Bạn đang xem bài viết ✅ Toán 7 Bài 2: Tam giác bằng nhau Giải Toán lớp 7 trang 48 sách Chân trời sáng tạo – Tập 2 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giải bài tập SGK Toán 7 Tập 2 trang 48, 49, 50, 51, 52, 53, 54, 55, 56, 57, 58 sách Chân trời sáng tạo giúp các em học sinh lớp 7 xem gợi ý giải các bài tập của Bài 2: Tam giác bằng nhau.

Thông qua đó, các em sẽ biết cách giải toàn bộ các bài tập của bài 2 Chương 8 – Tam giác trong sách giáo khoa Toán 7 Tập 2 Chân trời sáng tạo. Đồng thời, cũng giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án cho học sinh của mình theo chương trình mới. Vậy mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Wikihoc.com:

Giải Toán 7 Chân trời sáng tạo trang 57, 58 tập 2

Bài 1

Quan sát Hình 23 rồi thay dấu ? bằng tên tam giác thích hợp.

Hình 23

a. Delta ABE = Delta ?

b. Delta EAB = Delta ?

c. Delta ? = Delta CDE

Gợi ý đáp án:

a. Delta ABE = Delta DCE

b. Delta EAB = Delta EDC

c. Delta BAE = Delta CDE

Bài 2

Cho Delta DEF = Delta HIKwidehat{D} = 73^{0}, DE = 5cm, IK = 7cm. Tính số đo widehat{H} và độ dài HI, EF.

Gợi ý đáp án:

Theo đề bài có Delta DEF = Delta HIK, nên ta có:

HI = DE = 5cm

Tham khảo thêm:   Công nghệ 11 Bài 7: Thức ăn và nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi Giải Công nghệ Chăn nuôi 11 Kết nối tri thức trang 39, 40, 41, 42, 43, 44

EF = IK = 7cm

widehat{H} = widehat{D} = 73^{0}

Bài 3

Cho hai tam giác bằng nhau ABC và DEF (các đỉnh viết chưa tương ứng), trong đó widehat{A} = widehat{E}, widehat{C} = widehat{D}. Tìm các cặp cạnh bằng nhau, cặp góc tương ứng bằng nhau còn lại.

Gợi ý đáp án:

Xếp theo thứ tự tương ứng các đỉnh có: Delta ABC = Delta EFD.

Các cặp góc tương ứng bằng nhau: widehat{ABC} = widehat{EFD}, widehat{ACB} = widehat{EDF}, widehat{BCA} = widehat{FDE}.

Các cặp cạnh bằng nhau là: AB = EF, BC = FD, AC = ED.

Bài 4

Cho biết Delta MNP = Delta DEF và MN = 4cm, MP = 5cm, EF = 6cm. Tính chu vi tam giác MNP

Gợi ý đáp án:

Delta MNP = Delta DEF nên NP = EF = 6cm.

Chu vi tam giác MNP là: MN + MP + NP = 4 + 5 + 6 = 15 (cm)

Bài 5

Cho đoạn thẳng AB có O là trung điểm. Vẽ hai đường thẳng m và n lần lượt vuông góc với AB tại A và B. Lấy điểm C trên m, CO cắt n tại D (hình 24). Chứng minh rằng O là trung điểm của CD.

Hình 24

Gợi ý đáp án:

Xét Delta AOC vuông tại A và Delta BOD vuông tại B có:

widehat{COA} = widehat{DOB} (2 góc đối đỉnh).

AO = OB

Suy ra Delta AOC = Delta BOD (cạnh góc vuông và góc nhọn).

Rightarrow  OC = OD

mà 3 điểm O, C, D thẳng hàng

Rightarrow O là trung điểm của CD.

Bài 6

Cho hình 25 có EF = HG, EG = HF.

Chứng minh rằng:

a. Delta EFH = Delta HGE

b. EF // HG

Hình 25

Gợi ý đáp án:

a. Xét Delta EFHDelta HGE có:

EH chung

GH = EF

GE = HF

Suy ra Delta EFH = Delta HGE (c.c.c)

b. Theo a: Delta EFH = Delta HGE nênwidehat{FEH}=  widehat{EHG}

Mà 2 góc này ở vị trí so le trong

Suy ra EF // HG.

Bài 7

Cho tam giác FGH có FG = FH. Lấy điểm I trên cạnh GH sao cho FI là tia phân giác của widehat{GFH}. Chứng minh rằng hai tam giác FIG và FIH bằng nhau

Tham khảo thêm:   Hướng dẫn xem ID nhân vật trong Auto Chess VN

Gợi ý đáp án:

Bài 7

Xét Delta FGIDelta FHI có:

FI chung

widehat{GFI}= widehat{HFI}

FG = FH

Suy ra Delta FGI = Delta FHI (c.g.c).

Bài 8

Cho góc xOy. Lấy hai điểm A, B thuộc tia Ox sao cho OA < OB. Lấy hai điểm C, D thuộc tia Oy sao cho OC = OA, OD = OB. Gọi E là giao điểm AD và BC. Chứng minh rằng:

a) AD = BC.

b) Delta EAB = Delta ECD.

c) OE là tia phân giác của góc xOy.

Gợi ý đáp án:

Bài 8

a) XétDelta AODDelta COB có:

AO = CO

widehat{O} chung

OD = OB

Suy ra Delta AOD = Delta COB (c.g.c).

Rightarrow  AD = BC

b. + Delta ODA = Delta OBC nên widehat{EBA} = widehat{EDC}

widehat{AEB} = widehat{CED}

=> widehat{EAB} = widehat{ECD}

Ta lại có: OA = OC và OB = OD

=> OB – OA = OD – OC

=> AB = CD

+ XétDelta EABDelta ECD ta có:

widehat{EAB} = widehat{ECD} (chứng minh trên)

AB = CD (chứng minh trên)

widehat{EBA} = widehat{EDC} (chứng minh trên).

Suy ra Delta EAB = Delta ECD (g.c.g)

c. Xét Delta OBEDelta ODE có:

OE chung

OB = OD

EB = ED (vì Delta EAB = Delta ECD)

Suy ra Delta OBE = Delta ODE nên widehat{BOE} = widehat{DOE}.

Suy ra OE là tia phân giác góc xOy.

Bài 9

Đặt tên cho một số điểm có trong Hình 26 và chỉ ra ba cặp tam giác bằng nhau trong hình đó.

Hình 26

Gợi ý đáp án:

Hình 26

Delta ABC = Delta EFG = Delta CDE

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Toán 7 Bài 2: Tam giác bằng nhau Giải Toán lớp 7 trang 48 sách Chân trời sáng tạo – Tập 2 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *