Bạn đang xem bài viết ✅ Toán 3: Ôn tập về hình học và đo lường Giải Toán lớp 3 trang 109, 110 sách Cánh diều – Tập 2 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giải Toán lớp 3 trang 109, 110 sách Cánh diều tập 2 giúp các em học sinh lớp 3 tham khảo, xem gợi ý giải các bài tập của bài Ôn tập về hình học và đo lường của chủ đề 4: Cộng, trừ, nhân, chia trong phạm vi 100 000.

Giải SGK Toán 3 trang 109, 110 Cánh diềutập 2 được biên soạn chi tiết, bám sát nội dung trong sách giáo khoa giúp các em củng cố kiến thức thật tốt. Đồng thời, cũng giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án cho học sinh của mình theo chương trình mới. Vậy mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Wikihoc.com:

Giải bài tập Luyện tập, thực hành Toán lớp 3 Cánh diều trang 109, 110 tập 2

Bài 1

Nêu tên trung điểm của các đoạn thẳng BC, CD và DE:

Bài 1

Lời giải:

– Trung điểm của đoạn thẳng BC là: điểm Q. Vì:

  • B, Q, C thẳng hàng và điểm Q nằm giữa hai điểm B và C.
  • BQ = BC (có chiều dài bằng 3 ô vuông).
Tham khảo thêm:   Mẫu tờ trình bổ nhiệm cán bộ Tờ trình đề nghị bổ nhiệm chức danh

– Trung điểm của đoạn thẳng CD là: điểm N. Vì:

  • Ba điểm C, N, D thẳng hàng và điểm N nằm giữa hai điểm C và D.
  • CN = NQ (có độ dài bằng đường chéo của hai ô vuông).

– Trung điểm của đoạn thẳng DE là: điểm M. Vì:

  • Ba điểm D, M, E thẳng hàng và điểm M nằm giữa hai điểm D và E.
  • DM = ME (có chiều dài bằng 4 ô vuông).

Bài 2

Cho các hình sau:

Bài 2

a) Nêu tên hình và các đỉnh, các cạnh, các góc có trong mỗi hình trên.

b) Dùng ê ke để kiểm tra trong mỗi hình trên có mấy góc vuông.

Lời giải:

a) + Hình tam giác MNP:

  • Các đỉnh: M, N, P.
  • Các cạnh: MN, NP, MP.
  • Các góc: góc đỉnh M, góc đỉnh N, góc đỉnh P.

+ Hình thang ABCD:

  • Các đỉnh: A, B, C, D.
  • Các cạnh: AB, BC, CD, DA.
  • Các góc: Góc đỉnh A, góc đỉnh B, góc đỉnh C, góc đỉnh D.

+ Hình thang HGIK:

  • Các đỉnh: H, I, K, G.
  • Các cạnh: HI, IK, KG, GH.
  • Các góc: Góc đỉnh H, góc đỉnh I, góc đỉnh K, góc đỉnh G.

b) Dùng eke lần lượt kiểm tra các góc vuông.

+ Tam giác MNP.

Bài 2

Do đó hình tam giác MNP có 1 góc vuông: Góc vuông đỉnh M.

+ Hình thang ABCD:

Bài 2

Do đó hình thang ABCD có 1 góc vuông: Góc vuông đỉnh B.

+ Hình thang HGIK.

Bài 2

Do đó hình thang HGIK có 2 góc vuông: góc vuông đỉnh G và góc vuông đỉnh K.

Bài 3

Chọn chữ đặt trước câu trả lời đúng:

Tham khảo thêm:   Thủ tục cấp và quản lý mã số mã vạch

Các bán kính của hình tròn bên là:

Bài 3

A. OC, AB.

B. OA, OC, AB.

C. OA, OB, OC.

D. OA, OB, AB.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C.

Do 3 điểm A, B, C cùng nằm trên một đường tròn có tâm O nên OA, OB, OC là bán kính của hình tròn đó.

Bài 4

Mỗi đồng hồ sau tương ứng với cách đọc nào?

Bài 4

Lời giải:

* Đồng hồ A:

  • Kim ngắn nằm giữa số 8 và số 9;
  • Kim dài chỉ số 9.

Vậy đồng hồ A chỉ 8 giờ 45 phút hay 9 giờ kém 15 phút.

* Đồng hồ B:

  • Kim ngắn nằm giữa số 11 và số 12;
  • Kim dài chỉ số 11.

Vậy đồng hồ B chỉ 11 giờ 55 phút hay 12 giờ kém 5 phút.

* Đồng hồ C:

  • Kim ngắn nằm giữa số 9 và số 10;
  • Kim dài chỉ số 10.

Vậy đồng hồ C chỉ 9 giờ 50 phút hay 10 giờ kém 10 phút.

* Đồng hồ D:

  • Kim ngắn nằm giữa số 4 và số 5;
  • Kim dài chỉ số 3.

Vậy đồng hồ D chỉ 4 giờ 15 phút.

* Đồng hồ E:

  • Kim ngắn nằm giữa số 3 và số 4;
  • Kim dài chỉ số 1.

Vậy đồng hồ E chỉ 3 giờ 5 phút.

* Đồng hồ G:

  • Kim ngắn nằm giữa số 7 và số 8;
  • Kim dài chỉ số 4.

Vậy đồng hồ G chỉ 7 giờ 20 phút.

Vậy ta nối như sau: A – d; B – g; C – e; D – b; E – a; G – c

Bài 5

Chọn chữ đặt trước đáp án đúng:

Bài 5

a) Khối hộp chữ nhật có:

A. 16 đỉnh.

B. 12 đỉnh

C. 8 đỉnh.

Tham khảo thêm:   Quyết định 5366/QĐ-BGDĐT Quy chế quản lý chuyên gia giáo dục Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài

D. 24 đỉnh.

b) Khối lập phương có:

A. 4 mặt.

B. 6 mặt.

C. 8 mặt.

D. 12 mặt.

c) Khối hộp chữ nhật có:

A. 8 cạnh.

B. 24 cạnh.

C. 8 cạnh.

D. 12 cạnh.

Lời giải:

Khối hộp chữ nhật và khối lập phương có: 6 mặt; 8 đỉnh và 12 cạnh.

a) Đáp án đúng là: C.

b) Đáp án đúng là: B.

c) Đáp án đúng là: D.

Bài 6

Người ta muốn làm hàng rào quanh một cái sân hình chữ nhật có kích thước như hình vẽ sau:

Bài 6

Hỏi cần mua bao nhiêu mét rào để đủ rào cái sân trên? Biết rằng phần để làm cổng rộng 3 m.

Lời giải:

Để biết cần rào bao nhiêu mét ta cần tính chu vi sân hình chữ nhật.

Chu vi sân hình chữ nhật là:

(100 + 50) × 2 = 300 (m)

Mà phần để làm cổng rộng 3 m nên ta cần trừ ra phần để làm cổng đó.

Do đó số mét rào cần có để rào quanh cái sân là:

300 – 3 = 297 (m)

Đáp số: 297 mét.

Giải bài tập Vận dụng Toán lớp 3 Cánh diều trang 110 tập 2

Bài 7

Minh Ánh bắt đầu tập đàn lúc 9 giờ kém 10 phút và tập đàn trong 45 phút. Hỏi Minh Ánh tập đàn xong lúc mấy giờ?

Bài 7

Lời giải:

Minh Ánh tập đàn xong vào lúc:

9 giờ kém 10 phút + 45 phút = 9 giờ 35 phút.

Vậy bạn Minh Ánh tập đàn xong lúc 9 giờ 35 phút.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Toán 3: Ôn tập về hình học và đo lường Giải Toán lớp 3 trang 109, 110 sách Cánh diều – Tập 2 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *