Bạn đang xem bài viết ✅ TOP các trang web kiểm tra link có an toàn hay không ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Ai đó gửi cho bạn một đường link. Trông nó có vẻ “ổn” nhưng bạn vẫn muốn chắc chắn URL đó có an toàn hay không. Cho dù người gửi là quen hay lạ, bạn vẫn cần phải cẩn thận và kiểm tra trước khi nhấp vào một đường link nào đó.

Kiểm tra độ an toàn của URL

Email, SMS, Facebook, Twitter hay bất kỳ công cụ có chức năng giao tiếp nào đều có thể trở thành nơi mà những kẻ lừa đảo gửi thư rác hay link độc hại cho bạn.

Một trong những mối đe dọa bảo mật phổ biến nhất hiện nay là ransomware, thường được lan truyền khi người dùng vô tình nhấp vào các link liên kết nguy hiểm. Bên cạnh đó, Malware và các trang web lửa đảo cũng là những rủi ro lớn.

Chính vì vậy, bạn nên cảnh giác với tất cả link liên kết mà người khác gửi đến và tốt nhất là nên kiểm tra xem chúng có an toàn hay không trước khi nhấp vào.

Nhiệm vụ của các công cụ kiểm tra link là gì?

Có 2 loại URL:

  • Loại thứ nhất là URL tiêu chuẩn, bắt đầu bằng www. theo sau là tên trang web và kết thúc bằng tên miền .com hoặc một số tên miền khác.
  • Loại thứ 2 là URL rút gọn, chẳng hạn như goo.gl/V4jVrx.
Tham khảo thêm:   Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động vũ trường Biểu mẫu về lĩnh vực Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Không quan trọng bạn nhận được link ở dạng tiêu chuẩn hay rút gọn, nếu nó tiềm ẩn nguy hiểm, công cụ kiểm tra độ an toàn của link sẽ cảnh báo bạn.

Nếu liên kết dẫn bạn đến một trang web nguy hiểm, trình kiểm tra link sẽ ngay lập tức hiển thị nổi bật điều này. Tương tự, các liên kết trực tiếp đến malware, ransomware và các rủi ro khắc đều được cảnh báo.

Một số trang web kiểm tra độ an toàn của link sẽ giúp bạn thấy được điều đó. Sau đây là top các website mà bạn nên sử dụng để kiểm tra xem URL có an toàn hay không trước khi nhấp mở nó.

1. Kaspersky VirusDesk

Kiểm tra độ an toàn của URL

Nếu bạn muốn kiểm tra URL bằng dịch vụ của công ty bảo mật nổi tiếng thế giới Kaspersky, hãy sử dụng trang web VirusDesk. Website này có 2 mục đích, không chỉ giúp kiểm tra các link dẫn đến các website nguy hiểm, nó còn cho phép người dùng tải lên tệp đáng ngờ. Bạn có thể dán hoặc kéo thả liên kết để kiểm tra.

Để kiểm tra URL bằng Kaspersky VirusDesk, bạn nhập URL và nhấp Scan. Trang web sẽ ngay lập tức trả kết quả thông báo link có an toàn hay không. Nếu bạn không đồng ý với kết quả, nhấp vào “I disagree with the scan results” để nhắc các nhà nghiên cứu của Kaspersky tìm hiểu thêm. Họ sẽ cho bạn biết những gì họ phát hiện được qua email nếu bạn để lại địa chỉ.

Tham khảo thêm:   Soạn bài Hải khẩu linh từ Kết nối tri thức Ngữ văn lớp 12 trang 94 sách Kết nối tri thức tập 1

2. ScanURL

Kiểm tra độ an toàn của URL

ScanURL là một trang web khác mà bạn nên sử dụng để kiểm tra mức độ an toàn của URL. Đây là website độc lập sẽ gửi các truy vấn liên kết của bạn một cách nghiêm túc thông qua kết nối HTTPS an toàn. Mặc dù màn hình gửi liên kết có quảng cáo nhưng kết quả quét rất chính xác.

Kết quả trả về sẽ ngay lập tức cho bạn biết có nên truy cập trang web hay không. Nếu là link nguy hiểm, bạn sẽ nhận được đề nghị nên tránh xa nó.

3. PhishTank

Kiểm tra độ an toàn của URL

Thay vị tập trung vào malware, PhishTank sẽ cảnh báo bạn về các trang web lừa đảo. Nguyên tắc hoạt động của công cụ này tương tự như các website khác: Khi bạn nhập URL mà mình nghi ngờ, PhishTank sẽ kiểm tra. Nếu thấy mối nguy hiểm, bạn sẽ nhận được kết quả ngay lập tức.

4. Google Transparency Report

Kiểm tra độ an toàn của URL

Google cũng cung cấp một dịch vụ kiểm tra link hữu ích là Google Transparency Report. Tại website này, bạn có thể nhập URL mà mình muốn kiểm tra. Sau vài giây, kết quả được thu thập bởi các trình thu thập dữ liệu web của Google sẽ cho bạn biết liệu link đó có tin cậy hay không.

Ngoài khả năng phát hiện malware, Google Transparency Report còn cảnh báo bạn về các rủi ro lừa đảo.

Trên đây là 4 trang web giúp kiểm tra link có an toàn hay không. Hãy chọn cho mình một công cụ và nhớ kiểm tra URL trước khi nhấp truy cập để đảm bảo an toàn, bảo mật cho chính mình.

Tham khảo thêm:   100 bài Toán dấu hiệu chia hết (Chia có dư) Ôn tập Toán chia hết và chia có dư (Có đáp án)

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết TOP các trang web kiểm tra link có an toàn hay không của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *