Bạn đang xem bài viết ✅ Toán 6 Bài tập cuối chương V – Kết nối tri thức với cuộc sống Giải Toán lớp 6 trang 110 – Tập 1 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giải Toán lớp 6 Bài tập cuối chương V bao gồm đáp án chi tiết cho từng phần, từng bài tập trong SGK Toán 6 Tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống trang 110.

Với lời giải chi tiết, trình bày khoa học, được biên soạn dễ hiểu, giúp các em nâng cao kỹ năng giải Toán 6, từ đó học tốt môn Toán lớp 6 hơn. Đồng thời, cũng giúp thầy cô nhanh chóng soạn giáo án Bài tập cuối chương Chương V: Tính đối xứng của hình phẳng trong tự nhiên. Mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Wikihoc.com:

Giải Toán 6 Kết nối tri thức với cuộc sống trang 110 tập 1

Bài 5.17

Em hãy vẽ các hình dưới đây vào giấy kẻ ô vuông rồi chỉ ra tất cả các trục đối xứng của chúng (nếu có)

Bài 5.17

Gợi ý đáp án:

Trục đối xứng của mỗi hình được vẽ như sau:

  • Hình a) có 1 trục đối xứng.
  • Hình b) có 4 trục đối xứng
  • Hình c) có 8 trục đối xứng
Tham khảo thêm:   Thông tư số 32/2011/TT-BNNPTNT ban hành danh mục vắc xin, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa chất dùng trong thú y

Bài 5.17

Bài 5.18

Hình nào dưới đây có tâm đối xứng?

Bài 5.18

Gợi ý đáp án:

Hình có tâm đối xứng là hình b)

Bài 5.19

Vẽ mặt cười:

Vẽ các mặt cười sau vào vở và vẽ thêm họa tiết để được hình mặt cười nhận đường thẳng d cho trước là trục đối xứng.

Bài 5.19

Gợi ý đáp án:

Vẽ thêm họa tiết để được hình mặt cười nhận đường thẳng d cho trước là trục đối xứng là:

Vẽ mặt cười

Bài 5.20

Vẽ chiếc lá

Vẽ hình bên dưới vào giấy kẻ ô vuông rồi vẽ thêm và trang trí để được hình chiếc lá nhận đường thẳng d là trục đối xứng.

Bài 5.20

Gợi ý đáp án:

Vẽ thêm và trang trí để được hình chiếc lá nhận đường thẳng d là trục đối xứng.

Vẽ chiếc lá

Lý thuyết Toán 6 Bài tập cuối Chương 5

1. Hình có trục đối xứng trong thực tế

Các hình có một đường thẳng d chia hình đó thành hai phần mà nếu “gấp” hình theo đường thẳng d thì hai phần đó “chồng khít” lên nhau. Những hình như thế được gọi là hình có trục đối xứng và đường thẳng d là trục đối xứng của nó.

2. Trục đối xứng của một số hình phẳng

Mỗi đường thẳng đi qua tâm là một trục đối xứng của hình tròn. Do đó hình tròn có vô số trục đối xứng.

Bài tập cuối Chương 5

Mỗi đường chéo là một trục đối xứng của hình thoi.

Bài tập cuối Chương 5

Mỗi đường thẳng đi qua trung điểm hai cạnh đối diện là một trục đối xứng của hình chữ nhật.

Tham khảo thêm:   Tin học 12 Bài 1: Giới thiệu về trí tuệ nhân tạo Tin học lớp 12 Cánh diều trang 5, 6, 7, 8, 9

Bài tập cuối Chương 5

Hình vuông có 4 trục đối xứng bao gồm: Hai đường thẳng đi qua trung điểm hai cạnh đối điện và hai đường chéo.

Bài tập cuối Chương 5

3. Hình có tâm đối xứng trong thực tế

Mỗi hình có mổ điểm O, mà khi quay hình đó xung quanh điểm O đúng một nửa vòng thì hình thu được “trùng khít” với chính nó ở vị trí ban đầu (trước khi quay).

Những hình như thế được gọi là “hình có tâm đối xứng” và điểm O được gọi là “tâm đối xứng” của hình.

4. Tâm đối xứng của một số hình phẳng

Tâm đối xứng của hình bình hành, hình thoi, hình vuông, hình chữ nhật là giao điểm của hai đường chéo.

Bài tập cuối Chương 5

Tâm đối xứng của hình lục giác đều là giao điểm của các đường chéo chính.

Bài tập cuối Chương 5

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Toán 6 Bài tập cuối chương V – Kết nối tri thức với cuộc sống Giải Toán lớp 6 trang 110 – Tập 1 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *