hơn ở động mạch vì?

A. Tổng tiết diện của mao mạch lớn
B. Mao mạch thường ở gần tim
C. Số lượng mao mạch ít hơn
D. Áp lực co bóp của tim tăng

Câu 10. Trong hệ mạch, máu vận chuyển nhờ?

A. Dòng máu chảy liên tục
B. Sự va đẩy của các tế bào máu
C. Co bóp của mao mạch
D. Lực co của tim

Câu 11. Sự va đẩy của các tế bào máu

Tham khảo thêm:   Ma trận đề thi học kì 1 lớp 7 năm 2023 - 2024 sách Kết nối tri thức với cuộc sống Ma trận đề kiểm tra cuối kì 1 lớp 7 (10 Môn)

A. (1), (2), (3), (4) và (5)
B. (1), (2), (3), (4) và (6)
C. (2), (3), (4), (5) và (6)
D. (1), (2), (3), (5) và (6)

Câu 12. Trong hệ mạch, huyết áp giảm dần từ?

A. Động mạch → tiểu động mạch → mao mạch → tiểu tĩnh mạch → tĩnh mạch
B. Tĩnh mạch → tiểu tĩnh mạch → mao mạch → tiểu động mạch → động mạch
C. Động mạch → tiểu tĩnh mạch → mao mạch → tiểu động mạch → tĩnh mạch
D. Mao mạch → tiểu động mạch → động mạch → tĩnh mạch → tiểu tĩnh mạch

Câu 13. Ở người trưởng thành, nhịp tim thường vào khoảng?

A. 95 lần/phút
B. 85 lần/phút
C. 75 lần/phút
D. 65 lần/phút

Câu 14. Điều không đúng khi nói về đặc tính của huyết áp là?

A. Huyết áp cực đại ứng với lúc tim co, huyết áp cực tiểu ứng với lúc tim dãn
B. Tim đập nhanh và mạch làm tăng huyết áp ; tim đập chậm, yếu làm huyết áp hạ
C. Càng xa tim, huyết áp càng giảm
D. Sự tăng dần huyết áp là do sự ma sát của máu với thành mạch và giữa các phần tử máu với nhau khi vận chuyển

Đáp án trắc nghiệm Sinh 11 Bài 19

Câu Đáp án Câu Đáp án
Câu 1 B Câu 8 B
Câu 2 B Câu 9 A
Câu 3 D Câu 10 D
Câu 4 B Câu 11 B
Câu 5 D Câu 12 A
Câu 6 A Câu 13 C
Câu 7 C Câu 14 D

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 19 Câu hỏi trắc nghiệm Tuần hoàn máu của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *