Giải Toán lớp 6 Bài 12: Ước chung, Ước chung lớn nhất bao gồm đáp án chi tiết cho từng phần, từng bài tập trong SGK Toán 6 Tập 1 Chân trời sáng tạo trang 36, 37, 38, 39.
Lời giải Toán 6 Bài 12 Chân trời sáng tạo trình bày khoa học, biên soạn dễ hiểu, giúp các em nâng cao kỹ năng giải Toán 6, từ đó học tốt môn Toán lớp 6 hơn. Đồng thời, cũng giúp thầy cô nhanh chóng soạn giáo án Bài 12 Chương 1: Số tự nhiên. Vậy mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Wikihoc.com:
Giải Toán 6 Chân trời sáng tạo phần Hoạt động mở đầu
Làm thế nào để tìm được số lớn nhất vừa là ước của 504, vừa là ước của 588?
Trả lời:
+ Trước khi học kiến thức Bài 12 này, ta sẽ giải quyết câu hỏi này bằng cách đi tìm tất cả các ước của 504 và 588, sau đó chọn ra các số giống nhau trong các ước của hai số trên, số lớn nhất trong các số đó là số cần tìm.
+ Sau bài này ta sẽ biết được cách làm đơn giản hơn như sau:
Cách làm như sau:
– Phân tích các số ra thừa số nguyên tố:
504 = 23.32.7
588 = 22.3.72
– Chọn các thừa số chung và số mũ nhỏ nhất của nó sau đó nhân lại ta được: 22.3.7 = 84
– Vậy số lớn nhất vừa là ước của 504 vừa là ước của 588 là 84.
Ta gọi 84 là ước chung lớn nhất của hai số 504 và 588.
Giải Toán 6 Chân trời sáng tạo phần Hoạt động khám phá
Hoạt động 1
a) Một nhóm học sinh gồm 12 bạn nam và 8 bạn nữ đi dã ngoại. Có bao nhiêu cách chia nhóm, mỗi nhóm từ 2 bạn trở lên sao cho số bạn nam ở mỗi nhóm bằng nhau, số bạn nữ ở mỗi nhóm cũng bằng nhau.
b) Viết các tập hợp Ư(18), Ư(30). Liệt kê các phần tử chung của tập hợp này.
Trả lời:
a) Để chia nhóm học sinh thành các nhóm khác nhau mà mỗi nhóm có số bạn nam bằng nhau, số bạn nữ bằng nhau thì số nhóm vừa phải là ước của 12, vừa phải là ước của 8.
Ta lấy 12 chia cho các số tự nhiên từ 1 đến 12, ta được Ư(12) = {1; 2; 3; 4; 6; 12}.
Ta lấy 8 chia cho các số tự nhiên từ 1 đến 8, ta được: Ư(8) = {1; 2; 4; 8}.
Vậy 12, 8 có cùng các ước là 1, 2, 4.
Do đó có 3 cách chia nhóm:
- Cách 1: Chia 1 nhóm gồm 12 nam và 8 nữ.
- Cách 2: Chia 2 nhóm, mỗi nhóm 6 nam, 4 nữ.
- Cách 3: Chia 4 nhóm, mỗi nhóm 3 nam, 2 nữ.
b) Ta lấy 18 chia cho các số tự nhiên từ 1 đến 18 ta thấy 18 chia hết cho các số 1; 2; 3; 6; 9; 18.
Khi đó Ư(18) = {1; 2; 3; 6; 9; 18}.
Ta lấy 30 chia cho các số tự nhiên từ 1 đến 30 ta thấy 30 chia hết cho các số 1; 2; 3; 5; 6; 10; 15; 30.
Do đó Ư(30) = {1; 2; 3; 5; 6; 10; 15; 30}.
Các phần tử chung của hai tập hợp này là 1; 2; 3; 6.
Hoạt động 2
Một chi đội gồm 18 học sinh nam và 30 học sinh nữ muốn lập thành các đội tham gia hội diễn văn nghệ sao cho tiết mục của các đội khác nhau và mỗi bạn chỉ tham gia một đội, số nam trong các đội bằng nhau và số nữ cũng vậy. Có thể biểu diễn được nhiều nhất bao nhiêu tiết mục văn nghệ?
Trả lời:
Số nam trong các đội bằng nhau và số nữ cũng bằng nhau, nên số đội nam (cũng là số đội nữ) là ước của 18 và 30, tức số đội là ước chung của 18 và 30.
Ư(18) = {1; 2; 3; 6; 9; 18}
Ư(30) = {1; 2; 3; 5; 6; 10; 15; 30}
ƯC(18; 30) = {1; 2; 3; 6}
Số đội được chia phải là vừa là ước của 18 vừa là ước của 30 nên số đội phải thuộc vào tập ƯC(18;30)
Hơn nữa số đội được chia phải nhiều nhất nên có thể chia chi đội đó thành 6 đội.
* Vậy: Có thể biểu diễn được nhiều nhất 6 tiết mục văn nghệ.
Giải Toán 6 Chân trời sáng tạo phần Thực hành
Thực hành 1
Các khẳng định sau đúng hay sai? Vì sao?
a) 6 ∈ ƯC(24; 30)
b) 6 ∈ ƯC(28; 42)
c) 6 ∈ ƯC(18; 24; 42)
Trả lời:
a. Ta có:
Khẳng định đúng
b) Ta có:
Khẳng định sai
c. Ta có:
Khẳng định đúng
Thực hành 2
Tìm ước chung của:
a) 36 và 45 b) 18; 36 và 45
Trả lời:
a. Ta có:
b) Ta có:
Thực hành 3
Viết UC(24; 30) và từ đó chỉ ra UCLN(24; 30)
Trả lời:
Thực hành 4
Tìm UCLN(24; 60); UCLN(14; 33); UCLN(90; 135; 270)
Trả lời:
a) Ta có:
b) Ta có:
c) Ta có:
Thực hành 5
Rút gọn các phân số sau:
Trả lời:
Ta có:
Vậy
Ta có:
Vậy
Giải Toán 6 Chân trời sáng tạo trang 38, 39 tập 1
Bài 1
Trong các khẳng định sau đây, khẳng định nào đúng, khẳng định nào sai?
a) ƯC(12, 24) = {1; 2; 3; 4; 6; 8; 12};
b) ƯC(36, 12, 48) = {1; 2; 3; 4; 6; 12}.
Gợi ý đáp án:
a) Ta có:
Khẳng định sai
b) Ta có:
Khẳng định đúng
Bài 2
Tìm:
a) ƯCLN(1, 16);
c) ƯCLN(84, 156);
b) ƯCLN(8, 20);
d) ƯCLN(16, 40, 176).
Gợi ý đáp án:
a) ƯCLN(1, 16) = 1.
b) 8 = 23
20 = 22 . 5
=> ƯCLN(8, 20) = 22 = 4.
c) 84 = 22 . 3 . 7
156 = 22 . 3 . 13
=> ƯCLN(84, 156) = 22 . 3 = 12.
d) 16 = 24
40 = 23 . 5
176 = 24 . 11
=> ƯCLN(16, 40, 176) = 23 =8.
Bài 3
a) Ta có ƯCLN(18, 30) = 6. Hãy viết tập hợp A các ước của 6. Nêu nhận xét về tập hợp ƯC (18, 30) và tập hợp A.
b) Cho hai số a và b. Để tìm tập hợp ƯC(a, b), ta có thể tìm tập hợp các ước của ƯCLN(a, b). Hãy tìm ƯCLN rồi tìm tập hợp các ước chung của:
i. 24 và 30;
ii. 42 và 98;
iii. 180 và 234.
Gợi ý đáp án:
a) A = {1; 2; 3; 6}
* Nhận xét: Ta thấy tập hợp ƯC (18, 30) = {1; 2; 3; 6} nên tập hợp ƯC (18, 30) giống với tập hợp A.
b) i. Phân tích 24 và 30 ra thừa số nguyên tố: 24 = 23.3; 30 = 2.3.5.
Suy ra ƯCLN(24, 30) = 2.3 =6.
Vậy: ƯC(24, 30) = Ư(6) = {1; 2; 3; 6}.
ii. Ta phân tích các số 42 và 98 ra thừa số nguyên tố
42 = 2.3.7; 98 = 2.72
Suy ra ƯCLN(42, 98) = 2.7 = 14.
Vậy: ƯC (42, 98) = Ư(14) = {1; 2; 7; 14}.
iii. Ta phân tích các số 180 và 234 ra thừa số nguyên tố
180 = 22.5.32; 234 = 2.32.13
Suy ra ƯCLN(180, 234) = 2.32 = 18
Vậy: ƯC(180, 234) = Ư(18) = {1; 2; 3; 6; 9; 18}.
Bài 4
Rút gọn các phân số sau:
Gợi ý đáp án:
Ta có: ƯCLN (28, 42) = 14
Ta có: ƯCLN (60, 135) = 15
Ta có: ƯCLN (288, 180) = 36
Bài 5
Chị Lan có ba đoạn dây ruy băng màu khác nhau với độ dài lần lượt là 140 cm, 168 cm và 210 cm. Chị muốn cắt cả ba đoạn dây đó thành những đoạn ngắn hơn có cùng chiều dài để làm nơ trang trí mà không bị thừa ruy băng. Tính độ dài lớn nhất có thể của mỗi đoạn dây ngắn được cắt ra (độ dài mỗi đoạn dây ngắn là một số tự nhiên với đơn vị là xăng-ti-mét). Khi đó, chị Lan có được bao nhiêu đoạn dây ruy băng ngắn?
Gợi ý đáp án:
– Bởi vì chị Lan muốn cắt cả ba đoạn dây đó thành những đoạn ngắn hơn có cùng chiều dài.
=> Nên độ dài lớn nhất có thể của mỗi đoạn dây ngắn được cắt ra chính là ước chung lớn nhất của 140, 168 và 210.
– Ta tìm ước chung lớn nhất của 140, 168, 210:
Ta có: 140 = 22 . 5 . 7
168 = 23 . 3 . 7
210 = 2 . 3 . 5 . 7
=> ƯCLN(140, 168, 210) = 2 . 7 = 14.
=> Độ dài lớn nhất có thể của mỗi đoạn dây ngắn được cắt ra là: 14 cm.
– Mỗi đoạn dây khác nhau có thể cắt được số đoạn dây ngắn là:
- Đoạn dây dài 140 cm cắt được: 140 : 14 = 10 (đoạn).
- Đoạn dây dài 168 cm cắt được: 168 : 14 = 12 (đoạn).
- Đoạn dây dài 210 cm cắt được: 210 : 14 = 15 (đoạn).
– Số đoạn dây ruy băng ngắn chị Lan có được là:
10 + 12 + 15 = 37 (đoạn dây).
* Kết luận: chị Lan có được tổng cộng 37 đoạn dây ruy băng ngắn sau khi cắt.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Toán 6 Bài 12: Ước chung. Ước chung lớn nhất Giải Toán lớp 6 trang 38, 39 – Tập 1 sách Chân trời sáng tạo của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.