Bạn đang xem bài viết ✅ Toán 7 Bài 4: Diện tích xung quanh và thể tích của hình lăng trụ đứng tam giác, lăng trụ đứng tứ giác Giải Toán lớp 7 trang 59 sách Chân trời sáng tạo – Tập 1 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giải Toán lớp 7 bài 4: Diện tích xung quanh và thể tích của hình lăng trụ đứng tam giác, lăng trụ đứng tứ giác bao gồm đáp án chi tiết cho từng phần, từng bài tập trong SGK Toán 7 Tập 1 Chân trời sáng tạo trang 59, 60, 61, 62, 63.

Lời giải Toán 7 Bài 4 Chân trời sáng tạo trình bày khoa học, biên soạn dễ hiểu, giúp các em nâng cao kỹ năng giải Toán 7, từ đó học tốt môn Toán lớp 7 hơn. Đồng thời, cũng giúp thầy cô nhanh chóng soạn giáo án Bài 4 Chương III – Các hình khối trong thực tiễn. Vậy mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Wikihoc.com:

Giải Toán 7 Chân trời sáng tạo tập 1 bài 4 – Thực hành

Thực hành 1

Tính diện tích xung quanh của lăng trụ đứng có đáy là hình thang được cho trong Hình 2.

Tham khảo thêm:   Công điện 01/2013/CĐ-BTC Yêu cầu tăng cường các mặt công tác trong dịp Tết Nguyên đán Quý Tỵ năm 2013

Hình 2

Gợi ý đáp án:

Hình lăng trụ đứng có đáy là hình thang được cho trong Hình 2 có chiều cao là 6 cm.

Chu vi đáy của lăng trụ đứng là:

4 + 4 + 5 + 7 = 20 (cm).

Diện tích xung quanh của lăng trụ đứng là:

20 . 6 = 120 (cm2).

Vậy diện tích xung quanh của lăng trụ đứng trong Hình 2 là 120 cm2.

Thực hành 2

Tính diện tích xung quanh của một trụ bê tông hình lăng trụ đứng có chiều cao 2 m và đáy là tam giác đều có cạnh 0,5 m (Hình 4).

Hình 4

Gợi ý đáp án:

Ta có đáy của hình lăng trụ là tam giác đều

=> Các cạnh của tam giác đó bằng nhau và bằng 0,5m

=> Chu vi đáy hình lăng trụ là: 0,5 . 3 = 1,5 (m)

Chiều cao của hình lăng trụ là: 2m

=> Diện tích xung quanh của một trụ bê tông là: 2 . 1,5 = 3 (m2)

Vậy diện tích xung quanh của một trụ bê tông là 3m2

Thực hành 3

Tính thể tích lăng trụ đứng tứ giác có đáy là hình thang với kích thước cho trong Hình 5.

Hình 5

Gợi ý đáp án:

Diện tích đáy lăng trụ đứng tứ giác là:

{S_d} = frac{{left( {5 + 8} right).4}}{2} = 26left( {c{m^2}} right)

Chiều cao lăng trụ đứng tứ giác là: 12cm

Thể tích của lăng trụ đứng tứ giác là:

V = Sd . h = 26 . 12 = 312 (m3)

Vậy thể tích lăng trụ đứng tứ giác là 312 m3

Thực hành 4

Để thi công một con dốc, người ta đúc một khối bê tông hình lăng trụ đứng tam giác có kích thước như Hình 8. Hãy tính thể tích của khối bê tông.

Tham khảo thêm:   Tổng hợp bài tập trắc nghiệm Hình học lớp 12 Chương 3 Bài tập trắc nghiệm Hình học lớp 12

Hình 8

Gợi ý đáp án:

Diện tích đáy của khối bê tông hình lăng trụ đứng là:

{S_d} = frac{1}{2}.7.24 = 84left( {{m^2}} right)

Chiều cao của khối bê tông hình lăng trụ đứng là: 22m

Thể tích của khối bê tông hình lăng trụ đứng là:

V = Sd . h = 84 . 22 = 1848 (m3)

Vậy thể tích của khối bê tông là 1848 m3

Giải Toán 7 Chân trời sáng tạo trang 62, 63 tập 1

Bài 1

Một chiếc hộp đèn có dạng hình lăng trụ đứng tam giác có kích thước như Hình 10. Tính diện tích xung quanh của chiếc hộp.

Hình 10

Gợi ý đáp án:

Diện tích xung quanh của chiếc hộp là:

Sxq = Cđáy . h = (20+12+16). 25 = 1200 (cm2)

Bài 2

Một chiếc lều trại có hình dạng và kích thước như Hình 11. Tính tổng diện tích tấm bạt có thể phủ kín toàn bộ lều (không tính mặt tiếp giáp với đất) và thể tích của chiếc lều

Hình 11

Gợi ý đáp án:

Diện tích tấm bạt có thể phủ kín toàn bộ lều (không tính mặt tiếp giáp với đất) là:

S = Sxq + Sđáy = (4+2,5+2,5).6 + dfrac{1}{2}.4.1,5 = 57 (m2)

Thể tích của chiếc lều là:

V = Sđáy . h = dfrac{1}{2} .4.1,5 . 6 = 12 (m3)

Bài 3

Một cái bục hình lăng trụ đứng có kích thước như Hình 12.

a) Người ta muốn sơn tất cả các mặt của cái bục. Diện tích cần sơn là bao nhiêu?

b) Tính thể tích của cái bục.

Hình 12

Gợi ý đáp án:

Diện tích xung quanh của lăng trụ là: (4+8+5+5). 12 = 264 (dm2)

Diện tích đáy của lăng trụ là: (5+8).4:2 = 26 (dm2)

Tham khảo thêm:   Văn mẫu lớp 11: Viết đoạn văn nêu nhận xét về một nhân vật/ chi tiết trong một truyện thơ Những bài văn hay lớp 11

Diện tích cần sơn là:

Sxq + 2. Sđáy = 264 + 2. 26 = 316 (dm2)

Thể tích bục là:

V = Sđáy . h = 26. 12 = 312 (dm3)

Bài 4

Tính thể tích hình lăng trụ đứng có đáy là hình thang cân với kích thước như hình 13

Hình 13

Gợi ý đáp án:

Diện tích đáy là:

(8+4).3:2 = 18 (cm2)

Thể tích lăng trụ đứng là:

V = Sđáy . h = 18.9 = 162 (cm3)

Bài 5

Để làm đường dẫn bắc ngang một con đê, người ta đúc một khối bê tông có kích thước như Hình 14. Tính chi phí để đúc khối bê tông đó, biết rằng chi phí để đúc 1 m3 bê tông là 1,2 triệu đồng.

Hình 14

Gợi ý đáp án:

Diện tích đáy hình thang là: (2+2+9).4:2 = 26 (m2)

Thể tích khối bê tông đó là:

V = Sđáy . h = 26. 6 = 156 (m3)

Chi phí để đúc khối bê tông đó là:

156 . 1,2 = 187,2 (triệu đồng)

Bài 6

Một hình lăng trụ đứng tứ giác có kích thước đáy như hình 15, biết chiều cao của lăng trụ là 7 cm. Tính thể tích của hình lăng trụ.

Hình 15

Gợi ý đáp án:

Diện tích đáy của lăng trụ là:

dfrac{1}{2}.3.6+dfrac{1}{2}.4.6 = 21 (cm^{2} )

Tính thể tích lăng trụ đứng là:

V = Sđáy . h = 21.7 = 147 (cm3)

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Toán 7 Bài 4: Diện tích xung quanh và thể tích của hình lăng trụ đứng tam giác, lăng trụ đứng tứ giác Giải Toán lớp 7 trang 59 sách Chân trời sáng tạo – Tập 1 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *