Bạn đang xem bài viết ✅ Toán lớp 4 Bài 42: Tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng Giải Toán lớp 4 Kết nối tri thức tập 2 trang 17, 18, 19 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giải Toán lớp 4 Bài 42: Tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng giúp các em học sinh lớp 4 tham khảo, nhanh chóng giải toàn bộ bài tập trong SGK Toán 4 Kết nối tri thức với cuộc sống tập 2 trang 17, 18, 19.

Lời giải SGK Toán 4 KNTT được biên soạn chi tiết, bám sát nội dung trong sách giáo khoa, còn hỗ trợ thầy cô soạn giáo án Bài 42 Chủ đề 8: Phép nhân và phép chia cho học sinh của mình theo chương trình mới. Mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Wikihoc.com nhé:

Giải Toán 4 Kết nối tri thức Tập 2 trang 17, 18 – Hoạt động

Bài 1

Tính bằng hai cách (theo mẫu)

Mẫu: 26 x (5+4)

Cách 1:

26 x (5+4) = 26 x 9 = 234

Tham khảo thêm:   Đề thi tuyển sinh lớp 10 tỉnh Long An năm học 2011 - 2012 môn Ngữ văn (Hệ chuyên) Sở GD&ĐT Long An

Cách 2:

26 x (5+4) = 26 x 5 + 26 x 4 = 130 + 104 = 234

a) 43 x (2+6)

b) (15 + 21) x 7

Lời giải:

a) 43 x (2+6)

Cách 1: 43 x (2+6) = 43 x 8 = 344

Cách 2: 43 x (2+6) = 43 x 2 + 43 x 6 = 86 + 258 = 344

b) (15 + 21) x 7

Cách 1: (15 + 21) x 7 = 36 x 7 = 252

Cách 2: (15 + 21) x 7 = 15 x 7 + 21 x 7 = 105 + 147 = 252

Bài 2

a) Tính giá trị của các biểu thức sau với m = 4,n =5, p= 3.

m x (n+p) (m+n) x p m x n+m x p m x p + n x p

b) Hai biểu thức nào ở câu a có giá trị bằng nhau?

Lời giải:

a) Tính giá trị của các biểu thức sau với m = 4,n =5, p= 3.

m x (n+p) (m+n) x p m x n+m x p m x p + n x p

m x (n+p) = 4 x (5+3) = 32

(m+n) x p = (4+5) x 3 = 27

m x p + n x p = 4 x 3 + 5 x 3 = 27

b) Hai biểu thức nào ở câu a có giá trị bằng nhau?

(m+n) x p = m x p + n x p = 27

Bài 3

Khối lớp Bốn có 2 lớp học vẽ, khối lớp Ba có 3 lớp học vẽ, mỗi lớp học vẽ có 12 bạn. Hỏi cả hai khối lớp có bao nhiêu bạn học vẽ?

Lời giải:

Số học sinh học vẽ cả 2 khối lớp là:

(12 x 2) + (12 x3) = 60 (học sinh)

Đáp số: 60 (học sinh)

Giải Toán 4 Kết nối tri thức Tập 2 trang 18, 19 – Luyện tập

Bài 1

Tính bằng hai cách (theo mẫu):

a) 61 x 4 + 61 x 5

b) 135 x 6 + 135 x 2

Lời giải:

a) 61 x 4 + 61 x 5

Cách 1: 61 x 4 + 61 x 5 = 244 + 305 = 549

Cách 2: 61 x 4 + 61 x 5 = 61 (4+5) = 549

b) 135 x 6 + 135 x 2

Cách 1: 135 x 6 + 135 x 2 = 810 + 270 = 1080

Cách 2: 135 x 6 + 135 x 2 = 135 x (6+2) = 1080

Bài 2

Tính bằng cách thuận tiện.

a) 67 x 3 + 67 x 7

Tham khảo thêm:   Đáp án trò chơi Đố vui dân gian - Phần 19

b) 45 x 6 + 45x 4

c) 27x 6+ 73 x6

Lời giải:

a) 67 x 3 + 67 x 7

= 67 x (3+7) = 67 x 10 = 670

b) 45 x 6 + 45x 4

= 45 x (6+4)= 450

c) 27x 6+ 73 x 6

= 6 x (27+ 73) = 600

Bài 3

Tính theo mẫu?

321 x 3 + 321 x 5 + 321 x 2

Lời giải:

321 x 3 + 321 x 5 + 321 x 2

= 321 x (3+5+2) = 3210

Bài 4

Người ta chuyển hàng để giúp đỡ đồng bào vùng lũ lụt. Đợt một chuyển được 3 chuyến. mỗi chuyến có 44 thùng hàng. Đợt hai chuyển được 3 chuyến, mỗi chuyến có 56 thùng hàng. Hỏi cả hai đợt đã chuyển được bao nhiêu thùng hàng?

Lời giải:

Số thùng hàng cả 2 chuyến là:

(44 x 3) + (56 x 3) = 300 (thùng hàng)

Đáp số: 300 (thùng hàng)

Giải Toán 4 Kết nối tri thức Tập 2 trang 19 – Luyện tập

Bài 1

Tính rồi so sánh giá trị của hai biểu thức (theo mẫu).

Bài 1

a) 23 x (7 – 4) và 23 x 7- 23 x 4

b) (8 – 3) x 9 và 8 x 9 – 3x 9

Lời giải:

a) 23 × (7 – 4) = 23 × 3

= 69

23 × 7 – 23 × 4 = 161 – 92

= 69

Vậy 23 × (7 – 4) = 23 × 7 – 23 × 4

b) (8 – 3) × 9 = 5 × 9

= 45

8 × 9 – 3 × 9 = 72 – 27

= 45

Vậy (8 – 3) × 9 = 8 × 9 – 3 × 9

Bài 2

a) Tính giá trị biểu thức?

a b c a x (b – c) a x b – a x c
5 9 2 5 x (9 – 2) = 35 5 x 9 – 5 x 2 = 35
8 7 3 ? ?
14 10 5 ? ?

b) > , < , = ?

a x (b – c) ? a x b – b x c

Lời giải:

a)

a b c a x (b – c) a x b – a x c
5 9 2 5 x (9 – 2) = 35 5 x 9 – 5 x 2 = 35
8 7 3 8 x (7 – 3) = 32 8 x 7 – 8 x 3 = 32
14 10 5 14 x (10 – 5) = 70 14 x 10 – 10 x 5 = 70
Tham khảo thêm:   Bộ đề kiểm tra 15 phút môn Sinh học lớp 8 Chương 4 Đề kiểm tra 15 phút Chương IV Sinh học lớp 8

b) a × (b – c) = a × b – a × c

Bài 3

Tính bằng cách thuận tiện?

a) 48 x 9 – 48 x 8

b) 156 x 7 – 156 x 2

Lời giải:

a) 48 × 9 – 48 × 8 = 48 × (9 – 8)

= 48 × 1

= 48

b) 156 × 7 – 156 × 2 = 156 × (7 – 2)

= 156 × 5

= 780

Bài 4

Một cửa hàng có 9 tấm vải hoa. mỗi tấm dài 36 m. Cửa hàng đã bán được 5 tấm vải hoa như vậy, Hỏi cửa hàng còn lại bao nhiêu mét vải hoa?

Lời giải

Cửa hàng còn lại số mét vải hoa là:

36 × 9 – 36 × 5 = 144 (m)

Đáp số: 144 mét vải hoa.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Toán lớp 4 Bài 42: Tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng Giải Toán lớp 4 Kết nối tri thức tập 2 trang 17, 18, 19 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *