Bạn đang xem bài viết ✅ Toán 8 Luyện tập chung trang 56 Giải Toán 8 Kết nối tri thức trang 56 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giải Toán lớp 8 Luyện tập chung bao gồm đáp án chi tiết, cùng hướng dẫn giải cho từng bài tập trong SGK Toán 8 Tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống trang 56.

Lời giải Toán 8 Kết nối tri thức trình bày khoa học, biên soạn dễ hiểu, giúp các em nâng cao kỹ năng giải Toán 8, từ đó học tốt môn Toán lớp 8 hơn. Đồng thời, cũng giúp thầy cô nhanh chóng soạn giáo án Bài Luyện tập chung trang 56 Chương III: Tứ giác. Vậy mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Wikihoc.com:

Giải Toán 8 Kết nối tri thức Tập 1 trang 56

Bài 3.9

Tứ giác ABCD trong Hình 3.25 có phải là hình thang không? Vì sao?

Bài 3.9

Hướng dẫn:

Vận dụng các tính chất của hình thang.

Bài giải:

Hai góc trong cùng phía A và D bù nhau nên AB // CD suy ra ABCD là hình thang

Bài 3.10

Cho hình thang cân ABCD (AB // CD) có AB = AD. Biết widehat{ABD}=30^{circ}, tính số đo các góc của hình thang đó.

Tham khảo thêm:   Bài văn mẫu lớp 12: Chứng minh thơ là hùng biện du dương qua tác phẩm Mùa xuân nho nhỏ Những bài văn mẫu lớp 12 hay nhất

Hướng dẫn:

Vận dụng Tổng các góc trong một tứ giác bằng 360 độ.

Vận dụng các tính chất của hình thang cân.

Bài giải:

Bài 3.10

Ta có: AB = AD suy ra tam giác ABD cân tại A Rightarrow widehat{ABD}=widehat{ADB}=30^{circ}

Rightarrow widehat{A}=180^{circ}-30^{circ}-30^{circ}=120^{circ}

Xét hình thang cân ABCD ta có: widehat{A}=widehat{B}=120^{circ}

widehat{D}=widehat{C}=180^{circ}-120^{circ}=60^{circ}

Bài 3.11

Tính số đo các góc của tứ giác ABCD trong Hình 3.26

Bài 3.11

Hướng dẫn:

Vận dụng các tính chất của tam giác cân

Vận dụng định lí Tổng các góc trong một tam giác.

Bài giải:

AB = AD suy ra tam giác ABD cân tại A

Rightarrow widehat{ABD}=widehat{ADB}=40^{circ}

Rightarrow widehat{A}=180^{circ}-40^{circ}-40^{circ}=100^{circ}

CB = CD suy ra tam giác CBD cân tại C widehat{CBD}=widehat{CDB}=120^{circ}-40^{circ}=80

Rightarrow widehat{C}=180^{circ}-80^{circ}-80^{circ}=20^{circ}

widehat{B}=360^{circ}-120^{circ}-100^{circ}-20^{circ}=120^{circ}

Bài 3.12

Cho M là một điểm nằm trong tam giác đều ABC. Qua M kẻ các đường thẳng song song với BC, CA, AB lần lượt cắt AB, BC, CA tại các điểm P, Q, R

a) Chứng minh tứ giác APMR là hình thang cân

b) Chứng minh rằng chu vi tam giác PQR bằng tổng độ dài MA + MB + MC

c) Hỏi với vị trí nào của M thì tam giác PQR là tam giác đều?

Hướng dẫn:

Vận dụng các tính chất của tam giác đều, tính chất của hình thang cân

Bài giải:

Bài 3.12

a) Ta có MR // AP suy ra APMR là hình thang

PM // BQ suy ra widehat{P1}=widehat{B} (hai góc đồng vị)

Lại có: widehat{A}=widehat{B} (do tam giác ABC đều) Rightarrow widehat{A}=widehat{P1}

Suy ra APMR là hình thang cân

b) Tương tự câu a) ta chứng minh được tứ giác QMRC và PMQB là hình thang cân

suy ra PR = MA, RQ = MC, PQ = MB (cặp đường chéo của hình thang cân)

Tham khảo thêm:   Đề thi thử THPT Quốc gia 2019 trường THPT chuyên Bắc Ninh, Bắc Ninh Đề minh họa môn Toán năm 2019

Rightarrow PR+RQ+PQ=MA+MB+MC

c) Tam giác PRQ đều khi PR = RQ = PQ hay MA = MB = MC suy ra M cách đều 3 đỉnh tam giác ABC hay chính là tâm đương tròn ngoại tiếp tam giác ABC

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Toán 8 Luyện tập chung trang 56 Giải Toán 8 Kết nối tri thức trang 56 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *