Bạn đang xem bài viết ✅ Toán 3 Bài 4: Ôn tập bảng nhân 2; 5, bảng chia 2; 5 Giải Toán lớp 3 trang 14, 15 sách Kết nối tri thức với cuộc sống – Tập 1 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giải Toán lớp 3 trang 14, 15 sách Kết nối tri thức với cuộc sống tập 1 giúp các em học sinh lớp 3 tham khảo, xem gợi ý giải các bài tập Bài 4: Ôn tập bảng nhân 2; 5, bảng chia 2; 5 của chủ đề Ôn tập và bổ sung.

Giải SGK Toán 3 trang 14, 15  Kết nối tri thức với cuộc sống tập 1 được biên soạn chi tiết, bám sát nội dung trong sách giáo khoa. Mỗi bài toán đều giải rất chi tiết, cụ thể giúp các em củng cố kiến thức thật tốt. Đồng thời, cũng giúp thầy cô tham khảo soạn giáo án cho học sinh của mình theo chương trình mới. Vậy mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Wikihoc.com:

Giải Luyện tập Toán 3 Kết nối tri thức trang 14 – Tập 1

Bài 1

Số?

a)

x 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
2 4 ? ? ? ? ? ? ? 20

b)

: 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20
2 2 2 2 2 2 2 2 2 2
1 2 ? ? ? ? ? ? ? 10

Gợi ý đáp án:

a) Em nhớ lại bảng nhân 2 và điền thật nhanh kết quả vào bảng trên nhé.

Tham khảo thêm:   Lời bài hát Ai Lau Đôi Mi Hoen

Lưu ý: Trong bảng nhân 2, kết quả liền sau hơn kết quả liền trước 2 đơn vị.

Em điền được các số như sau:

x 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
2 4 6 8 10 12 14 16 18 20

b) Em nhớ bảng chia 2 và điền thật nhanh kết quả vào bảng trên nhé.

Lưu ý: Trong bảng chia 2, thương liền trước kém thương liền sau 1 đơn vị.

Em điền được các số như sau:

: 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20
2 2 2 2 2 2 2 2 2 2
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Bài 2

Bài 2

Gợi ý đáp án:

a) Các số trong dãy là kết quả của bảng nhân 2. Em điền được các số như sau:

Bài 2

b) Các số trong dãy là kết quả của bảng chia 2. Em điền được các số như sau:

Bài 2

Bài 3

Số?

Bài 3

Gợi ý đáp án:

Để điền được số trong hình tròn, em thực hiện phép tính: 2 x 6 = 12. Vậy em điền số 12 ở trong hình tròn.

Để điền được số trong hình tam giác, em lấy kết quả vừa tìm được ở trong hình tròn + 9, tức là phép tính: 12 + 9 = 21. Vậy em điền được số 21 ở trong hình tam giác.

Em điền được các số như sau:

Bài 3

Bài 4

Có 18 học sinh ngồi vào bàn học, mỗi bàn 2 bạn. Hỏi có bao nhiêu bàn học như vậy?

Gợi ý đáp án:

Muốn biết có bao nhiêu bàn học như vậy, em cần chia 18 học sinh vào các bàn, mỗi bàn có 2 bạn. Em thực hiện phép tính 18 : 2 = 9. Vậy có 9 bàn học như vậy.

Bài giải

Có số bàn học như vậy là:

18 : 2 = 9 (bàn)

Đáp số: 9 bàn học

Bài 5

Trong ngày hội đấu vật đầu xuân có 10 cặp đô vật tham gia thi đấu. Hỏi có bao nhiêu đô vật tham gia thi đấu?

Tham khảo thêm:   Toán 8 Luyện tập chung trang 25 Giải Toán 8 Kết nối tri thức trang 25, 26

Gợi ý đáp án:

Có 10 cặp đô vật, mỗi cặp có 2 đô vật. Vậy muốn biết có tất cả bao nhiêu đô vật tham gia thi đấu, em cần tính tổng số đô vật của 10 cặp, 2 được lấy 10 lần. Em thực hiện phép tính 2 x 10 = 20. Vậy có 20 đô vật tham gia thi đấu.

Bài giải

Có số đô vật tham gia thi đấu là:

2 x 10 = 20 (đô vật)

Đáp số: 20 đô vật

Giải Luyện tập Toán 3 Kết nối tri thức trang 15 – Tập 1

Bài 1

Số?

a)

Thừa số

5

5

5

5

5

5

5

5

5

5

Thừa số

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Tích

5

10

?

?

?

?

?

?

?

50

b)

Số bị chia

50

45

40

35

30

25

20

15

10

5

Số chia

5

5

5

5

5

5

5

5

5

5

Thương

10

9

?

?

?

?

?

?

?

1

Gợi ý đáp án:

a) Trong bảng nhân 5, kết quả liền sau hơn kết quả liền trước 5 đơn vị.

Thừa số

5

5

5

5

5

5

5

5

5

5

Thừa số

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Tích

5

10

15

20

25

30

35

40

45

50

b) Trong bảng chia 5, thương liền sau hơn thương liền trước 1 đơn vị.

Số bị chia

50

45

40

35

30

25

20

15

10

5

Số chia

5

5

5

5

5

5

5

5

5

5

Thương

10

9

8

7

6

5

4

3

2

1

Bài 2

Rô- bốt sẽ hái hết những quả bưởi rồi cho vào các sọt (như hình vẽ). Hỏi:

a) Sọt nào sẽ có nhiều bưởi nhất?

b) Sọt nào sẽ có ít bưởi nhất?

Bài 2

Gợi ý đáp án:

Để biết sọt nào có nhiều bưởi nhất, ít bưởi nhất, em thực hiện các phép tính ứng với mỗi quả bưởi. Quả bưởi nào có kết quả là 16, em sẽ cho vào sọt có số 16, tương tự như vậy với các sọt có số 6 và sọt có số 4.

Tham khảo thêm:   Nghị quyết 87/2019/QH14 Phân bổ ngân sách trung ương năm 2020

Em thực hiện các phép tính như sau:

2 x 2 = 4

2 x 8 = 16

8 : 2 = 4

12 : 2 = 6

2 x 3 = 6

20 : 5 = 4

Vậy sọt số 16 có 1 quả bưởi, sọt số 4 có 3 quả bưởi, sọt số 6 có 2 quả bưởi.

Vậy sọt có nhiều bưởi nhất là sọt số 4, sọt có ít bưởi nhất là sọt số 16.

Bài 3

>, <, =?

a) 2 x 5 … 5 x 2

b) 18 : 2 … 10

c) 5 x 3 … 20 : 2

Gợi ý đáp án:

Em thực hiện các phép tính sau đó so sánh các kết quả với nhau và điền dấu thích hợp.

a) 2 x 5 = 10, 5 x 2 = 10. Vì 10 = 10 nên em điền dấu =.

Hoặc em có thể vận dụng tính chất giao hoán của phép tính nhân: Khi đổi chỗ các thừa số trong 1 tích thì tích đó không thay đổi,

b) 18 : 2 = 9. Vì 9 < 10 nên em điền dấu <.

c) 5 x 3 = 15, 20 : 2 = 10. Vì 15 > 10 nên em điền dấu >.

Em điền được các dấu như sau:

a) 2 x 5 = 5 x 2

b) 18 : 2 < 10

c) 5 x 3 > 20 : 2

Bài 4

Cửa hàng có 50 kg gạo nếp. Người ta chia đều số gạp nếp đó vào 5 túi. Hỏi mỗi túi có bao nhiêu ki-lô-gam gạo nếp?

Gợi ý đáp án:

Thực hiện chia đều 50 kg gạo nếp vào 5 túi, tức là em thực hiện phép tính chia 50 : 5 = 10. Vậy mỗi túi có 10 kg.

Bài giải

Mỗi túi có số ki-lô-gam gạo nếp là:

50 : 5 = 10 (kg)

Đáp số: 10 ki-lô-gam.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Toán 3 Bài 4: Ôn tập bảng nhân 2; 5, bảng chia 2; 5 Giải Toán lớp 3 trang 14, 15 sách Kết nối tri thức với cuộc sống – Tập 1 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *