Bạn đang xem bài viết ✅ Tóm tắt lý thuyết và bài tập Vật lý hạt nhân Tài liệu ôn thi đại học ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

CHUYÊN ĐỀ VẬT LÝ HẠT NHÂN

PHẦN 1: TÓM TẮT LÝ THUYẾT

Bài 1: Cấu tạo của hạt nhân nguyên tử – Độ hụt khối

I. Cấu tạo của hạt nhân nguyên tử

1. Cấu hạt nhân nguyên tử

Hạt nhân được cấu tạo bởi hai loại hạt sơ cấp gọi là nuclon gồm:

– Proton: kí hiệu:

mp = 1,67262.10-27 kg, điện tích: +e.

– Notron: kí hiệu: n = 10n

mn = 1,67493.10-27kg, không mang điện tích.

a. Kí hiệu hạt nhân: AZX

A = số nuctron: số khối

Z = số proton = điện tích hạt nhân: nguyên tử số

N = A – Z: số ntron

b. Bán kính hạt nhân nguyên tử:

R = 1,2.10-15 A1/3 (m)

Tóm tắt lý thuyết và bài tập Vật lý hạt nhân

2. Đồng vị:

Những nguyên tử đồng vị là những nguyên tử có cùng số prôtôn (Z), nhưng khác số nơtrôn (N) hay số nuclôn (A).

Ví dụ: Hidrô có ba đồng vị: Tóm tắt lý thuyết và bài tập Vật lý hạt nhân

+ đồng vị bền: trong thiên nhiên có khoảng 300 đồng vị loại này.

+ đồng vị phóng xạ (không bền): có khoảng vài nghìn đồng vị phóng xạ tự nhiên và nhân tạo.

3. Đơn vị khối lượng nguyên tử:

Tham khảo thêm:   Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 93 Kết nối tri thức Ngữ văn lớp 8 trang 93 sách Kết nối tri thức tập 2

– u: có giá trị bằng 1/12 khối lượng đồng vị cacbon 126C

– 1u = 1,66058.10-27kg = 931,5 MeV/c2; 1 MeV = 1,6.10-13J.

II. Độ hụt khối – Năng lượng liên kết của hạt nhân

1. Lực hạt nhân

– Lực hạt nhân là lực tương tác giữa các nuclôn, bán kính tương tác khoảng 10-15m.

– Lực hạt nhân không cùng bản chất với lực hấp dẫn hay lực tĩnh điện; nó là lực mới truyền tương tác giữa các nuclôn trong hạt nhân gọi là tương tác mạnh.

2. Độ hụt khối Δm của hạt nhân AZX.

Khối lượng hạt nhân mhn luôn nhỏ hơn tổng khối lượng các nuclôn tạo thành hạt nhân đó một lượng Δm.

Δm = [Z.mp + (A – Z).mN – mhn].

3. Năng lượng liên kết Wlk của hạt nhân AZX.

– Năng liên kêt Là năng lượng tỏa ra khi tạo thành một hạt nhân (hay năng lượng thu vào để phá vỡ một hạt nhân thành các nuclôn riêng biệt).

Khi đơn vị của: [Wlk] = J; [mp] = [mn] = [mhn] = kg.

Thì: Wlk = [Z.mp + N.mn – mhn].c2 = Δm.c2

4. Năng lượng liên kết riêng của hạt nhân AZX.

– Năng lượng liên kết riêng là năng lượng liên kết tính trên một nuclôn Wlk/A.

– Hạt nhân có năng lượng liên kết riêng càng lớn thì càng bền vững.

Download tài liệu để xem chi tiết.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Tóm tắt lý thuyết và bài tập Vật lý hạt nhân Tài liệu ôn thi đại học của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

Tham khảo thêm:   Văn mẫu lớp 9: Viết đoạn văn về chủ đề tinh thần yêu nước của nhân dân ta Văn mẫu lớp 9 Cánh diều

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *