Bạn đang xem bài viết ✅ Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 16 (Có đáp án) Sinh 11 Bài 16 trắc nghiệm ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Bài tập trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 16 có đáp án kèm theo là tài liệu rất quan trọng và hữu ích giúp học sinh lớp 11 củng cố bài tập sau các bài học trên lớp.

Trắc nghiệm Sinh 11 Tiêu hóa ở động vật (Tiếp theo) được biên soạnbám sát với chương trình trong sách giáo khoa, giúp các bạn học sinh có thêm nhiều gợi ý học tập, rèn luyện kiến thức Sinh học theo bài học. Từ đó nhanh chóng nắm vững kiến thức đạt được kết quả cao trong các bài kiểm tra, bài thi học kì 1 sắp tới. Vậy sau đây là Bài tập trắc nghiệm Sinh 11 Bài 16 Tiêu hóa ở động vật (Tiếp theo), mời các bạn cùng theo dõi tại đây.

Câu hỏi Sinh 11 bài 16 trắc nghiệm

Câu 1. Trong dạ dày của động vật nhai lại, vi sinh vật cộng sinh tiết ra enzim tiêu hoá xenlulôzơ chủ yếu ở đâu?

A. Dạ lá sách
B. Dạ tổ ong
C. Dạ cỏ
D. Dạ múi khế

Câu 2. Dạ dày ngăn nào của động vật nhai lại có chức năng hấp thụ bớt nước sau khi thức ăn được đưa lên khoang miệng nhai lại

A. Dạ tổ ong
B. Dạ lá sách
C. Múi khế
D. Dạ cỏ

Câu 3. Quá trình tiêu hoá ở động vật có ống tiêu hoá, thức ăn đi qua ống tiêu hóa được?

A. Biến đổi cơ học và hóa học trở thành chất đơn giản và được hấp thụ vào máu
B. Biến đổi cơ học và hoá học trở thành chất đơn giản và được hấp thụ vào tế bào
C. Biến đổi hoá học trở thành chất đơn giản và được hấp thụ vào máu
D. Biến đổi cơ học trở thành chất đơn giản và được hấp thụ vào mọi tế bào

Câu 4. Trong ống tiêu hóa của các loài gia cầm, diều là một phần của

Tham khảo thêm:   Bài thuyết trình Hội thi giáo viên giỏi Tiểu học (10 mẫu) Bài thuyết trình thi giáo viên chủ nhiệm giỏi

A. dạ dày
B. thực quản
C. ruột non
D. ruột già

Câu 5. Trong mề gà thường có các hạt sạn và sỏi nhỏ. Các hạt này có tác dụng

A. Tăng thêm chất dinh dưỡng cho gà
B. Kích thích tuyến tiêu hóa tiết dịch
C. Giúp tiêu hóa cơ học thức ăn
D. Hạn chế sự tiết quá nhiều dịch tiêu hóa

Câu 6. Vì sao gà thường hay ăn các hạt sạn và sỏi nhỏ

A. Kích thích tuyến tiêu hóa tiết dịch tiêu hóa
B. Chúng cung cấp thêm chất dinh dưỡng cho gà
C. Giúp tăng nhu động ruột
D. Giúp tiêu hóa cơ học thức ăn trong mề

Câu 7. Chức năng nào sau đây không đúng với răng của thú ăn cỏ?

A. Răng cửa giữ và giật cỏ
B. Răng nanh nghiền nát cỏ
C. Răng cạnh hàm và răng hàm có nhiều gờ cứng giúp nghiền nát cỏ
D. Răng nanh giữ và giật cỏ

Câu 8. Ý nào sau đây là đúng với chức năng răng của thú ăn cỏ?

A. Răng cửa giữ và giật cỏ
B. Răng nanh giữ và giật cỏ
C. Răng cạnh hàm và răng hàm có nhiều gờ cứng giúp nghiền nát cỏ
D. Cả A, B và C

Câu 9. Chức năng nào sau đây không đúng với răng của thú ăn thịt?

A. Răng cửa gặm và lấy thức ăn ra khỏi xương
B. Răng cửa giữ thức ăn
C. Răng nanh cắn và giữ mồi
D. Răng cạnh hàm và răng ăn thịt lớn cắt thịt thành những mảnh nhỏ

Câu 10. Chức năng nào sau đây không đúng với răng của thú ăn thịt

A. Răng nanh cắm và giữ mồi
B. Răng cửa gặm và lấy thức ăn ra khỏi xương
C. Răng hàm nhai nát thịt
D. Răng trước hàm và răng ăn thịt lớn lấy cắt thịt thành những mảnh nhỏ

Câu 11. Động vật nào sau đây có dạ dày đơn?

A. Bò
B. Trâu
C. Ngựa
D. Cừu

Câu 12. Dạ dày ở động vật ăn thực vật nào chỉ có một ngăn?

A. Ngựa, thỏ, chuột, cừu, dê
B. Ngựa, thỏ, chuột, trâu, bò
C. Ngựa, thỏ, chuột
D. Trâu, bò, cừu, dê

Câu 13. Động vật nào sau đây có dạ dày đơn?

A. Bò
B. Trâu
C. Ngựa
D. Cừu

Câu 14. Dạ dày ở những động vật ăn thực vật nào có 4 ngăn?

Tham khảo thêm:   Sự khác nhau giữa thực vật ưa sáng và ưu bóng Bài tập Sinh học 9

A. Ngựa, thỏ, chuột, trâu, bò
B. Ngựa, thỏ, chuột
C. Ngựa, thỏ, chuột, cừu, dê
D. Trâu, bò, cừu, dê

Câu 15. Dạ dày có 4 túi là của các động vật nào sau đây ?

A. Trâu, thỏ, dê
B. Ngựa, hươu, bò
C. Trâu, bò, nai
D. Ngựa, bò, dê

Câu 16. Đặc điểm nào sau đây đúng với các loài động vật nhai lại?

A. Có dạ dày tuyến
B. Có dạ dày 4 ngăn
C. Có dạ dày đơn
D. Có dạ dày cơ

Câu 17. Loài động vật nào sau đây có dạ dày 4 ngăn?

A. Bò
B. Thỏ
C. Ngựa
D. Sư tử

Câu 18. Động vật nào sau đây có dạ dày 4 ngăn?

A. Chuột
B. Ngựa
C. Dê
D. Thỏ

Câu 19. Có bao nhiêu phát biểu nào sau đây đúng về tiêu hóa ở động vật ?

(1) Tất cả các loài thú ăn thực vật đều có dạ dày 4 ngăn.

(2) Ở thú ăn thịt, thức ăn được tiêu hóa cơ học và hóa học trong dạ dày giống như ở người

(3) Ruột non ở thú ăn thịt ngắn hơn ở thú ăn thực vật.

(4) Ở động vật có ống tiêu hóa, thức ăn được tiêu hóa hoàn toàn ngoại bào.

(5) Tất cả các loài thú ăn động vật đều có manh tràng phát triển. (6) Một trong những ưu điểm của tiêu hóa thức ăn trong ống tiêu hóa là dịch tiêu hóa không bị hòa loãng

A. 2
B. 5
C. 3
D. 4

Câu 20. Các phát biểu nào sau đây đúng về tiêu hóa ở động vật ?

(1) Tất cả các loài thú ăn thực vật đều có dạ dày 4 ngăn.

(2) Ở thú ăn thịt, thức ăn được tiêu hóa cơ học và hóa học trong dạ dày giống như ở người

(3) Ruột non ở thú ăn thịt dài hơn ở thú ăn thực vật.

(4) Ở động vật có ống tiêu hóa, thức ăn được tiêu hóa hoàn toàn ngoại bào.

(5) Tất cả các loài thú ăn động vật đều có manh tràng không phát triển. (6) Một trong những ưu điểm của tiêu hóa thức ăn trong ống tiêu hóa là dịch tiêu hóa không bị hòa loãng

A. 2,4,5,6
B. 2,3,4,5
C. 1,2,3,5
D. 1,4,5,6

Câu 21. Sự tiêu hoá thức ăn ở dạ dày cỏ diễn ra như thế nào?

Tham khảo thêm:   Quyết định 237/QĐ-BTTTT Sửa đổi mã định danh cơ quan, đơn vị Bộ Thông tin và Truyền thông

A. Hấp thụ bớt nước trong thức ăn
B. Thức ăn được trộn với nước bọt và được vi sinh vật phá vỡ thành tế bào và tiết ra enzim tiêu hoá xenlulôzơ
C. Tiết pepsin và HCl để tiêu hoá prôtêin có ở vi sinh vật và cỏ
D. Thức ăn được ợ lên miệng để nhai lại

Câu 22. Trâu tiêu hóa được xenlulozơ có trong thức ăn là nhờ enzym của

A. vi sinh vật cộng sinh trong dạ cỏ
B. tuyến nước bọt
C. tuyến tụy
D. tuyến gan

Câu 23. Quá trình tiêu hóa xenlulozo của động vật nhai lại chủ yếu diễn ra ở

A. dạ cỏ
B. dạ múi khế
C. dạ lá sách
D. dạ tổ ong

Câu 24. Ở động vật có ống tiêu hoá, thức ăn được tiêu hoá như thế nào?

A. Tiêu hóa ngoại bào
B. Tiêu hoá nội bào
C. Tiêu hóa ngoại bào tiêu hoá nội bào
D. Một số tiêu hoá nội bào, còn lại tiêu hoá ngoại bào

Câu 25. Quá trình tiêu hoá ở động vật có ống tiêu hoá diễn ra như thế nào?

A. Thức ăn đi qua ống tiêu hoá được biến đổi cơ học trở thành chất đơn giản và được hấp thụ vào máu
B. Thức ăn đi qua ống tiêu hoá được biến đổi cơ học và hoá học trở thành chất đơn giản và được hấp thụ vào máu
C. Thức ăn đi qua ống tiêu hoá được biến đổi hoá học trở thành chất đơn giản và được hấp thụ vào máu
D. Thức ăn đi qua ống tiêu hoá được biến đổi cơ học trở thành chất đơn giản và được hấp thụ vào mọi tế bào

Đáp án trắc nghiệm Sinh 11 bài 16

Câu Đáp án Câu Đáp án
Câu 1 C Câu 20 A
Câu 2 B Câu 21 B
Câu 3 A Câu 22 A
Câu 4 B Câu 23 A
Câu 5 C Câu 24 A
Câu 6 D Câu 25 B
Câu 7 B
Câu 8 D
Câu 9 B
Câu 10 C
Câu 11 C
Câu 12 C
Câu 13 C
Câu 14 D
Câu 15 C
Câu 16 B
Câu 17 A
Câu 18 C
Câu 19 D

……………………

Mời các bạn tải File tài liệu để xem thêm nội dung trắc nghiệm Sinh 11 bài 16

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 16 (Có đáp án) Sinh 11 Bài 16 trắc nghiệm của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *