Bạn đang xem bài viết ✅ Trắc nghiệm Địa lí 12 Bài 9 (Có đáp án) Trắc nghiệm Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Trắc nghiệm Địa lí 12 Bài 9 là tài liệu vô cùng hữu ích không thể thiếu đối với các em học sinh lớp 12. Tài liệu bao gồm 80 câu hỏi trắc nghiệm xoay quanh kiến thức bài Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa với các mức độ: vận dụng, thông hiểu và vận dụng cao.

File trắc nghiệm Địa lí 12 Bài 9 sẽ giúp các bạn học sinh làm quen với các dạng bài tập. Qua đó có định hướng học tập, ôn luyện đạt được kết quả cao trong các bài kiểm tra, bài thi sắp tới. Hi vọng tài liệu này sẽ là người bạn đồng hành cùng các bạn trên con đường chinh phục 9+ môn Địa lý 12. Bên cạnh đó các em có thể tham khảo thêm cấu trúc đề thi THPT Quốc gia môn Địa lí, sơ đồ tư duy Địa lí 12.

I. Câu hỏi trắc nghiệm Địa lí 12 Bài 9

Câu 1: Khi di chuyển xuống phía nam, gió mùa Đông Bắc hầu như bị chặn lại ở

A. Dãy Hoành Sơn
B. Sông Bến Hải
C. Các cao nguyên Nam Trung
D. Dãy Bạch Mã

Câu 2: Tính chất nhiệt đới nước ta thể hiện như thế nào?

A. lượng mưa hàng năm lớn
B. vị trí nước ta nằm trong khu vực nội chí tuyến và chịu tác động của biển Đông.
C. nhiệt độ cao trung bình trên 250C.
D. tổng bức xạ lớn, cân bằng bức xạ luôn dương, nhiệt độ trung bình cao.

Tham khảo thêm:   Soạn bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc Chân trời sáng tạo Ngữ văn lớp 12 trang 69 sách Chân trời sáng tạo tập 1

Câu 3: Mùa hè khối khí nóng di chuyển từ Ấn Độ Dương lên theo hướng

A. đông bắc.
B. đông nam.
C. tây bắc.
D. tây nam.

Câu 4: Ở đồng bằng Bắc Bộ, gió phơn xuất hiện khi:

A. khối khí nhiệt đới từ Ấn Độ Dương mạnh lên vượt qua được hệ thống núi Tây Bắc.
B. áp thấp Bắc Bộ khơi sâu tạo sức hút mạnh gió mùa Tây Nam.
C. khối khí từ lục địa Trung Hoa đi thẳng vào nước ta sau khi vượt qua núi biên giới.
D. khối khí nhiệt đới từ Ấn Độ Dương vượt qua dãy Trường Sơn vào nước ta.

Câu 5: Gió đông bắc thổi ở vùng phía nam đèo Hải Vân vào mùa đông thực chất là :

A. Một loại gió địa phương hoạt động thường xuyên suốt năm giữa biển và đất liền.
B. Gió mùa mùa đông nhưng đã biến tính khi vượt qua dãy Bạch Mã.
C. Gió tín phong ở nửa cầu Bắc hoạt động thường xuyên suốt năm.
D. Gió mùa mùa đông xuất phát từ cao áp ở lục địa châu Á.

Câu 6: Gió mùa mùa đông ở miền Bắc nước ta có đặc điểm:

A. hoạt động liên tục từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau với thời tiết lạnh khô.
B. hoạt động liên tục từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau với thời tiết lạnh khô và lạnh ẩm.
C. xuất hiện thành từng đợt từ tháng tháng 11đến tháng 4 năm sau với thời tiết lạnh khô hoặc lạnh ẩm.
D. kéo dài liên tục suốt 3 tháng với nhiệt độ trung bình dưới 20ºC.

Câu 7: Vào giữa và cuối mùa hạ, gió mùa Tây Nam thổi vào nước ta xuất phát

A. Dải cao áp cận chí tuyến bán cầu Nam
B. Cao áp Xibia
C. Bắc Ấn Độ Dương
D. Cao áp Haoai

Tham khảo thêm:   Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 75 - Cánh Diều 6 Ngữ văn lớp 6 trang 75 sách Cánh Diều tập 2

Câu 8: Do tác động của gió mà Đông Bắc nên nửa đầu mùa đông ở miền Bắc nước ta thường có kiểu thời tiết:

A. ấm áp, khô ráo
B. ấm áp, ẩm ướt
C. lạnh, khô
D. lạnh, ẩm

Câu 9: Thời gian hoạt động của gió mùa Tây Nam vào tháng:

A. 4-11
B. 5-10
C. 10-5
D. 11-4

Câu 10: Tác động của gió phơn Tây Nam khô nóng đến khí hậu nước ta là:

A. mùa thu, đông có mưa phùn
B. gây ra thời tiết nóng, ẩm theo mùa
C. tạo kiểu thời tiết khô nóng, hoạt động từng đợt
D. tạo sự đối lập giữa Tây Nguyên và Đông Trường Sơn

Câu 11: Thời gian hoạt động của gió mùa Đông Bắc vào tháng:

A. 4-11
B. 5-10
C. 10-5
D. 11-4

Câu 12: Hướng gió mùa mùa hạ là:

A. Tây Nam
B. Đông Nam
C. Tây Bắc
D. Đông Bắc

Câu 13: khu vực chịu tác đọng mạnh nhất của gió mùa Đông bắc ở nước ta là

A. Vùng núi Đông Bắc
B. Vùng núi Trường Sơn Bắc
C. Đồng bằng sông Hồng
D. Vùng núi Tây Bắc

Câu 14: Gió mùa mùa đông ở miền Bắc nước ta có đặc điểm :

A. Hoạt động liên tục từ tháng 11đến tháng 4 năm sau với thời tiết lạnh khô và lạnh ẩm.
B. Kéo dài liên tục suốt 3 tháng với nhiệt độ trung bình dưới 20ºC.
C. Hoạt động liên tục từ tháng 11đến tháng 4 năm sau với thời tiết lạnh khô.
D. Xuất hiện thành từng đợt từ tháng tháng 11đến tháng 4 năm sau với thời tiết lạnh khô hoặc lạnh ẩm.

Câu 15: Khí hậu nước ta có tính chất gió mùa là do:

A. hoạt động quanh năm của Tín phong ở bán cầu Bắc
B. hoạt động của gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ
C. nước ta có đầy đủ các mùa trong năm
D. sự phân mùa của khí hậu nước ta

Tham khảo thêm:   Toán 9 Bài tập cuối chương I Giải Toán 9 Kết nối tri thức tập 1 trang 24, 25

Câu 16: Loại gió có cơ chế hoạt động quanh năm ở nước ta là:

A. Giò mùa Đông Bắc
B. Tín phong
C. Gió mùa Tây Nam
D. Gió mùa Đông Nam

Câu 17: Nguyên nhân nào sao đây làm cho khí hậu nước ta có tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa?

A. Lãnh thổ nước ta trải dài trên nhiều vĩ độ.
B. Nhiệt độ cao, độ ẩm lớn.
C. Vị trí nước ta nằm trong khu vực nội chí tuyến và chịu tác động của biển Đông.
D. Một năm nước ta có 2 lần Mặt Trời lên thiên đỉnh.

Câu 18: Khối không khí lạnh di chuyển lệch về phía Đông qua biển vào nước ta gây nên thời tiết lạnh ẩm mưa phùn cho vùng:

A. Duyên Hải Nam Trung Bộ.
B. Đông Nam Bộ.
C. Đồng bằng Bắc Bộ.
D. Cả nước.

Câu 19: Gió Tây khô nóng thổi mạnh vào các tháng.

A. Tháng 5, 6, 7
B. Tháng 10, 11, 12.
C. Tháng 7, 8, 9
D. Tháng 2, 3, 4.

…………..

II. Đáp án trắc nghiệm Địa lí 12 Bài 9

1 D 11 D 21 B 31 D 41 C 51 A 61 D 71 D
2 D 12 A 22 C 32 A 42 D 52 B 62 B 72 C
3 D 13 A 23 C 33 D 43 C 53 B 63 C 73 C
4 A 14 D 24 A 34 C 44 B 54 C 64 B 74 B
5 C 15 B 25 A 35 A 45 B 55 B 65 B 75 B
6 C 16 B 26 D 36 B 46 D 56 D 66 A 76 A
7 A 17 C 27 C 37 A 47 B 57 D 67 B 77 D
8 C 18 C 28 B 38 A 48 B 58 C 68 C 78 D
9 B 19 A 29 D 39 A 49 A 59 D 69 A 79 D
10 C 20 B 30 C 40 D 50 A 60 A 70 A 80 C

…………..

Tải file tài liệu để xem thêm trắc nghiệm Địa lí 12 Bài 9

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Trắc nghiệm Địa lí 12 Bài 9 (Có đáp án) Trắc nghiệm Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *