Bạn đang xem bài viết ✅ Toán 7 Bài 1: Làm quen với biến cố ngẫu nhiên Giải Toán lớp 7 trang 86 sách Chân trời sáng tạo – Tập 2 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giải bài tập SGK Toán 7 Tập 2 trang 86, 87, 88, 89 sách Chân trời sáng tạo giúp các em học sinh lớp 7 xem gợi ý giải các bài tập của Bài 1: Làm quen với biến cố ngẫu nhiên.

Thông qua đó, các em sẽ biết cách giải toàn bộ các bài tập của bài 1 Chương 9 – Một số yếu tố xác suất trong sách giáo khoa Toán 7 Tập 2 Chân trời sáng tạo. Đồng thời, cũng giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án cho học sinh của mình theo chương trình mới. Vậy mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Wikihoc.com:

Giải Toán 7 Chân trời sáng tạo trang 89 tập 2

Bài 1

Tung một đồng xu hai lần. Hỏi trong các biến cố sau, biến cố nào xảy ra ? Biết rằng hai lần tung đều xuất hiện mặt sấp

A: ”Lần tung thứ hai xuất hiện mặt sấp”

B: “Xuất hiện hai mặt giống nhau trong hai lần tung”

C: “Có ít nhất một lần tung xuất hiện mặt ngửa”

Gợi ý đáp án:

Tham khảo thêm:   Công văn 606/BHXH-NVGĐ1 Về khám chữa bệnh trái, vượt tuyến do Bảo hiểm xã hội thành phố Hồ Chí Minh ban hành

Biến cố A là xảy ra vì lần hai lần tung đều ra mặt sấp nên lần tung thứ hai cũng xuất hiện mặt sấp.

Biến cố B là biến cố xảy ra vì hai lần tung đều là 2 mặt giống nhau: mặt sấp.

Bài 2

Bạn Minh quay mũi tên ở vòng quay trong hình bên và quan sát xem khi dừng thì nó chỉ vào ô nào. Trong các biến cố sau, hãy chỉ ra biến cố nào là chắc chắn, không thể và ngẫu nhiên.

A: “Kim chỉ vào ô ghi số không nhỏ hơn 1”.

B: ”Kim chỉ vào ô có màu trắng”.

C: ”Kim chỉ vào ô có màu tím”.

D: “Kim chỉ vào ô ghi số lớn hơn 6”.

Bài 2

Gợi ý đáp án:

Biến cố A là biến cố chắc chắn xảy ra vì các ô đều là các số lớn hơn hoặc bằng 1.

Biến cố B là biến cố ngẫu nhiên vì biến cố có thể xảy ra hoặc không. Ví dụ khi kim chỉ vào 2 ô là 1 hoặc 4 thì biến cố B xảy ra. Nhưng khi kim chỉ vào một bất kỳ ngoài 2 ô 1 và 4 thì biến cố B sẽ không xảy ra

Biến cố C là biến cố không thể vì vòng quay không có ô màu tím nên biến cố C không thể xảy ra.

Biến cố D là biến cố không thể vì vòng quay chỉ có các số từ 1 đến 6, không có số nào lớn hơn 6.

Bài 3

Một hộp 3 chiếc bút mực và 1 chiếc bút chì. Lấy ra ngẫu nhiên cùng một lúc hai bút từ hộp. Trong các biến cố sau, hãy chỉ ra biến cố nào là chắc chắn, không thể, ngẫu nhiên

Tham khảo thêm:   Quyết định 155/2013/QĐ-BGDĐT Quy chế tiếp nhận, xử lý, phát hành và quản lý văn bản tại cơ quan Bộ Giáo dục và Đào tạo

A: “Lấy được 2 chiếc bút mực”

B: ”Lấy được 2 chiếc bút chì”

C: ”Có ít nhất 1 chiếc bút mực trong hai bút được lấy ra”

D: ”Có ít nhất 1 chiếc bút chì trong hai bút được lấy ra ”

Gợi ý đáp án:

Biến cố A là biến cố ngẫu nhiên vì không thể đoán trước được. Nếu rút được 2 chiếc bút mực trong số 3 chiếc bút mực thì biến cố A sẽ xảy ra. Còn nếu rút được 1 bút mực và 1 bút chì thì biến cố A sẽ không xảy ra.

Biến cố B là biến cố không thể vì chỉ có một 1 bút chì trong hộp.

Biến cố C là biến cố chắc chắn vì hộp có chứa 3 bút mực và 1 bút chì nên khi rút 2 bút , chắc chắn sẽ có ít nhất 1 chiếc bút mực.

Biến cố D là biến cố ngẫu nhiên vì không thể đoán trước được. Nếu rút được 2 chiếc bút mực trong số 3 chiếc bút mực thì biến cố D sẽ không xảy ra. Còn nếu rút được 1 bút mực và 1 bút chì thì biến cố D sẽ xảy ra.

Bài 4

Một hộp có 1 quả bóng màu xanh, 1 quả bóng màu đỏ và 1 quả bóng màu vàng, xem màu, trả lại hộp rồi lại lấy ra ngẫu nhiên một quả nữa. Trong các biến cố sau, hãy chỉ ra biến cố nào là chắc chắn, không thể, ngẫu nhiên.

A: ”Quả bóng lấy ra lần thứ hai có màu đỏ”.

B: ”Quả bóng lấy ra lần thứ hai giống quả bóng đã lấy ra lần đầu”.

Tham khảo thêm:   Quyết định 02/2013/QĐ-UBND của UBND tỉnh Quảng Nam Lệ phí cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trên địa bàn tỉnh Quảng Nam

C: ”Quả bóng lấy ra lần đầu tiên có màu hồng”.

D: ”Có ít nhất 1 lần lấy được quả bóng màu xanh ”.

Gợi ý đáp án:

Biến cố A là biến cố ngẫu nhiên vì không biết trước được có xảy ra hay không. Nếu lần thứ hai lấy ra quả bóng xanh hoặc vàng thì biến cố A không xảy ra. Còn nếu lấy ra được quả bóng màu đỏ thì biến cố A xảy ra.

Biến cố B là biến cố ngẫu nhiên vì không biết trước được có xảy ra hay không. Nếu 2 lần lấy ra 1 bóng xanh – 1 bóng đỏ hay 1 bóng đỏ – 1 bóng vàng thì biến cố B không xảy ra. Còn nếu lấy ra được quả bóng màu đỏ hoặc xanh hoặc vàng ở cả 2 lần thì biến cố B xảy ra.

Biến cố C là biến cố không thể vì không có quả bóng màu hồng trong hộp.

Biến cố D là biến cố ngẫu nhiên. Vì có thể lấy được 1 bóng đỏ, 1 bóng vàng thì biến cố D không xảy ra. Nhưng có thể lấy được 1 bóng xanh, 1 bóng vàng thì biến cố D xảy ra.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Toán 7 Bài 1: Làm quen với biến cố ngẫu nhiên Giải Toán lớp 7 trang 86 sách Chân trời sáng tạo – Tập 2 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *