Giải Toán 10 Bài 26: Biến cố và định nghĩa cổ điển của xác suất sách Kết nối tri thức với cuộc sống là tài liệu vô cùng hữu ích giúp các em học sinh lớp 10 có thêm nhiều gợi ý tham khảo, dễ dàng đối chiếu kết quả khi làm bài tập toán trang 82 tập 2.
Giải SGK Toán 10 Bài 26 chương IX trang 82 tập 2 được biên soạn chi tiết, bám sát nội dung trong sách giáo khoa. Mỗi bài toán đều được giải thích cụ thể, chi tiết. Qua đó giúp các em củng cố, khắc sâu thêm kiến thức đã học trong chương trình chính khóa; có thể tự học, tự kiểm tra được kết quả học tập của bản thân. Vậy sau đây là giải Toán 10 bài Biến cố và định nghĩa cổ điển của xác suất mời các bạn cùng đón đọc.
Giải Toán 10 trang 82 Kết nối tri thức Tập 2
Bài 9.1 trang 82
Chọn ngẫu nhiên một số nguyên dương không lớn hơn 30.
a. Mô tả không gian mẫu.
b. Gọi A là biến cố: “Số được chọn là số nguyên tố”. Các biến cố A và là tập con nào của không gian mẫu?
Gợi ý đáp án
a. Không gian mẫu Ω = {1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9; 10; 11; 12; 13; 14; 15; 16; 17; 18; 19; 20; 21; 22; 23 ;24; 25; 26 ; 27; 28; 29; 30}.
b. A = {2; 3; 5; 7; 11; 13; 17; 19; 23; 29}
= {1; 4; 6; 8; 9; 10; 12; 14; 15; 16; 18; 20; 21; 22; 24; 25; 26; 27; 28; 30}.
Bài 9.2 trang 82
Chọn ngẫu nhiên một số nguyên dương không lớn hơn 22 .
a. Mô tả không gian mẫu.
b. Gọi B là biến cố: “Số được chọn chia hết cho 3 “. Các biến cố B và là các tập con nào của không gian mẫu?
Gợi ý đáp án
a. Không gian mẫu = {1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9; 10; 11; 12; 13; 14; 15; 16; 17; 18; 19; 20; 21; 22}.
b. B = {3; 6; 9; 12; 15; 18; 21}
= {1; 2; 4; 5; 7; 8; 10; 11; 13; 14; 16; 17; 19; 20; 22}.
Bài 9.3 trang 82
Gieo đồng thời một con xúc xắc và một đồng xu.
a. Mô tả không gian mẫu.
b. Xét các biến cố sau:
C: “Đồng xu xuất hiện mặt sấp”;
D: “Đồng xu xuất hiện mặt ngửa hoặc số chấm xuất hiện trên con xúc xắc là 5”.
Các biến cố C, , D và là các tập con nào của không gian mẫu?
Gợi ý đáp án
a. Kí hiệu S là mặt sấp, N là mặt ngửa. Không gian mẫu được cho theo bảng:
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | |
S | S1 | S2 | S3 | S4 | S5 | S6 |
N | N1 | N2 | N3 | N4 | N5 | N6 |
Vậy
b.
D = {N1; N2; N3; N4; N5; N6; S5}
Bài 9.4 trang 82
Một túi có chứa một số bi xanh, bi đỏ, bi đen và bi trắng. Lấy ngẫu nhiên một viên bi từ trong túi.
a. Gọi H là biến cố: “Bi lấy ra có màu đỏ”. Biến cố: “Bi lấy ra có màu xanh hoặc màu đen hoặc trắng” có phải là biến cố hay không?
b. Gọi K là biến cố: “Bi lấy ra có màu xanh hoặc màu trắng”. Biến cố: “Bi lấy ra màu đen” có phải là biến cố hay không?
Gợi ý đáp án
a. Biến cố: “Bi lấy ra có màu xanh hoặc màu đen hoặc trắng” có là biến cố vì nếu không lấy ra bi màu đỏ thì chỉ có thể là màu xanh hoặc đen, hoặc trắng.
b. Biến cố: “Bi lấy ra màu đen” không là biến cố vì nếu không lấy ra màu xanh hoặc màu trắng thì có thể là màu đen hoặc đỏ.
Bài 9.5 trang 82
Hai bạn An và Bình mỗi người gieo một con xúc xắc cân đối. Tính xác suất để:
a. Số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc bé hơn 3 ;
b. Số chấm xuất hiện trên con xúc xắc mà An gieo lớn hơn hoặc bằng 5 ;
c. Tích hai số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc bé hơn 6;
d. Tổng hai số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc là một số nguyên tố.
Do gieo một con xúc xắc thì số chấm xuất hiện có thể là 1, 2, 3, 4, 5, 6 nên khi gieo 2 con xúc xắc thì số khả năng xảy ra là
Các kết quả của không gian mẫu được cho trong bảng:
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | |
1 | (1;1) | (1;2) | (1;3) | (1;4) | (1;5) | (1;6) |
2 | (2;1) | (2;2) | (2;3) | (2;4) | (2;5) | (2;6) |
3 | (3;1) | (3;2) | (3;3) | (3;4) | (3;5) | (3;6) |
4 | (4;1) | (4;2) | (4;3) | (4;4) | (4;5) | (4;6) |
5 | (5;1) | (5;2) | (5;3) | (5;4) | (5;5) | (5;6 |
6 | (6;1) | (6;2) | (6;3) | (6;4) | (6;5) | (6;6) |
Gợi ý đáp án
a. Biến cố A: “Số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc bé hơn 3”.
Các kết quả thuận lợi của A là: (1;1), (1;2), (2;1), (2;2).
n(A) = 4. Vậy
b. Biến cố B: “Số chấm xuất hiện trên con xúc xắc mà An gieo lớn hơn hoặc bằng 5”.
Các kết quả thuận lợi của B là:
(5;1), (5;2), (5;3), (5;4), (5;5), (5;6), (6;1), (6;2), (6;3), (6;4), (6;5), (6;6).
n(B) = 12. Vậy
c. Biến cố C: “Tích hai số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc bé hơn 6”.
Các kết quả thuận lợi của C là: (1; 1), (1; 2), (1; 3), (1; 4), (1; 5), (2; 1), (3; 1), (4; 1), (5; 1).
n(C) = 9. Vậy
d. Biến cố D: “Tổng hai số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc là một số nguyên tố”.
Các kết quả thuận lợi của D là: (1; 1), (1; 2), (2; 1), (1; 4), (4; 1), (1; 6), (6;1), (2; 3); (2; 5), (3; 2), (5; 2), (3; 4), (4; 3), (5; 6), (6; 5).
n(D) = 15. Vậy
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Toán 10 Bài 26: Biến cố và định nghĩa cổ điển của xác suất Giải SGK Toán 10 trang 82 – Tập 2 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.