Bạn đang xem bài viết ✅ Toán 7 Bài 3: Hình lăng trụ đứng tam giác – Hình lăng trụ đứng tứ giác Giải Toán lớp 7 trang 55 sách Chân trời sáng tạo – Tập 1 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giải Toán lớp 7 bài 3: Hình lăng trụ đứng tam giác – Hình lăng trụ đứng tứ giác bao gồm đáp án chi tiết cho từng phần, từng bài tập trong SGK Toán 7 Tập 1 Chân trời sáng tạo trang 55, 56, 57, 58.

Lời giải Toán 7 Bài 3 Chân trời sáng tạo trình bày khoa học, biên soạn dễ hiểu, giúp các em nâng cao kỹ năng giải Toán 7, từ đó học tốt môn Toán lớp 7 hơn. Đồng thời, cũng giúp thầy cô nhanh chóng soạn giáo án Bài 3 Chương III – Các hình khối trong thực tiễn. Vậy mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Wikihoc.com:

Giải Toán 7 Chân trời sáng tạo tập 1 bài 3 – Thực hành

Thực hành 1

Quan sát hình lăng trụ đứng tứ giác trong Hình 3.

a) Hãy chỉ ra các mặt đáy và mặt bên của lăng trụ đứng tứ giác.

Tham khảo thêm:   Tổng hợp code Chiến Binh Thần Vực và cách nhập

b) Cạnh bên AE bằng các cạnh nào?

Hình 3

Gợi ý đáp án:

a) Hình lăng trụ đứng tứ giác ABCD.EFGH có:

– Các mặt đáy là: ABCD; EFGH.

– Các mặt bên là: ABFE; BCGF; CDHG; ADHE.

b) Hình lăng trụ đứng tứ giác ABCD.EFGH có các mặt bên là hình chữ nhật.

Khi đó:

+ ABFE là hình chữ nhật nên AE = BF.

+ BCGF là hình chữ nhật nên BF = CG.

+ CDHG là hình chữ nhật nên CG = DH.

+ ADHE là hình chữ nhật nên DH = AE.

Do đó AE = BF = CG = DH.

Vậy cạnh bên AE bằng các cạnh: BF; CG; DH.

Thực hành 2

Tạo lập hình lăng trụ đứng tam giác có kích thước ba cạnh đáy là 2 cm, 3 cm, 4 cm và chiều cao 3,5 cm theo hướng dẫn sau:

Hình 5

– Vẽ ba hình chữ nhật với kích thước như Hình 5a.

– Cắt miếng bìa như hình vẽ rồi gấp theo đường nét đứt, ta được hình lăng trụ đứng tam giác như Hình 5b.

Gợi ý đáp án:

– Cắt miếng bìa như hình vẽ rồi gấp theo đường nét đứt, ta được hình lăng trụ đứng tam giác như Hình 5b.

Thực hành 3

Tạo lập hình lăng trụ đứng có đáy là hình vuông cạnh 3cm và chiều cao 5cm.

Gợi ý đáp án:

Tạo lập hình lăng trụ đứng có đáy là hình vuông cạnh 3 cm và chiều cao 5 cm như sau:

– Vẽ bốn hình chữ nhật với kích thước như hình vẽ sau.

Tham khảo thêm:   Biên bản xác định mức độ giá trị thiệt hại về tài sản

Tạo lập hình lăng trụ đứng

– Cắt miếng bìa như hình vẽ rồi gấp theo đường nét đứt, ta được hình lăng trụ đứng có đáy là hình vuông (như hình vẽ).

Tạo lập hình lăng trụ đứng

Giải Toán 7 Chân trời sáng tạo trang 57, 58 tập 1

Bài 1

Quan sát hai hình lăng trụ đứng trong hình 6. Tìm độ dài các cạnh:

a) AA’, CC’, A’B’, A’C’ (Hình 6a)

b) QH, PQ, NF, PQ (Hình 6b)

Bài 1

Gợi ý đáp án:

a) Ta có: AA’ = BB’ = CC’, mà BB’ = 9 cm nên AA’ = CC’ = 9 cm.

A’B’ = AB, mà AB = 4 cm nên A’B’ = 4cm

A’C’ = AC, mà AC = 3 cm nên A’C’ = 3 cm

b) Ta có: ME = PG = NF= QH, mà ME = 7 cm nên QH = PG = NF= 7 cm

PQ = HG, mà HG = 4 cm nên PQ = 4 cm

Bài 2

Quan sát hai hình lăng trụ đứng trong Hình 7.

a) Chỉ ra mặt đáy và mặt bên của mỗi hình lăng trụ

b) Ở hình 7a, cạnh BE bằng các cạnh nào? Ở hình 7b, cạnh MQ bằng các cạnh nào?

Hình 7

Gợi ý đáp án:

a) Hình 7a: Mặt đáy: ABC và DEF

Mặt bên: ABED, BCFE, ACFD

Hình 7b: Mặt đáy: ABCD, MNPQ

Mặt bên: ABNM, BCPN, CDQP, ADQM.

b) Ở Hình 7a, cạnh BE = AD = CF

Ở Hình 7b, cạnh MQ = NP = BC = AD

Bài 3

Tấm bìa ở Hình 8 có thể tạo lập thành một hình lăng trụ đứng có đáy là tam giác vuông. Hãy cho biết độ dài hai cạnh góc vuông của đáy và chiều cao của lăng trụ.

Hình 8

Gợi ý đáp án:

Tham khảo thêm:   Đề thi thử THPT Quốc gia 2019 trường THPT Yên Phong 1, Bắc Ninh Đề thi minh họa môn Toán THPT Quốc Gia năm 2019

Hình lăng trụ đứng tạo lập được là:

Hình 8

Độ dài 2 cạnh góc vuông của đáy là: 10 cm và 15 cm

Chiều cao của lăng trụ là: 16 cm

Bài 4

Tạo lập hình lăng trụ đứng tam giác với kích thước như Hình 9

Hình 9

Gợi ý đáp án:

Bước 1: Vẽ 3 hình chữ nhật với kích thước như sau:

Hình 9

Bước 2: Gấp các cạnh BN và CP sao cho cạnh AM trùng với A’M’, ta được hình lăng trụ đứng tam giác ABC.MNP cần tạo lập

Bài 5

Tạo lập hình lăng trụ đứng tứ giác có đáy là hình thoi cạnh 5 cm và chiều cao 7 cm (Hình 10)

Hình 10

Gợi ý đáp án:

Bước 1: Vẽ 4 hình chữ nhật với kích thước 7 cm x 5 cm

Hình 10

Bước 2: Gấp các cạnh BN, CP và DQ sao cho cạnh AM trùng với A’M’, ta được hình lăng trụ đứng tứ giác ABCD.MNPQ cần tạo lập

Bài 6

Từ tấm bìa như Hình 11 có thể tạo lập được hình lăng trụ đứng có đáy là hình thang.

Hãy cho biết chiều cao của hình lăng trụ đó.

Hình 11

Gợi ý đáp án:

Chiều cao của lăng trụ đứng là: 6 cm

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Toán 7 Bài 3: Hình lăng trụ đứng tam giác – Hình lăng trụ đứng tứ giác Giải Toán lớp 7 trang 55 sách Chân trời sáng tạo – Tập 1 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *