Bạn đang xem bài viết ✅ Toán 7 Bài tập cuối chương II – Kết nối tri thức với cuộc sống Giải Toán lớp 7 trang 39 – Tập 1 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Toán 7 Bài tập cuối chương II giúp các em học sinh lớp 7 tham khảo, biết cách giải toàn bộ các bài tập SGK Toán 7 Tập 1 trang 39 sách Kết nối tri thức với cuộc sống.

Với lời giải chi tiết bài tập Toán 7 này, còn giúp các em học sinh ôn tập và củng cố các dạng bài tập trong Chương 2 – Số thực, cũng như rèn luyện kỹ năng giải môn Toán thật tốt. Nhờ đó, sẽ đạt kết quả cao trong các bài kiểm tra, bài thi sắp tới. Chi tiết mời các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Wikihoc.com:

Giải Toán 7 Kết nối tri thức với cuộc sống trang 39 tập 1

Bài 2.27

Sử dụng máy tính cầm tay làm tròn các số sau đến chữ số thập phân thứ nhất:

a = sqrt 2 ;b = sqrt 5

Tính tổng hai số thập phân nhận được.

Gợi ý đáp án:

Ta có: a = 1,414…; b = 2,336

Làm tròn đến chữ số thập phân thứ nhất, ta được: a approx 1,4;b approx 2,2

Tổng 2 số thập phân nhận được là: 1,4 + 2,2 = 3,6

Tham khảo thêm:   Quyết định 684/QĐ-TLĐ Quy trình kiểm tra, giám sát, xử lý kỷ luật của công đoàn

Bài 2.28

Dùng thước dây có vạch chia để đo độ dài đường gấp khúc ABC trong Hình 2.8 (đơn vị xentimet, làm tròn đến chữ số thập phân thứ nhất). So sánh kết quả với kết quả với kết quả của Bài tập 2.27.

Bài 2.28

Gợi ý đáp án:

Ta có: AB approx 2,2(cm);BC = 1,4(cm)

Vậy độ dài đường gấp khúc ABC là: 2,2 +1,4 = 3,6 (cm)

Kết quả này trùng với kết quả ở bài tập 2.27

Bài 2.29

Chia sợi dây đồng dài 10 m thành 7 đoạn bằng nhau.

a) Tính độ dài mỗi đoạn dây nhận được, viết kết quả dưới dạng số thập phân vô hạn tuần hoàn.

b) Dùng 4 đoạn dây nhận được ghép thành một hình vuông. Gọi C là chu vi của hình vuông đó. Hãy tìm C bằng hai cách rồi so sánh kết quả:

Cách 1: Dùng thước dây có vạch chia để đo, lấy chính xác đến xentimet.

Cách 2: Tính C = 4.frac{{10}}{7}, viết kết quả dưới dạng số thập phân với độ chính xác 0,005.

Gợi ý đáp án:

a) Mỗi đoạn dây nhận được là: frac{{10}}{7} = 1,(428571) (m)

b) Cách 1: Dùng thước đo, ta được mỗi đoạn dây dài 143 cm.

Chu vi hình vuông là: 4.143 = 572 cm

Cách 2: C = 4.frac{{10}}{7} = 5,(714285) approx 5,71(m)

Chú ý:

Với 2 cách đo đạc và tính toán, ta có thể nhận được kết quả chênh lệch (không đáng kể), tùy vào cách làm tròn.

Bài 2.30

a) Cho hai số thực a = -1,25 và b = -2,3. So sánh a và b, |a| và |b|.

b) Ta có nhận xét trong hai số âm, số nào có giá trị tuyệt đối lớn hơn là số bé hơn.

Tham khảo thêm:   Toán 7 Bài 1: Biểu thức số. Biểu thức đại số Giải Toán lớp 7 trang 45, 46 - Tập 2 sách Cánh diều

Em hãy áp dụng nhận xét này để so sánh -12,7 và -7,12.

Gợi ý đáp án:

a) Vì 1,25 < 2,3 nên -1,25 > -2,3 hay a > b

begin{array}{l}left| a right| = left| { - 1,25} right| = 1,25;\left| b right| = left| { - 2,3} right| = 2,3end{array}

Vì 1,25 < 2,3 nên left| a right| < left| b right|.

b) Ta có -12,7 và -7,12 là các số âm, số -12,7 có giá trị tuyệt đối lớn hơn là số bé hơn nên -12,7 là số bé hơn.

Vậy -12,7 < -7,12.

Bài 2.31

Cho hai số thực a = 2,1 và b = -5,2.

a) Em có nhận xét gì về hai tích a.b và -|a|.|b|?

b) Ta có cách nhân hai số khác dấu như sau: Muốn nhân hai số khác dấu ta nhân các giá trị tuyệt đối của chúng rồi đặt dấu “-“ trước kết quả.

Em hãy áp dụng quy tắc trên để tính (-2,5).3

Gợi ý đáp án:

a) Ta có: a.b = 2,1. (-5,2) = -10,92

begin{array}{l}left| a right| = 2,1;left| b right| = 5,2\ Rightarrow  - left| a right|.left| b right| =  - 2,1.5,2 =  - 10,92end{array}

Nhận xét: a.b = -|a|.|b|

b) Ta có: -2,5 và 3 là số trái dấu và |-2,5| = 2,5; |3| = 3 nên (-2,5).3 = -(2,5.3) = -7,5

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Toán 7 Bài tập cuối chương II – Kết nối tri thức với cuộc sống Giải Toán lớp 7 trang 39 – Tập 1 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *