Bạn đang xem bài viết ✅ Toán 7 Bài 33: Quan hệ giữa ba cạnh của một tam giác Giải Toán lớp 7 trang 66 sách Kết nối tri thức với cuộc sống – Tập 2 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giải bài tập SGK Toán 7 Tập 2 trang 66, 67, 68, 69 sách Kết nối tri thức với cuộc sống giúp các em học sinh lớp 7 xem gợi ý giải các bài tập của Bài 33: Quan hệ giữa ba cạnh của một tam giác.

Thông qua đó, các em sẽ biết cách giải toàn bộ các bài tập của bài 33 Chương IX – Quan hệ giữa các yếu tố trong một tam giác trong sách giáo khoa Toán 7 Tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống. Đồng thời, cũng giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án cho học sinh của mình theo chương trình mới. Vậy mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Wikihoc.com nhé:

Giải Toán 7 Kết nối tri thức với cuộc sống trang 69 tập 2

Bài 9.10

Cho các bộ ba đoạn thẳng có độ dài như sau:

a) 2 cm, 3 cm, 5 cm;

b) 3 cm, 4 cm, 6 cm;

c) 2 cm,4 cm, 5 cm;

Tham khảo thêm:   Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Toán Sở GD&ĐT Long An Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2017 môn Toán

Hỏi bộ ba nào là không thể là độ dài ba cạnh của một tam giác? Vì sao? Với mỗi bộ ba còn lại, hãy vẽ một tam giác có độ dài ba cạnh được cho trong bộ ba đó.

Gợi ý đáp án:

a) 5= 2+3

b) 6< 3+4

c) 5 < 2+4

Từ đó, ta thấy được bộ ba đoạn thẳng 2cm, 3cm, 5cm không thể là độ dài ba cạnh của một tam giác.

a)

Bài 9.10

b)

Bài 9.10

Bài 9.11

a) Cho tam giác ABC có AB= 1 cm và BC = 7 cm. Hãy tìm độ dài cạnh CA biết rằng đó là một số nguyên (cm)

b) Cho tam giác ABC có AB= 2 cm, BC = 6 cm và BC là cạnh lớn nhất. Hãy tìm độ dài CA, biết rằng đó là một số nguyên (cm)

Gợi ý đáp án:

a) Theo bất đẳng thức tam giác ta có: CA < AB+ BC= 1+7 = 8

Vậy CA < 8

Cũng theo bất đẳng thức , ta có AB + CA > BC

=>1+ CA > 7

=> CA > 7-1=6

Vậy CA> 6. Ta có 6< CA < 8 => CA= 7

b) Ta có BC là cạnh lớn nhất => CA< BC=> CA< 6

Theo bất đẳng thức, ta có AB + CA > BC

=> 2 + CA > 6

=>CA > 6-2=4

Vậy ta có 4< CA < 6 => CA = 5

Bài 9.12

Cho điểm M nằm trong tam giác ABC. Gọi N là giao điểm của đường thẳng AM và cạnh BC (H.9.18)

Bài 9.12

a) So sánh MB với MN + NB, từ đó suy ra MA+MB < NA+NB

Tham khảo thêm:   Công văn 3138/BHXH-CSXH Hướng dẫn xác định đối tượng được hỗ trợ theo Quyết định 28

b) So sánh NA với CA + CN, từ đó suy ra NA+ NB < CA + CB

c) Chúng minh MA + MB< CA + CB

Gợi ý đáp án:

Bài 9.12

a) Xét bất đẳng thức trong tam giác MNB:

=> MB < MN + NB

=> MB + MA < MN + NB + MA

=> MB + MA < NB + NA ( M thuộc NA)

b) Xét bất đẳng thức trong tam giác NCA:

=> NA < CN + CA

=> NA + NB < CN + NB + CA

=> NA + NB < CB + CA ( N thuộc CB)

c) Ta có MB + MA < NB +NA

NA + NB < CA + CB

=> MB + MA < NA + NB < CA + CB

=> MB+ MA < CA + CB

Bài 9.13

Cho tam giác ABC, điểm D nằm giữa B và C. Chúng minh rằng AD nhỏ hơn nủa chu vi tam giác ABC

Gợi ý đáp án:

Bài 9.13

Xét bất đẳng thức trong tam giác ABD ta có:

AD < AB + BD (1)

Xét bất đẳng thức trong tam giác ADC ta có:

AD < AC + CD (2)

Cộng 2 vế của (1) với (2) ta có:

2 AD < AB + AC + BD + CD

=> 2AD < AB + AC+ BC (D nằm giữa B và C)

=> AD<frac{(AB+AC+BC)}{2}

Vậy AD nhỏ hơn nửa chu vi của tam giác ABC

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Toán 7 Bài 33: Quan hệ giữa ba cạnh của một tam giác Giải Toán lớp 7 trang 66 sách Kết nối tri thức với cuộc sống – Tập 2 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

Tham khảo thêm:   Thông tư 55/2020/TT-BTC Quản lý kinh phí đào tạo lưu học sinh nước ngoài tại Việt Nam

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *