Bạn đang xem bài viết ✅ Toán 3: Hình tam giác. Hình tứ giác Giải Toán lớp 3 trang 103, 104 sách Cánh diều – Tập 1 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giải Toán lớp 3 trang 103, 104 sách Cánh diều tập 1 giúp các em học sinh lớp 3 tham khảo, xem gợi ý giải các bài tập của bài Hình tam giác, Hình tứ giác của chủ đề: Nhân, chia các số trong phạm vi 1000.

Giải SGK Toán 3 trang 103, 104 Cánh diềutập 1 được biên soạn chi tiết, bám sát nội dung trong sách giáo khoa giúp các em củng cố kiến thức thật tốt. Đồng thời, cũng giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án cho học sinh của mình theo chương trình mới. Vậy mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Wikihoc.com:

Giải bài tập Luyện tập, thực hành Toán lớp 3 Cánh diều trang 103, 104 tập 1

Bài 1

Nêu tên các hình và các đỉnh, cạnh, góc có trong mỗi hình dưới đây:

Bài 1

Gợi ý đáp án:

– Hình tam giác KIL:

+ 3 đỉnh là: K, I, L

+ 3 cạnh là: KI, IL, LK

Tham khảo thêm:   Cách nhập code The Legend of Neverland

+ 3 góc là:

  • Góc đỉnh K, cạnh KI và KL
  • Góc đỉnh I, cạnh IK và IL
  • Góc đỉnh L, cạnh LI và LK

– Hình tam giác GEH:

+ 3 đỉnh là: G, E, H

+ 3 cạnh là: GE, EH, HG

+ 3 góc là:

  • Góc đỉnh G, cạnh GE, GH
  • Góc đỉnh E, cạnh EG, EH
  • Góc đỉnh H, cạnh HE, HG

– Hình tứ giác ADCB:

+ 4 đỉnh là A, D, C, B

+ 4 cạnh là AD, DC, CB, BA

+ 4 góc là:

  • Góc đỉnh A, cạnh AD và AB
  • Góc đỉnh D, cạnh DA và DC
  • Góc đỉnh C, cạnh CD và CB
  • Góc đỉnh B, cạnh BC và BA

– Hình tứ giác QMNP:

+ 4 đỉnh là: Q, M, N, P

+ 4 cạnh là: QM, MN, NP, PQ

+ 4 góc là:

  • Góc đỉnh Q, cạnh QM và QP
  • Góc đỉnh M, cạnh MN và MQ
  • Góc đỉnh N, cạnh NM và NP
  • Góc đỉnh P, cạnh PN và PQ

Bài 2

Quan sát hình vẽ, thực hiện các hoạt động sau:

Bài 2

a) Đọc tên các hình tam giác, hình tứ giác ở trên.

b) Dùng ê ke để kiểm tra và nêu tên góc vuông, góc không vuông trong mỗi hình bên.

Gợi ý đáp án:

a) Hình tam giác ABC.

Hình tứ giác GHIE, hình tứ giác LMNK.

b) Hình tam giác ABC:

  • Góc vuông đỉnh A, cạnh AB và AC
  • Góc không vuông đỉnh B, cạnh BA và BC
  • Góc không vuông đỉnh C, cạnh CA và CB

Hình tứ giác GHIE:

  • Góc không vuông đỉnh G, cạnh GH và GE
  • Góc không vuông đỉnh I, cạnh IH và IE
  • Góc vuông đỉnh E, cạnh EG và EI
  • Góc vuông đỉnh H, cạnh HG, HI
Tham khảo thêm:   Đề thi thử THPT Quốc gia 2017 môn Toán trường THPT Tân Yên 1 - Bắc Giang lần 3 (Có đáp án) Đề thi thử THPT Quốc gia 2017 môn Toán

Hình tứ giác LMNK:

  • Góc vuông đỉnh K, canh KL và KN
  • Góc không vuông đỉnh L, cạnh LM và LK
  • Góc không vuông đỉnh M, cạnh MN và ML
  • Góc không vuông đỉnh N, cạnh NM và NK

Bài 3

Đo độ dài mỗi cạnh của hình tam giác, hình tứ giác sau rồi viết số đo (theo mẫu):

Bài 3

Gợi ý đáp án:

Em sử dụng thước kẻ.

a) AB = 4 cm; BC = 5cm; AC = 3 cm

b) QM = 3 cm; MN = 2cm 5mm; NP = 2 cm; PQ = 4 cm

Giải bài tập Vận dụng Toán lớp 3 Cánh diều trang 104 tập 1

Bài 4

Theo em, hình tiếp theo (?) được ghép bởi bao nhiêu que tính?

Bài 4

Gợi ý đáp án:

Hình thứ nhất được ghép bởi 3 que tính.

Hình thứ hai được ghép bởi 5 que tính.

Hình thứ ba được ghép bởi 7 que tính.

Hình thứ tư được ghép bởi 9 que tính.

Vậy hình thứ năm (hình tiếp theo) được ghép bởi 11 que tính.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Toán 3: Hình tam giác. Hình tứ giác Giải Toán lớp 3 trang 103, 104 sách Cánh diều – Tập 1 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *