Bạn đang xem bài viết ✅ Toán 6 Bài tập cuối chương IV Cánh diều Giải Toán lớp 6 trang 22, 23, 24 – Tập 2 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giải Toán lớp 6 trang 22, 23, 24 tập 2 Cánh diều giúp các bạn học sinh có thêm nhiều gợi ý tham khảo để trả lời các câu hỏi trong SGK Bài tập cuối chương IV Một số yếu tố thống kê và xác suất.

Toán 6 Cánh diều tập 2 trang22, 23, 24 được biên soạn với các lời giải chi tiết, đầy đủ và chính xác bám sát chương trình sách giáo khoa môn Toán lớp 6. Giải Toán lớp 6 trang 22, 23, 24 Cánh diều tập 2 là tài liệu cực kì hữu ích hỗ trợ các em học sinh trong quá trình giải bài tập. Đồng thời phụ huynh có thể sử dụng để hướng dẫn con em học tập và đổi mới phương pháp giải phù hợp hơn. Vậy sau đây là giải Toán lớp 6 trang 22, 23, 24 tập 2 Cánh diều, mời các bạn cùng tải tại đây.

Giải Toán 6 trang 22, 23, 24 Cánh diều

  • Giải bài tập Toán 6 trang 22, 23, 24 tập 2
  • Lý thuyết chương 4 Một số yếu tố thống kê và xác suất

Giải bài tập Toán 6 trang 22, 23, 24 tập 2

Câu 1

Cuối học kì I, nhà trường khen thưởng mỗi lớp ba học sinh tiêu biểu. Lớp 6A có nhiều bạn vừa học giỏi vừa tích cực tham gia các hoạt động. Cô giáo chủ nhiệm chọn năm bạn xứng đáng nhất để lớp bình chọn. Cô giáo lập phiếu bầu theo mẫu như ở Hình 17. Mỗi học sinh được nhận một phiếu, trên mỗi dòng của phiếu chọn đúng một trong hai ô “Đồng ý” hoặc “Không đồng ý”.

Kết quả bình chọn của cả lớp được cô giáo thống kê lại trong Hình 18

Hãy lập danh sách ba bạn của lớp 6A được khen thưởng.

STT Họ và tên Đồng ý Không đồng ý
1 Nguyễn Thị An
2 Vũ Văn Cường
3 Phạm Thu Hoài
4 Bùi Bình Minh
5 Nguyễn Văn Nam

Hình 17

STT Họ và tên Đồng ý Không đồng ý
1 Nguyễn Thị An 31 5
2 Vũ Văn Cường 20 16
3 Phạm Thu Hoài 33 3
4 Bùi Bình Minh 27 9
5 Nguyễn Văn Nam 18 18

Hình 18

Phương pháp giải

Sau khi thu thập, tổ chức, phân loại, biểu diễn dữ liệu bảng hoặc biểu đồ ta cần phân tích và xử lí các dữ liệu đó để tìm ra những thông tin hữu ích và rút ra nhận xét.

Ta có thể nhận biết được tính hợp lí của dữ liệu thống kê theo những tiêu chí đơn giản.

Gợi ý đáp án

Danh sách 3 bạn được thưởng của lớp 6A là:

STT Họ và tên
1 Phạm Thu Hoài
2 Nguyễn Thị An
3 Bùi Bình Minh

Câu 2

Một câu lạc bộ có 24 thành viên. Người phụ trách thống kê những thành viên có mặt tại câu lạc bộ trong một tuần như ở bảng bên

Tham khảo thêm:   Genshin Impact: Những việc bạn có thể làm trong chế độ Co-Op

a) Hãy nêu đối tượng thống kê và tiêu chí thống kê.

b) Ngày nào có mặt đầy đủ tất cả các thành viên của câu lạc bộ?

c) Tính tổng số lượt người vắng mặt tại câu lạc bộ trong tuần.

Thứ Số thành viên có mặt
2 llll llll llll lll
3 llll llll llll llll
4 llll llll llll llll llll
5 llll llll llll llll lll
6 llll llll llll llll l
llll : 5 người l : 1 người

Phương pháp giải 

Sau khi thu thập, tổ chức, phân loại, biểu diễn dữ liệu bảng hoặc biểu đồ ta cần phân tích và xử lí các dữ liệu đó để tìm ra những thông tin hữu ích và rút ra nhận xét.

Ta có thể nhận biết được tính hợp lí của dữ liệu thống kê theo những tiêu chí đơn giản.

Gợi ý đáp án

a) Đối tượng thống kê là những thành viên có mặt tại câu lạc bộ trong một tuần

Tiêu chí thống kê:

24 thành viên của câu lạc bộ

b) Thứ tư tất cả các thành viên có mặt đầy đủ

c) Số người vắng mặt vào thứ hai là: 24 – 18 = 6 (người)

Số người vắng mặt vào thứ ba là: 24 – 20 = 4 (người)

Số người vắng mặt vào thứ tư là: 24 – 24 = 0 (người)

Số người vắng mặt vào thứ năm là: 24 – 23 = 1 (người)

Số người vắng mặt vào thứ sáu là: 24 – 21 = 3 (người)

Vậy tổng số người vắng trong tuần là: 6 + 4 + 0 + 1 + 3 = 14 (người)

Câu 3

Do tác động của En Ni-nô (El Nino), mùa mưa năm 2015 đến muộn và kết thúc sớm nên mực nước sông Mê Kông xuống thấp nhất trong 90 năm qua. Xâm nhập mặn đã ảnh hưởng đến hàng trăm nghìn héc-ta lúa.

Biểu đồ ở Hình 19 cho biết diện tích lúa bị hại do xâm nhập mặn vào cuối năm 2015 và đầu năm của một số tỉnh. Tính tổng diện tích lúa bị hại của các tỉnh đó.

Hướng dẫn giải

Sau khi thu thập, tổ chức, phân loại, biểu diễn dữ liệu bảng hoặc biểu đồ ta cần phân tích và xử lí các dữ liệu đó để tìm ra những thông tin hữu ích và rút ra nhận xét.

Ta có thể nhận biết được tính hợp lí của dữ liệu thống kê theo những tiêu chí đơn giản.

Gợi ý đáp án: Tổng diện tích lúa bị hại của các tỉnh là: 54 000 + 50 000 + 14 000 = 118 000 (ha)

Câu 4

Biểu đồ cột kép ở Hình 20 biểu diễn sản lượng cà phê và gạo xuất khẩu của Việt Nam trong ba năm 2017, 2018, 2019.

a) Tính tổng lượng cà phê xuất khẩu trong ba năm 2017, 2018, 2019

b) Sản lượng cà phê xuất khẩu năm 2018 nhiều hơn sản lượng cà phê xuất khẩu năm 2019 là bao nhiêu?

c) Tính tổng lượng gạo xuất khẩu trong ba năm 2017, 2018, 2019

d) Sản lượng gạo xuất khẩu năm 2019 nhiều hơn sản lượng gạo xuất khẩu năm 2018 là bao nhiêu?

Hướng dẫn giải

Sau khi thu thập, tổ chức, phân loại, biểu diễn dữ liệu bảng hoặc biểu đồ ta cần phân tích và xử lí các dữ liệu đó để tìm ra những thông tin hữu ích và rút ra nhận xét.

Tham khảo thêm:   Đơn xin sao hồ sơ bệnh án Mẫu đơn xin cấp bản sao hồ sơ bệnh án

Ta có thể nhận biết được tính hợp lí của dữ liệu thống kê theo những tiêu chí đơn giản.

Gợi ý đáp án

a) Tổng lượng cà phê xuất khẩu trong ba năm 2017, 2018, 2019 là:

1,57 + 1,88 + 1,65 = 5,1 (triệu tấn)

b) Sản lượng cà phê xuất khẩu năm 2018 nhiều hơn sản lượng cà phê xuất khẩu năm 2019 là:

1,88 – 1,65 = 0,23 (triệu tấn)

c) Tổng lượng gạo xuất khẩu trong ba năm 2017, 2018, 2019 là:

5.82 + 6.11 + 6.37 = 18,3 (triệu tấn)

d) Sản lượng gạo xuất khẩu năm 2019 nhiều hơn sản lượng gạo xuất khẩu năm 2018 là:

6,37 – 6,11 = 0,26 (triệu tấn)

Câu 5

Biểu đồ cột kép ở Hình 21 biểu diễn số tiền Việt Nam thu được khi xuất khẩu cà phê và xuất khẩu gạo trong ba năm 2017, 2018, 2019.

a) Tính tổng số tiền thu được khi xuất khẩu cà phê trong ba năm 2017, 2018, 2019.

b) Số tiền thu được khi xuất khẩu cà phê năm 2018 nhiều hơn số tiên thu được khi xuất khẩu cà phê năm 2019 là bao nhiêu?

c) Tính tổng số tiền thu được khi xuất khẩu gạo trong ba năm 2017, 2018, 2019.

d) Số tiền thu được khi xuất khẩu gạo năm 2018 nhiều hơn số tiền thu được khi xuất khẩu gạo năm 2019 là bao nhiêu?

e) Trong ba năm 2017, 2018, 2019, năm nào số tiền thu được khi xuất khẩu gạo là nhiều nhất? Ít nhất?

Hướng dẫn giải

Sau khi thu thập, tổ chức, phân loại, biểu diễn dữ liệu bảng hoặc biểu đồ ta cần phân tích và xử lí các dữ liệu đó để tìm ra những thông tin hữu ích và rút ra nhận xét.

Ta có thể nhận biết được tính hợp lí của dữ liệu thống kê theo những tiêu chí đơn giản.

Gợi ý đáp án

a) Tổng số tiền thu được khi xuất khẩu cà phê trong ba năm 2017, 2018, 2019 là:

3.5 + 3.54 + 2.85 = 9,89 (tỉ đô la Mỹ)

b) Số tiền thu được khi xuất khẩu cà phê năm 2018 nhiều hơn số tiên thu được khi xuất khẩu cà phê năm 2019 là: 3,54 – 2,85 = 0,69 (tỉ đô la Mỹ)

c) Tổng số tiền thu được khi xuất khẩu gạo trong ba năm 2017, 2018, 2019 là:

2,63 + 3,06 + 2,81 = 8,5 (tỉ đô la Mỹ)

d) Số tiền thu được khi xuất khẩu gạo năm 2018 nhiều hơn số tiền thu được khi xuất khẩu gạo năm 2019 là: 3,06 – 2,81 = 0,25 (tỉ đô la Mỹ)

e) Trong ba năm 2017, 2018, 2019, năm 2018 số tiền thu được khi xuất khẩu gạo là nhiều nhất, năm 2017 là ít nhất

Câu 6

Tung một đồng xu 15 lần liên tiếp. Hãy ghi kết quả thống kê theo mẫu sau:

Lần tung Kết quả tung Số lần xuất hiện mặt N Số lần xuất hiện mặt S
1 ?

?

?

?

Tính xác suất thực nghiệm:

a) Xuất hiện mặt N;

b) Xuất hiện mặt S.

Phương pháp giải

– Xác suất thực nghiệm xuất hiện mặt N khi tung đồng xu nhiều lần là:

(Số lần xuất hiện mặt N) : (Tổng số lần tung đồng xu)

– Xác suất thực nghiệm xuất hiện mặt S khi tung đồng xu nhiều lần là:

(Số lần xuất hiện mặt S) : (Tổng số lần tung đồng xu)

Tham khảo thêm:   Chia sẻ những điều em biết về quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa Vì Hoàng Sa - Trường Sa thân yêu - Tiếng Việt 4 CTST

Gợi ý đáp án

a) Xác suất xuất hiện mặt N là: frac{N}{15}

b) Xác suất xuất hiện mặt S là: frac{S}{15}

Câu 7

Gieo một xúc xắc 10 lần liên tiếp. Hãy ghi kết quả thống kê theo mẫu sau:

Lần gieo Kết quả gieo Tổng số lần xuất hiện
Mặt 1 chấm Mặt 2 chấm Mặt 3 chấm Mặt 4 chấm Mặt 5 chấm Mặt 6 chấm
1 ? ? ? ? ? ? ?
?

Tính xác suất thực nghiệm:

a) Xuất hiện mặt 1 chấm;

b) Xuất hiện mặt 2 chấm;

c) Xuất hiện mặt 3 chấm;

d) Xuất hiện mặt 4 chấm;

e) Xuất hiện mặt 5 chấm;

g) Xuất hiện mặt 6 chấm.

Gợi ý đáp án

a) Xuất hiện mặt 1 chấm:  frac{1}{10}

b) Xuất hiện mặt 2 chấm:frac{2}{10}

c) Xuất hiện mặt 3 chấm: frac{3}{10}

d) Xuất hiện mặt 4 chấm: frac{4}{10}

e) Xuất hiện mặt 5 chấm: frac{5}{10}

g) Xuất hiện mặt 6 chấm.: frac{6}{10}

Lý thuyết chương 4 Một số yếu tố thống kê và xác suất

I. Thu thập, tổ chức, biểu diễn, phân tích và xử lí dữ liệu

1.Thu thập, tổ chức, phân tích dữ liệu

Những thông tin thu thập được như số, chữ, hình ảnh, được gọi là dữ liệu. Dữ liệu dưới dạng số được gọi là số liệu

Sau khi thu thập, tổ chức, phân loại, biểu diễn dữ liệu bằng bảng hoặc biểu đồ, ta cần phân tích và xử lí các dữ liệu đó để tìm ra các thông tin hữu ích và rút ra kết luận.

Ta có thể nhận biết được tính hợp lí của dữ liệu thống kê theo những tiêu chí đơn giản

Dựa vào thống kê, ta có thể nhận biết được tính hợp lí của kết luận đã nêu ra

2. Biểu diễn dữ liệu

Sau khi thu thập, tổ chức dữ liệu, ta cần biểu diễn dữ liệu đó ở dạng thích hợp. Nhờ việc biểu diễn dữ liệu, ta có thể phân tích và xử lí các dữ liệu đó

Ta có thể biểu diễn dữ liệu bằng bảng số liệu; biểu đồ tranh; biểu đồ cột

Dựa vào thống kê, ta có thể bác bỏ kết luận đã nêu ra

II. Mô hình xác suất trong một số trò chơi

1. Mô hình xác suất trong trò chơi tung đồng xu

Khi tung đồng xu 1 lần, có 2 kết quả có thể xảy ra đối với mặt xuất hiện của đồng xu, đó là: mặt ngửa và mặt sấp.

2. Mô hình xác suất trong trò chơi lấy vật từ trong hộp

Khi lấy ngẫu nhiên 1 quả bóng từ chiếc hộp gồm 1 quả bóng vàng, 1 quả bóng đỏ, 1 quả bóng xanh, có 3 kết quả có thể xảy ra đối với màu của quả bóng được lấy ra, đó là: màu vàng, màu đỏ, màu xanh.

Tương tự, khi lấy ngẫu nhiên 1 quả bóng từ chiếc hộp có n quả bóng với n màu( mỗi màu 1 quả bóng) thì có n kết quả có thể xảy ra.

3. Biểu đồ cột kép

Biểu đồ cột kép được tạo thành khi ghép hai biểu đồ cột với nhau.

– Cách đọc:

+ Nhìn theo một trục (ngang hoặc đứng) để đọc danh sách các đối tượng thống kê.

+ Nhìn theo trục còn lại để đọc cặp số liệu thống kê tương ứng với các đối tượng đó.

+ Lưu ý thang đo của trục số liệu khi đọc các số liệu.

– Biểu đồ cột kép dùng để so sánh từng cặp số liệu của hai bộ dữ liệu cùng loại.

+ So sánh hai cột khác màu trong cùng một nhóm.

+ So sánh các cột cùng màu với nhau.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Toán 6 Bài tập cuối chương IV Cánh diều Giải Toán lớp 6 trang 22, 23, 24 – Tập 2 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *