Bạn đang xem bài viết ✅ Toán 7 Bài 3: Tam giác cân Giải Toán lớp 7 trang 59 sách Chân trời sáng tạo – Tập 2 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giải bài tập SGK Toán 7 Tập 2 trang 59, 60, 61, 62, 63 sách Chân trời sáng tạo giúp các em học sinh lớp 7 xem gợi ý giải các bài tập của Bài 3: Tam giác cân.

Thông qua đó, các em sẽ biết cách giải toàn bộ các bài tập của bài 3 Chương 8 – Tam giác trong sách giáo khoa Toán 7 Tập 2 Chân trời sáng tạo. Đồng thời, cũng giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án cho học sinh của mình theo chương trình mới. Vậy mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Wikihoc.com:

Giải Toán 7 Chân trời sáng tạo trang 62, 63 tập 2

Bài 1

Tìm các tam giác cân và tam giác đều trong mỗi hình sau (Hình 13). Giải thích.

Hình 13

Gợi ý đáp án:

a. Delta ABM đều vì AB = AM = BM

Delta AMC cân tại M vì AM= MC

b. Delta EHF cân tại E vì EH = EF

Delta EDG đều vì: ED = EG = DG

Delta EDH cân tại D vì DE = DH

Delta EGF cân tại G vì GE = GF

c. Delta EGH cân tại E vì EG = EH

Delta IGH đều vì widehat{I} = 60^{0}, IG = IH

Tham khảo thêm:   Quyết định về việc thu phí trông giữ xe đạp, xe máy, ô tô trên địa bàn Hà Nội

d. Delta MBC cân tại C vì widehat{M} = widehat{B} = 71^{0}.

(widehat{B} = 180^{o} - 71^{o} - 38^{o} = 71^{o} ).

Bài 2

Cho hình 14, biết ED = EF và EI là tia phân giác củawidehat{DEF}.

Chứng minh rằng:

a. Delta EID = Delta EIF

b. Tam giác DIF cân.

Hình 14

Gợi ý đáp án:

a. Xét Delta EIDDelta EIF có:

EI chung

widehat{DEI} = widehat{IEF}

DE = EF.

Rightarrow  Delta EID = Delta EIF (c.g.c)

b. Vì Delta EID = Delta EIF (chứng minh trên)

Rightarrow  ID = IF

Rightarrow Tam giác DIF cân tại I.

Bài 3

Cho tam giác ABC cân tại A có widehat{A} = 56^{0}

Hình 15

a. Tính widehat{B}, widehat{C}.

b. Gọi M, N lần lượt là trung điểm của AB, AC. Chứng minh tam giác AMN cân.

c. Chứng minh rằng MN // BC.

Gợi ý đáp án:

a. Vì tam giác ABC cân tại A Rightarrow  widehat{B} = widehat{C} = (180^{0} - 56^{0}) : 2 = 62^{0}

b. Vì M, N lần lượt là trung điểm của AB, AC nên AM = MB = frac{AB}{2}, AM = MC = frac{AC}{2}

mà AB = AC ( vì Delta ABC cân)

Rightarrow  AM = AN

Rightarrow Tam giác AMN cân tại A.

c. Xét Delta AMN cân tại A có: widehat{AMN} = frac{180^{o}-widehat{A}}{2}

Xét Delta ABC cân tại A có: widehat{ABC} = frac{180^{o}-widehat{A}}{2}

Rightarrow   widehat{AMN}  = widehat{ABC}

Mà 2 góc này ở vị trí đồng vị

Rightarrow  MN // BC.

Bài 4

Cho tam giác ABC cân tại A (hình 16). Tia phân giác của góc B cắt AC tại F, tia phân giác của góc C cắt AB tại E.

a) Chứng minh rằng widehat{ABF} = widehat{ACE}

b) Chứng minh rằng tam giác AEF cân.

c) Gọi I là giao điểm của BF và CE. Chứng minh rằng tam giác IBC và tam giác IEF là những tam giác cân.

Hình 16

Gợi ý đáp án:

a) Vì tam giác ABC cân tại A

Rightarrow widehat{B} = widehat{C}

widehat{ABF} = frac{1}{2}widehat{B};  widehat{ACE}= frac{1}{2}widehat{C}

Rightarrow widehat{ABF} = widehat{ACE}

b) Xét tam giác Delta AECDelta AFB có:

widehat{A} chung

AB = AC

widehat{ABF} = widehat{ACE}

Rightarrow Delta AEC = Delta AFB (g.c.g)

Rightarrow AE = AF

RightarrowTam giác AEF cân tại A.

c) +) Chứng minh tương tự câu a ta có: widehat{IBC} = widehat{ICB}.

Xét tam giác IBC có: widehat{IBC} = widehat{ICB}

Rightarrow Delta IBC cân tại I.

+) Delta IBC cân tại I nên IB = IC

Delta AEC = Delta AFB nên BF = CE

Tham khảo thêm:   Đề kiểm tra học kì II lớp 8 môn Mỹ thuật - THCS Huỳnh Phước, Ninh Thuận (Đề 1) Đề kiểm tra Mỹ Thuật

Ta có: IE = CE – IC; IF = BF – BI

Rightarrow IE = IF

Rightarrow Delta IEF cân tại I.

Bài 5

Phần thân của một móc treo quần áo có dạng hình tam giác cân (Hình 17a) được vẽ lại như Hình 17b. Cho biết AB = 20cm; BC = 28cm và widehat{B} = 35^{0}. Tìm số đo các góc còn lại và chu vi của tam giác ABC.

Hình 17

Gợi ý đáp án:

Vì tam giác ABC cân tại A

Rightarrow AB = AC = 20cm; widehat{B} = widehat{C} = 35^{0}

Rightarrow  widehat{A} = 180^{0} - 35^{0} - 35^{0}= 110^{0}

Chu vi tam giác ABC = AB + AC + BC = 20 + 20 + 28 = 68 (cm).

Bài 6

Một khung cửa sổ hình tam giác có thiết kế như Hình 18a được vẽ lại như Hình 18b

Hình 18

a. Cho biết widehat{A_{1}} = 42^{0}. Tính số đo của widehat{M_{1}}, widehat{B_{1}}, widehat{M_{2}}

b. Chứng minh MN // BC, MP // AC.

c. Chứng minh bốn tam giác cân AMN, MBP, PMN, NPC bằng nhau.

Gợi ý đáp án:

a. Vì AM = AN => Tam giác AMN cân tại A

=> widehat{M_{1}} = frac{180^{o}-widehat{A}}{2}=69^{0}.

+ Trong tam giác ABC có AB = BC (vì AM = AN = BM = CN; AB = AM + MB; AC = AN + NC)

=> Tam giác ABC cân tại A

=> widehat{B_{1}} =frac{180^{o}-widehat{A}}{2}=69^{0}.

+ Trong tam giác MBP có MB = MP

=> Tam giác MBP cân tại M

=> widehat{M_{2}} = 180^{o}- 2.widehat{B_{1}} = 42^{0}

b. + Vì widehat{M_{1}} = widehat{B_{1}}

Mà 2 góc này ở vị trí đồng vị

=> MN // BC

+ Ta có: widehat{M_{2}} =  widehat{A_{1}} = 42^{0}

mà hai góc ở vị trí đồng vị

=> MP // AC.

c. + Xét Delta AMNDelta MBP có:

AM = MB

widehat{M_{2}} =  widehat{A_{1}} = 42^{0}

AN = MP

Rightarrow Delta AMN = Delta MBP (c.g.c).

+ Xét Delta PMNDelta NPC có:

PM = NP

widehat{MPN} =  widehat{PNC} (vì MP // AC, hai góc ở vị trí so le trong).

PN = NC

Rightarrow Delta PMN = Delta NPC (c.g.c)

+ Xét Delta PMNDelta AMN có:

MN chung

PM = AM

PN = AN

Rightarrow Delta PMN = Delta AMN (c.c.c).

Vậy bốn tam giác cân AMN, MBP, PMN, NPC bằng nhau.

Tham khảo thêm:   Luật Kiểm toán nhà nước sửa đổi 2019 Luật số 55/2019/QH14

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Toán 7 Bài 3: Tam giác cân Giải Toán lớp 7 trang 59 sách Chân trời sáng tạo – Tập 2 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *