Bạn đang xem bài viết ✅ Tổng hợp 15 đề thi thử THPT Quốc gia 2017 môn Lịch sử Tài liệu ôn thi THPT quốc gia 2017 môn Lịch sử ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Tài liệu ôn thi THPT quốc gia 2017 môn Lịch sử

Để hỗ trợ các bạn thí sinh đang ôn thi THPT quốc gia 2017, Wikihoc.com xin giới thiệu đến các bạn: 15 đề thi thử THPT Quốc gia 2017 môn Lịch sử. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp định hướng ôn luyện môn Lịch sử và giúp các bạn làm quen với cấu trúc đề thi trắc nghiệm của môn Lịch sử để chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi THPT quốc gia sắp tới.

ĐỀ SỐ 1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT HÀ TRUNG

Mã đề thi: 502

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN I
NĂM HỌC 2016 – 2017

MÔN THI: LỊCH SỬ

Thời gian làm bài: 50 phút (không kể thời gian giao đề)

Câu 1. Nhân tố chủ yếu chi phối quan hệ quốc tế trong phần lớn nửa sau thế kỷ XX là

A. xu thế toàn cầu hóa.
B. cục diện “Chiến tranh lạnh”.
C. sự ra đời các khối quân sự đối lập.
D. sự hình thành các liên minh kinh tế.

Câu 2. Nội dung quyết định đểHội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản Việt Nam mang tầm vóc lịch sử của một Đại hội thành lập Đảng là

A. thống nhất các tổ chức cộng sản thành một đảng duy nhất lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam.
B. phê phán những quan điểm sai lầm của các tổ chức cộng sản riêng rẽ.
C. bầu ra Ban chấp hành Trung ương chính thức do Trần Phú làm Tổng bí thư.
D. thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt của Đảng, nêu lên đường lối của cách mạng Việt Nam.

Câu 3. Xét về bản chất, toàn cầu hóa là

A. xu thế khách quan, là một thực tế không thể đảo ngược được, làm cho mọi mặt đời sống của con người kém an toàn hơn.
B. kết quả của quá trình tăng tiến mạnh mẽ của lực lượng sản xuất, nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước.
C. quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ, những ảnh hưởng tác động lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các khu vực, các quốc gia, dân tộc trên thế giới.
D. sự phát triển nhanh chóng các mối quan hệ thương mại, là sự phụ thuộc lẫn nhau trên phạm vi toàn cầu.

Câu 4. Hội nghị Ianta diễn ra vào thời gian nào? Ở đâu?

A. Từ ngày 4 đến ngày 11/2/1945, tại Liên Xô.
B. Từ ngày 4 đến ngày 12/2/1945, tại Liên Xô.
C. Từ ngày 4 đến ngày 11/2/1945, tại Xan Phranxixcô (Mĩ).
D. Từ ngày 4 đến ngày 11/2/1945, tại Pháp.

Câu 5. Những năm đầu sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, lực lượng nào được coi là nhạy bén với tình hình chính trị và có tinh thần cách mạng?

A. Giai cấp tư sản dân tộc.
B. Giai cấp công nhân.
C. Tiểu tư sản trí thức.
D. Giai cấp địa chủ.

Câu 6. Trong thời kỳ Chiến tranh lạnh, nước nào ở Châu Âu được xem là tâm điểm đối đầu giữa hai cực Xô – Mĩ?

A. Pháp.
B. Đức.
C. Anh.
D. Liên Xô.

Câu 7. Những sự kiện nào dưới đây đã đánh dấu sự xác lập cục diện hai cực, hai phe?

A. Sự ra đời của tổ chức NATO và Vacsava.
B. Sự ra đời của tổ chức ASEAN và Liên minh Châu Âu (EU).
C. Sự ra đời của khối SEV và tổ chức Hiệp ước Vacsava.
D. Sự ra đời của tổ chức Liên hợp quốc.

Câu 8. Mục đích bao quát nhất của “Chiến tranh lạnh” do Mĩ phát động là

Tham khảo thêm:   Đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh Áp dụng đối với người Việt Nam

A. ngăn chặn và tiến tới tiêu diệt các nước xã hội chủ nghĩa.
B. thực hiện “chiến lược toàn cầu” làm bá chủ thế giới của Mĩ.
C. bắt các nước Đồng minh lệ thuộc vào Mĩ.
D. đàn áp phong trào cách mạng và phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.

Câu 9. Tổ chức Đông Dương Cộng sản liên đoàn đã gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam vào thời gian nào?

A. Ngày 3/2/1930.
B. Ngày 24/2/1930.
C. Tháng 10/1930.
D. Ngày 8/2/1030.

Câu 10. Xu thế toàn cầu hóa là một hệ quả quan trọng của

A. Chiến tranh lạnh.
B. Công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ.
C. Sự ra đời của các tổ chức liên kết thương mại, tài chính quốc tế và khu vực.
D. Cuộc cách mạng khoa học – công nghệ.

Câu 11. Nội dung quan trong nhất của Hội nghị Trung ương Đảng tháng 11/1939 là

A. xác định kẻ thù chủ yếu là phát xít Nhật.
B. xác định nhiệm vụ chủ yếu là cách mạng ruộng đất.
C. xác định nhiệm vụ củ yếu là cách mạng ruộng đất và giải phóng dân tộc.
D. đưa vấn đề giải phóng dân tộc lên hàng đầu.

Câu 12. Sự kiện nào chứng tỏ Phan Bội Châu đã có cảm tình với nước Nga Xô Viết?

A. Dịch ra chữ Hán cuốn Điều tra chân tướng Nga La Tư của một tác giả Nhật Bản.
B. Thành lập Duy tân hội (1904).
C. Thành lập Việt Nam Quang phục hội (1912).
D. Viết Thất điều thư.

Câu 13. “Bản đồ gen người” được giải mã hoàn chỉnh vào thời gian nào?

A. Tháng 3 – 1997.
B. Tháng 4 – 2003.
C. Tháng 4- 2000.
D. Tháng 6- 2000.

Câu 14. Từ năm 1994, nước Nga chuyển sang chính sách đối ngoại là

A. “Định hướng Âu – Á”.
B. “Định hướng Đại Tây Dương”.
C. hòa bình, trung lập.
D. ủng hộ sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc vì độc lập dân chủ và tiến bộ xã hội.

Câu 15. Cuối năm 1929, cán bộ lãnh đạo và hội viên tiên tiến trong Tổng bộ, Kỳ bộ của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên ở Nam Kỳ đã quyết định thành lập.

A. Tân Việt cách mạng đảng.
B. An Nam cộng sản đảng.
C. Đông Dương cộng sản liên đoàn.
D. Đông Dương cộng sản đảng.

Câu 16. Cốt lõi của cuộc Cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại là

A. cuộc cách mạng công nghiệp.
B. cách mạng Sinh học.
C. cách mạng công nghệ.
D. cách mạng kĩ thuật.

Câu 17. Sự kiện nào đánh dấu giai cấp công nhân Việt Nam đã chuyển từ tự phát lên tự giác hoàn toàn?

A. Cuộc bãi công của công nhân ở Ba Son (8/1925)
B. Khởi nghĩa Yên Bái thất bại (2/1930).
C. Hội nghị lần thứ nhất Ban chấp hành Trung ương lâm thời Đảng Cộng sản Việt Nam (1930).
D. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (1930)

Câu 18. ASEAN là một liên minh của khu vực Đông Nam Á trên lĩnh vực nào?

A. Chính trị.
B. Kinh tế.
C. Quân sự.
D. Chính trị, kinh tế.

Câu 19. Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp ở Đông Dương được tiến hành trong thời gian nào?

A. Từ năm 1924 đến năm 1929.
B. Từ năm 1919 đến trước khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933.
C. Từ năm 1914 đến 1918.
D. Từ năm 1897 đến năm 1914.

Câu 20. Đại hội đại biểu lần thứ nhất Đảng Cộng sản Đông Dương họp vào thời gian nào, ở đâu?

A. Tháng 3/1935 tại Ma Cao (Trung Quốc).
B. Tháng 7 năm 1937 tại Thượng Hải (Trung Quốc) .
C. Tháng 10/1930 tại Hương Cảng (Trung Quốc).
D. Tháng 7/1935 tại Matxcơva (Liên Xô).

Câu 21. Những yếu tố nào góp phần làm cho phong trào yêu nước ở Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất mang màu sắc mới?

A. Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa được du nhập vào Việt Nam.
B. Sự chuyển biến về kinh tế.
C. Pháp tiếp tục duy trì quan hệ sản xuất phong kiến.
D. Sự tác động của cách mạng thế giới và sự ra đời của các tầng lớp, giai cấp mới trong xã hội.

Tham khảo thêm:   Đề thi thử đại học môn Toán năm 2014 tỉnh Hải Dương Tổng hợp các đề của các trường THPT trong tỉnh - Có đáp án

Câu 22. Sau Hội nghị Trung ương Đảng tháng 11/1939, sự kiện nào đã mở đầu cho phong trào đấu tranh vũ trang giải phóng dân tộc ở Việt Nam?

A. Khởi nghĩa Yên Bái.
B. Khởi nghĩa Bắc Sơn.
C. Binh biến Đô Lương.
D. Khởi nghĩa Nam Kì.

Câu 23. Cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật hiện đại được bắt đầu vào khoảng thời gian nào?

A. Từ những năm 40 của thế kỷ XX.
B. Những năm đầu thế kỷ XX.
C. Sau chiến tranh thế giới thứ hai.
D. Sau chiến tranh thế giới thứ nhất.

Câu 24. Tư tưởng cốt lõi của Cương lĩnh chính trị do Nguyễn Ái Quốc khởi thảo là gì?

A. Cách mạng dân chủ tư sản.
B. Dân chủ.
C. Độc lập và Tự do.
D. Dân tộc và người cày có ruộng.

Câu 25. Sự kiện nào đã đánh dấu Trung Quốc trở thành quốc gia thứ ba trên thế giới có tàu cùng con người bay vào vũ trụ?

A. Tháng 11/2011, phóng tàu “Thần Châu 8” bay vào vũ trụ.
B. Tháng 10/2003, phóng tàu “Thần Châu 5” bay vào vũ trụ.
C. Tháng 3/2003, phóng tàu “Thần Châu” bay vào vũ trụ.
D. Tháng 6/2013, phóng tàu “Thần Châu 10” bay vào vũ trụ.

Câu 26. Tổ chức SEV được thành lập năm 1949 nhằm

A. hợp tác về khoa học – kĩ thuật giữa các nước xã hội chủ nghĩa.
B. hợp tác kinh tế giữa các nước xã hội chủ nghĩa.
C. hợp tác kinh tế, khoa học – kĩ thuật giữa các nước xã hội chủ nghĩa.
D. hợp tác chính trị, quân sự giữa các nước xã hội chủ nghĩa.

Câu 27. Tại sao cuộc bãi công của công nhân Ba Son (8/1925) được coi là mốc quan trọng trên con đường phát triển của phong trào công nhân Việt Nam?

A. Vì nó đánh dấu bước tiến mới của phong trào công nhân Việt Nam, từ đây công nhân Việt Nam bắt đầu bước vào đấu tranh tự giác.
B. Vì đã ngăn cản được tàu chiến của Pháp chở lính sang đàn áp phong trào đấu tranh cách mạng của nhân dân và thủy thủ Trung Quốc.
C. Vì nó đánh dấu giai cấp công nhân Việt Nam đã tiếp thu được tư tưởng của cách mạng tháng Mười Nga.
D. Vì sau cuộc bãi công này có rất nhiều cuộc bãi công của công nhân trong cả nước đã diễn ra.

Câu 28. Tổng bí thư Đảng cộng sản Đông Dương theo thứ tự thời gian từ năm 1930 đến năm 1940 là

A. Trần Phú, Lê Hồng Phong, Nguyễn Văn Cừ, Hà Huy Tập, Trường Chinh.
B. Trần Phú, Lê Hồng Phong, Hà Huy Tập, Trường Chinh.
C. Trần Phú, Lê Hồng Phong, Hà Huy Tập, Nguyễn Văn Cừ.
D. Trần Phú, Lê Hồng Phong, Nguyễn Văn Cừ, Hà Huy Tập.

Câu 29. Đặc trưng nổi bật của Trật tự thế giới hai cực Ianta là gì?

A. Thế giới chia thành hai phe: tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa do Mĩ và Liên Xô đứng đầu mỗi phe.
B. Nhiều khu vực đã diễn ra nội chiến và xung đột.
C. Quan hệ quốc tế được mở rộng và đa dạng.
D. Hệ thống tư bản chủ nghĩa đã có những biến chuyển quan trọng, trở thành những nước có tiềm lực kinh tế – tài chính và quân sự vượt trội.

Câu 30. Nguyên nhân cơ bản nhất thúc đẩy kinh tế Mĩ phát triển nhanh chóng sau chiến tranh thế giới thứ hai là

A. Mĩ thu được lợi nhuận từ việc buôn bán vũ khí cho các nước tham chiến trong chiến tranh thế giới thứ hai.
B. trình độ tập trung tư bản và sản xuất ở Mĩ rất cao.
C. Mĩ có nhiều tài nguyên thiên nhiên.
D. Mĩ đã đạt được nhiều thành tựu lớn trong cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại.

Câu 31. Cuộc đấu tranh của các nước Mĩ Latinh sau chiến tranh thế giới thứ hai nhằm giải quyết nhiệm vụ gì?

Tham khảo thêm:   Tiếng Anh 10 Unit 1: 1B Grammar Soạn Anh 10 trang 12 sách Chân trời sáng tạo

A. Dân chủ.
B. Chống phân biệt chủng tộc.
C. Dân tộc.
D. Dân tộc, dân chủ.

Câu 32. Báo Thanh niên của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên ra số báo đầu tiên vào

A. ngày 21/6/1925.
B. ngày 9/7/1925.
C. ngày 14/7/1925.
D. ngày 25/12/1927.

Câu 33. Nguyên tắc cơ bản của đường lối cải cách mà Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc đã vạch ra từ năm 1978 là

A. kiên trì nền chuyên chính dân chủ.
B. tiến hành cải cách và mở cửa, xây dựng nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa.
C. kiên trì con đường chủ nghĩa xã hội.
D. kiên trì con đường xã hội chủ nghĩa, chuyên chính dân chủ nhân dân, sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc, chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Mao Trạch Đông.

Câu 34. Đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam được xác định trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên do Nguyễn Ái Quốc khởi thảo là

A. tiến hành cuộc “tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”.
B. đánh đổ phong kiến, làm cách mạng thổ địa sau đó làm cách mạng dân tộc.
C. thực hiện cách mạng ruộng đất.
D. tịch thu hết sản nghiệp của bọn đế quốc.

Câu 35. Ai là người vạch ra kế hoạch khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp ở Đông Dương?

A. Nestor Roume.
B. Paul Beau.
C. Pôn Đu-me.
D. An be – Xa rô.

Câu 36. Ngày 1/10/1949, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa thành lập đánh dấu Trung Quốc

A. chuẩn bị hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân.
B. hoàn thành cuộc cách mạng dân chủ tư sản.
C. hoàn thành cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa.
D. hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ, tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Câu 37. Sự kiện nào đánh dấu mốc sụp đổ về căn bản chủ nghĩa thực dân cũ, cùng hệ thống thuộc địa cũ của nó ở Châu Phi?

A. Năm 1960, 17 nước ở Châu Phi đã giành được độc lập.
B. Năm 1994, Nen xơn Manđêla trở thành thổng thống da đen đầu tiên.
C. Năm 1975, thắng lợi của nhân dân Môdămbích và Ănggôla trong cuộc đấu tranh chống thực dân Tây Ban Nha.
D. Chủ nghĩa Apacthai bị xóa bỏ sau ba thế kỷ tồn tại ở Nam Phi.

Câu 38. Tại sao thực dân Pháp lại đẩy mạnh khai thác thuộc địa Việt Nam ngay sau khi chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc?

A. Pháp là nước thắng trận nên có đủ sức mạnh để tiến hành khai thác ngay.
B. Để hàn gắn và khôi phục nền kinh tế sau chiến tranh.
C. Để độc chiếm thị trường Việt Nam.
D. Do Việt Nam có nhiều cao su và than đá là hai mặt hàng mà thị trường Pháp và thế giới có nhu cầu lớn.

Câu 39. Tháng 3 – 1929, tại số nhà 5D – phố Hàm Long (Hà Nội) đã diễn ra sự kiện gì?

A. Thành lập Đông Dương Cộng sản đảng.
B. Đại hội lần thứ nhất của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.
C. Chi bộ Cộng sản đầu tiên ở Việt Nam được thành lập.
D. Hội nghị thành lập Đảng.

Câu 40. Mặt trận Phản đế Đông Dương được thành lập vào thời gian nào?

A. Tháng 7/ 1936.
B. Tháng10/1930 .
C. Tháng 11/1939.
D. Tháng 11/1940.

Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Lịch sử

Câu

Đáp án

Câu

Đáp án

Câu

Đáp án

Câu

Đáp án

1

B

11

D

21

D

31

C

2

D

12

A

22

B

32

A

3

C

13

B

23

A

33

D

4

A

14

A

24

C

34

A

5

C

15

B

25

B

35

D

6

B

16

C

26

C

36

D

7

A

17

D

27

A

37

C

8

B

18

D

28

C

38

B

9

B

19

B

29

A

39

C

10

D

20

A

30

D

40

C

Tài liệu vẫn còn, mời các bạn tải về để xem chi tiết

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Tổng hợp 15 đề thi thử THPT Quốc gia 2017 môn Lịch sử Tài liệu ôn thi THPT quốc gia 2017 môn Lịch sử của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *