Bạn đang xem bài viết ✅ Toán 8 Luyện tập chung trang 62 Giải Toán 8 Kết nối tri thức trang 62, 63 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giải Toán lớp 8 Luyện tập chung bao gồm đáp án chi tiết, cùng hướng dẫn giải cho từng bài tập trong SGK Toán 8 Tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống trang 62, 63.

Lời giải Toán 8 Kết nối tri thức trình bày khoa học, biên soạn dễ hiểu, giúp các em nâng cao kỹ năng giải Toán 8, từ đó học tốt môn Toán lớp 8 hơn. Đồng thời, cũng giúp thầy cô nhanh chóng soạn giáo án Bài Luyện tập chung trang 62 Chương III: Tứ giác. Vậy mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Wikihoc.com:

Giải Toán 8 Kết nối tri thức Tập 1 trang 63

Bài 3.19

Trong các tứ giác ở Hình 3.39, tứ giác nào là hình bình hành? Vì sao?

Bài 3.19

Bài giải:

a) là hình bình hành vì có các cặp góc đối bằng nhau

b) Không là hình bình hành vì có cặp góc đối không bằng nhau

c) là hình bình hành vì có AD = BC, AD // BC

Bài 3.20

Cho hình bình hành ABCD. Lấy điểm M thuộc cạnh AB và điểm N thuộc cạnh CD sao cho AM = CN. Chứng minh rằng:

Tham khảo thêm:   [Mẹo] Cách chụp ảnh màn hình game AOE - Đế Chế

a) AN = CM

b) widehat{AMC}=widehat{ANC}

Bài giải:

Bài 3.20

a) Ta có: AB//CD(hai cạnh đối trong hình bình hành ABCD)

mà M∈AB(gt)

và N∈CD(gt)

nên AM//CN

Xét tứ giác AMCN có AM//CN(cmt) và AM=CN(gt)

nên AMCN là hình bình hành(Dấu hiệu nhận biết hình bình hành)

⇒ AN=MC(hai cạnh đối trong hình bình hành AMCN)

b) AMCN là hình bình hành ⇒ widehat{AMC}=widehat{ANC}

Bài 3.21

Vẽ tứ giác ABCD theo hướng dẫn sau:

Bước 1. Vẽ đoạn thẳng AB và đường thẳng a song song với AB

Bước 2. Lấy điểm Cin a

Bước 3. Trên a chọn D sao cho CD = AB và A, D nằm cùng phía đối với BC

Hãy giải thích tại sao tứ giác ABCD là hình bình hành

Bài giải:

Bài 3.21

Xét tứ giác ABCD có:

AB = CD

AB // CD

do đó ABCD là hình bình hành

Bài 3.22

Cho hình bình hành ABC có AB = 3 cm, AD = 5 cm

a) Hỏi tia phân giác của góc A cắt cạnh CD hay cạnh BC?

b) Tính khoảng cách từ giao điểm đó đến điểm C

Bài giải:

Bài 3.22

a) Cắt cạnh BC

b)Gọi giao điểm của tia phân giác góc A và BC là K

Ta có: widehat{BKA}=widehat{DAK} (so le trong)

widehat{DAK}=widehat{BAK} (AK là tia phân giác widehat{A})

Suy ra widehat{BAK}=widehat{BKA}Rightarrow  BA là tam giác cân tại B Rightarrow BA=BK =3cm

Rightarrow CK=BC-BK=2cm

Bài 3.23

Cho hình bình hành ABCD. Lấy điểm E sao cho B là trung điểm của AE, lấy điểm F sao cho C là trung điểm của DF. Chứng minh rằng:

a) Hai tứ giác AEFD, ABFC là những hình bình hành

b) Các trung điểm của ba đoạn thẳng AF, DE, BC trùng nhau

Tham khảo thêm:   Đáp án game Tao Biết Tuốt từ câu 801 - 900

Bài giải:

a) Ta có AE = 2AB; DF = 2 CD, AB = CD suy ra AE = DF

Xét tứ giác AEFD có AE = DF. AE//DF suy ra AEFD là hình bình hành

Ta có FC = CD, AB = CD suy ra FC = AB

Xét tứ giác AEFD có FC = AB. FC//AB suy ra ABFC là hình bình hành

b) AEFD là hình bình hành suy ra trung điểm của AF và DE trùng nhau

ABFC là hình bình hành suy ra trung điểm của AF và BC trùng nhau

Do đó các trung điểm của ba đoạn thẳng AF, DE, BC trùng nhau

Bài 3.24

Cho ba điểm không thẳng hàng.

a) Tìm một điểm sao cho nó cùng với ba điểm đã cho là bốn đỉnh của một hình bình hành. Hãy vẽ hình và mô tả cách tìm

b) Hỏi tìm được bao nhiêu điểm như vậy

Bài giải

Bài 3.24

a) Gọi 3 điểm cho trước là Q, E, R

– Nối Q với E, ta được đoạn thẳng QE

– Qua R kẻ đường thẳng t // QE

– Trên t lấy điểm Y sao cho YR=QE

– Nối 4 điểm Q, E, R, Y lại với nhau ta được 1 hình bình hành

b) Tìm được 2 điểm

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Toán 8 Luyện tập chung trang 62 Giải Toán 8 Kết nối tri thức trang 62, 63 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

Tham khảo thêm:   Công văn 6902/TCHQ-GSQL Hướng dẫn thời hạn, trình tự xác nhận thông quan hàng hóa

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *