Bạn đang xem bài viết ✅ Toán 6 Bài 5: Góc Cánh diều Giải Toán lớp 6 trang 100, 101 – Tập 2 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giải Toán 6 trang 100, 101 Cánh diều tập 2 được biên soạn rất chi tiết, hướng dẫn các em phương pháp giải rõ ràng để các em hiểu được bài Góc nhanh nhất. Đồng thời qua giải Toán lớp 6 trang 100, 101 học sinh tự rèn luyện củng cố, bồi dưỡng và kiểm tra vốn kiến thức toán của bản thân mình để học tốt chương 6.

Với lời giải Toán 6 trang 100, 101 chi tiết từng phần, từng bài tập, các em dễ dàng ôn tập, củng cố kiến thức, luyện giải Chương VI Toán 6 tập 2 Cánh diều thuật nhuần nhuyễn. Vậy sau đây là nội dung chi tiết tài liệu, mời các bạn cùng theo dõi và tải tại đây nhé.

Giải Toán 6 Bài 5: Góc Cánh diều

  • Lý thuyết Toán 6 bài 5: Góc
  • Trả lời câu hỏi Toán 6 Bài 5
  • Giải bài tập Toán 6 trang 100, 101 tập 2

Lý thuyết Toán 6 bài 5: Góc

1. Góc

Góc là hình gồm hai tia chung gốc. Gốc chung của hai tia gọi là đỉnh của góc. Hai tia là hai cạnh của góc.

Kí hiệu:∠xOy; ∠AOB (viết đỉnh ở giữa) hoặc ∠O

2. Góc bẹt

Góc bẹt là góc có hai cạnh là hai tia đối nhau

3. Vẽ góc

Cho tia Ox, vẽ góc xOy sao cho ∠xOy = mo (0o < mo < 180o)

+ Đặt thước đo góc sao cho tâm thước trùng với góc O của tia Ox và tia Ox đi qua vạch 0o

Tham khảo thêm:   Hợp đồng ký gửi hàng hóa Biểu mẫu hành chính

+ Kẻ tia Oy qua vạch mo của thước

Nhận xét: Trên mặt phẳng cho trước có bờ chứa tia Ox, bao giờ cũng vẽ được một và chỉ một tia Oy sao cho ∠xOy = mo

Trả lời câu hỏi Toán 6 Bài 5

Hoạt động 1

Hãy vẽ hai tia Ox và Oy có chung gốc O.

Gợi ý đáp án

– Ta chấm điểm O trên mặt giấy.

– Vẽ tia Ox, vẽ tia Oy.

Hoạt động 2

a) Hãy vẽ góc xOy. Lấy điểm A thuộc tia Ox, điểm B thuộc tia Oy (A, B khác O). Sau đó, tô màu phần mặt phẳng giới hạn bởi hai tia Ox và Oy mà chứa đoạn thẳng AB như Hình 72.

b) Vẽ một điểm M nằm trong phần được tô màu.

Gợi ý đáp án 

– Mỗi góc có một số đo.

– Góc nhọn là góc có số đo lớn hơn 00 và nhỏ hơn 900

– Góc vuông là góc có số đo bằng 900

– Góc từ là góc có số đo lớn hơn 900 và nhỏ hơn 1800.

– Góc bẹt là góc có số đo bằng 1800

Hoạt động 3

Hãy quan sát thước đo góc.

Thước đo góc có dạng nửa hình tròn và được chia đều thành 180 phần bằng nhau, mỗi phần ứng với 1o

b) Dùng thước đo góc để xác định số đo góc xOy trong hình 77a

Gợi ý đáp án

Bước l. Đặt thước đo góc sao cho tâm của thước trùng với đỉnh của góc. Vạch 0 của thước nằm trên cạnh Ox

Bước 2. Xác định xem cạnh Oy đi qua vạch chia độ nào thì đó chính là số đo của góc. Ở trường hợp này ta thấy Oy đi qua vạch 40 độ nên số đo góc của widehat {xOy} = {40^0}

Hoạt động 5

Ta có thể xem kim phút và kim giờ của đồng hồ là hai tia chung gốc (gốc trùng với trục quay của hai kim). Tại mỗi thời điểm, hai kim tạo thành một góc.

Tham khảo thêm:   Phiếu đăng ký bồi dưỡng chứng chỉ chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên Tiểu học Mẫu đăng ký bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp

Quan sát các góc tạo bởi kim phút và kim giờ trong các đồng hồ dưới đây và liên hệ với những loại góc mà em đã biết.

Gợi ý đáp án 

Ở lúc 2 giờ, kim giờ với kim phút của đồng hồ tạo với nhau một góc nhỏ hơn 600.

Liên hệ với góc đã biết: Góc này được gọi là góc nhọn.

Ở lúc 3 giờ, kim giờ với kim phút của đồng hồ tạo với nhau một góc bằng 900.

Liên hệ với góc đã biết: Góc này được gọi là góc vuông.

Ở lúc 5 giờ, kim giờ với kim phút của đồng hồ tạo với nhau một góc lớn hơn 900 và nhỏ hơn 1800.

Liên hệ với góc đã biết: Góc này được gọi là góc tù

Ở lúc 6 giờ, kim giờ với kim phút tạo với nhau một đường thẳng (hay là tạo với nhau một góc 1800).

Liên hệ với góc đã biết: Góc này được gọi là góc bẹt.

Giải bài tập Toán 6 trang 100, 101 tập 2

Câu 1

Đọc tên góc, đỉnh và các cạnh của góc trong Hình 85 và Hình 86

Gợi ý đáp án 

Hình 85: Góc mOn, đỉnh O, cạnh Om và On

Hình 86: Góc PNM, đỉnh N, cạnh NP và NM

Câu 2

Đọc tên các điểm nằm trong góc xOy ở Hình 87

Gợi ý đáp án

Điểm nằm trong góc xOy là điểm D và G

Câu 3

Cho tia Om. Vẽ tia On sao cho m O n ˆ = 50 0

Gợi ý đáp án 

Câu 4

Cho tia Oa. Vẽ tia Ob sao cho a O b ˆ = 150 0

Gợi ý đáp án

Câu 5

Cho các góc widehat{B A C}=130^{circ}, widehat{D E G}=145^{0}, widehat{H K I}=120^{0},widehat{P Q T}=140^{0}. Hãy viết các góc đó theo thứ tự giảm dần

Gợi ý đáp án 

widehat{D E G}=145^{0}>widehat{P Q T}=140^{circ}>widehat{B A C}=130^{0}>widehat{H K I}=120^{0}

Câu 6

Đo các góc sau đây và cho biết số đo của chúng. Xác định góc nhọn, góc vuông, góc tù, góc bẹt trong các góc đó.

Gợi ý đáp án 

Tham khảo thêm:   Văn mẫu lớp 11: Tóm tắt Nỗi niềm tương tư Trích Bích Câu kì ngộ của Vũ Quốc Trân

Câu 7

Khi hai tia Ox, Oy trùng nhau, ta cũng coi xOy là một góc và gọi là “góc không”. Số đo của góc không 0 0 . Tìm số đo của góc tạo bởi kim phút và kim giờ của đồng hồ lúc 7 giờ, 9 giờ, 10 giờ, 12 giờ.

Gợi ý đáp án 

Số đo của góc tạo bởi kim phút và kim giờ của đồng hồ lúc 7 giờ, 9 giờ, 10 giờ, 12 giờ lần lượt là 150 0 , 90 0 , 60 0 , 0 0

Câu 8

Bạn Hoan tham gia trò chơi tìm đường đi trên sơ đồ ở Hình 88. Em hãy giúp bạn Hoan chọn từ “trái”, “phải”, “vuông”, “nhọn”, “tù” thích hợp cho [?]

a) Đi từ M đến O, rẽ [?] đi theo tia gốc O tạo với tia OM một góc [?], có thể đến D

b) Đi từ M đến O, rẽ [?] đi theo tia gốc O tạo với tia OM một góc [?], có thể đến B.

c) Đi từ M đến O, rẽ [?] đi theo tia gốc O tạo với tia OM một góc [?], có thể đến C

d) Đi từ M đến O, rẽ [?] đi theo tia gốc O tạo với tia OM một góc [?], có thể đến G

e) Đi từ M đến O, rẽ [?] đi theo tia gốc O tạo với tia OM một góc [?], có thể đến E

Gợi ý đáp án 

a) Đi từ M đến O, rẽ [phải] đi theo tia gốc O tạo với tia OM một góc [vuông], có thể đến D.

b) Đi từ M đến O, rẽ [trái] đi theo tia gốc O tạo với tia OM một góc [tù], có thể đến B

c) Đi từ M đến O, rẽ [phải] đi theo tia gốc O tạo với tia OM một góc [tù], có thể đến C

d) Đi từ M đến O, rẽ [trái] đi theo tia gốc O tạo với tia OM một góc [nhọn], có thể đến G

e) Đi từ M đến O, rẽ [phải] đi theo tia gốc O tạo với tia OM một góc [nhọn], có thể đến E

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Toán 6 Bài 5: Góc Cánh diều Giải Toán lớp 6 trang 100, 101 – Tập 2 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *