Bạn đang xem bài viết ✅ Toán 8 Bài 1: Hình chóp tam giác đều – Hình chóp tứ giác đều Giải Toán 8 Chân trời sáng tạo trang 43, 44, 45, 46, 47 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Toán lớp 8 tập 1 trang 43, 44, 45, 46, 47 Chân trời sáng tạo là tài liệu vô cùng hữu ích mà Wikihoc.com muốn giới thiệu đến quý thầy cô cùng các bạn học sinh lớp 8 tham khảo.

Giải Toán 8 Chân trời sáng tạo Bài 1 Hình chóp tam giác đều – Hình chóp tứ giác đều được biên soạn đầy đủ, chi tiết trả lời các câu hỏi phần bài tập cuối bài chương II trang 46, 47. Qua đó giúp các bạn học sinh có thể so sánh với kết quả mình đã làm. Vậy sau đây là nội dung chi tiết Toán lớp 8 tập 1 Bài 1 Hình chóp tam giác đều – Hình chóp tứ giác đều Chân trời sáng tạo, mời các bạn cùng theo dõi tại đây.

Toán 8 Tập 1 trang 46, 47 Chân trời sáng tạo

Bài tập 1

Quan sát hai hình dưới đây và thay mỗi dấu ? cho thích hợp

Hình

Đáy

Mặt bên

Số cạnh đáy

Số mặt bên

Số mặt

Hình chóp tam giác đều

?

Tam giác cân

?

?

?

Hình chóp tứ giác đều

Hình vuông

?

?

?

?

Tham khảo thêm:   Tiếng Anh 7 Unit 6: Language focus Soạn Anh 7 trang 60, 61 sách Cánh diều

Gợi ý đáp án

Hình

Đáy

Mặt bên

Số cạnh đáy

Số mặt bên

Số mặt

Hình chóp tam giác đều

Tam giác đều

Tam giác cân

3

3

4

Hình chóp tứ giác đều

Hình vuông

Tam giác cân

4

4

5

Bài tập 2

Cho hình chóp tứ giác đều S. MNPQ có cạnh bên SM = 15 cm và cạnh đáy MN = 8 cm. Hãy cho biết

a) Mặt bên và mặt đáy của hình đó.

b) Độ dài các cạnh bên và cạnh đáy của hình đó

Gợi ý đáp án

a) Mặt bên: SMN, SNP, SPQ, SMQ

Mặt đáy: MNPQ

b) Các cạnh bên: SM = SN = SP = SQ =15 cm

Cạnh đáy: MN = NP = PQ = MQ = 8 cm

Bài tập 3

Cho hình chóp tam giác đều S. DEF có cạnh bên SE = 5cm và cạnh đáy EF = 3 cm. Hãy cho biết:

a) Mặt bên và mặt đáy của hình chóp.

b) Độ dài các cạnh bên và cạnh đáy còn lại của hình chóp

c) Số đo mỗi góc của mặt đáy.

Gợi ý đáp án

a) Mặt bên: SDE, SEF, SDF

Mặt đáy: DEF

b) Các cạnh bên: SE = SF = SD = 5 cm

Các cạnh đáy: DE = EF = DF = 3 cm

c) DEF là tam giác đều nên widehat{DEF}=widehat{DFE}=widehat{EDF}=60^{circ}

Bài tập 4

Các phát biểu sau đúng hay sai? Nếu sai thì sửa cho lại cho đúng.

a) Hình chóp tam giác đều có các cạnh bên bằng nhau và đáy là hình tam giác có ba cạnh bằng nhau.

b) Hình chóp tứ giác đều có tất cả các cạnh bằng nhau

Tham khảo thêm:   Bài tập tiếng Anh lớp 10 Unit 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống Tiếng Anh lớp 10 Unit 6 Gender equality (Có đáp án)

Gợi ý đáp án

a) Đúng

b) Sai.

Hình chóp tứ giác đều có các cạnh bên bằng nhau và đáy là hình vuông có bốn cạnh bằng nhau.

Bài tập 5

Trong các tấm bìa dưới đây, tấm bìa nào gấp theo đường màu đỏ thì được một hình chóp tứ giác đều?

Gợi ý đáp án

Các tấm b) c)

Bài tập 6

Chị Hà dự định gấp một hộp quà từ tấm bìa như Hình 12. Cái hộp mà chị Hà dự định gấp có dạng hình gì

Gợi ý đáp án

Hình chóp tứ giác đều

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Toán 8 Bài 1: Hình chóp tam giác đều – Hình chóp tứ giác đều Giải Toán 8 Chân trời sáng tạo trang 43, 44, 45, 46, 47 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *