Bạn đang xem bài viết ✅ Toán 10 Bài 14: Các số đặc trưng đo độ phân tán Giải SGK Toán 10 trang 88 – Tập 1 sách Kết nối tri thức với cuộc sống ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giải Toán 10 Bài 14: Các số đặc trưng đo độ phân tán sách Kết nối tri thức với cuộc sống là tài liệu vô cùng hữu ích giúp các em học sinh lớp 10 có thêm nhiều gợi ý tham khảo, dễ dàng đối chiếu kết quả khi làm bài tập toán trang 88.

Giải SGK Toán 10 Bài 14 trang 88 tập 1 được biên soạn chi tiết, bám sát nội dung trong sách giáo khoa. Mỗi bài toán đều được giải thích cụ thể, chi tiết. Qua đó giúp các em củng cố, khắc sâu thêm kiến thức đã học trong chương trình chính khóa; có thể tự học, tự kiểm tra được kết quả học tập của bản thân. Vậy sau đây là giải Toán 10 bài Các số đặc trưng đo độ phân tán, mời các bạn cùng đón đọc.

Giải Toán 10 trang 88 Kết nối tri thức – Tập 1

Bài 5.11 trang 88

Mỗi khẳng định sau đúng hay sai?

(1) Nếu các giá trị của mẫu số liệu càng tập trung quanh giá trị trung bình thì độ lệch chuẩn càng lớn.

(2) Khoảng biến thiên chỉ sử dụng thông tin của giá trị lớn nhất và bé nhất, bỏ qua thông tin của các giá trị còn lại.

(3) Khoảng tứ phân vị có sử dụng thông tin của giá trị lớn nhất, giá trị bé nhất.

(4) Khoảng tứ phân vị chính là khoảng biến thiên của nửa dưới mẫu số liệu đã sắp xếp.

Tham khảo thêm:   Mẫu nhận xét môn Giáo dục thể chất Tiểu học Lời nhận xét học bạ theo Thông tư 27, 22

(5) Các số đo độ phân tán đều không âm.

Gợi ý đáp án

Khẳng định (1): Nếu các giá trị của mẫu số liệu càng tập trung quanh giá trị trung bình thì độ lệch của mỗi giá trị so với giá trị trung bình càng nhỏ (tức là {x_i} - overline xcàng nhỏ, với i = 1;2;…;n), dẫn đến độ lệch chuẩn càng nhỏ.

Rightarrow(1) Sai

Khẳng định (2): Khoảng biến thiên R bằng hiệu số giữa giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất nên chỉ sử dụng thông tin của giá trị lớn nhất và bé nhất

Rightarrow (2) Đúng.

Khẳng định (3): Khoảng tứ phân vị {Delta _Q} = {Q_3} - {Q_1}, các giá trị {Q_1},{Q_3} không bị ảnh hưởng bởi giá trị của giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất (với n>4)

Rightarrow Sai

Khẳng định (4): Khoảng tứ phân vị chính là khoảng biến thiên của 50% số liệu chính giữa của mẫu số liệu đã sắp xếp

Rightarrow Sai.

Khẳng định (5): Các số đo độ phân tán là

Khoảng biến thiên R=Số lớn nhất – Số nhỏ nhất > 0

Trước khi tính khoảng tứ phân vị thì mẫu số liệu được sắp xếp theo thứ tự không giảm

Rightarrow {Q_3} > {Q_1} => {Delta _Q} = {Q_3} - {Q_1} > 0

Phương sai {s^2} = frac{{{{left( {{x_1} - overline x} right)}^2} + {{left( {{x_2} - overline x} right)}^2} + ... + {{left( {{x_n} - overline x} right)}^2}}}{n} > 0

Độ lệch chuẩn: s = sqrt {{s^2}} > 0

RightarrowCác số đo độ phân tán đều không âm

Rightarrow (5) Đúng.

Bài 5.12 trang 88

Cho hai biểu đồ chấm điểm biểu diễn hai mẫu số liệu A, B như sau:

Không tính toán, hãy cho biết:

a) Hai mẫu số liệu này có cùng khoảng biến thiên và số trung bình không?

b) Mẫu số liệu nào có phương sai lớn hơn?

Gợi ý đáp án

a) Cả 2 mẫu đều có n=15.

Ta có cả 2 mẫu đều có giá trị nhỏ nhất là 3, giá trị lớn nhất là 9

Do đó cả 2 mẫu cùng khoảng biến thiên.

Cả 2 biểu đồ này có dạng đối xứng nên giá trị trung bình của hai mẫu A và B bằng nhau.

b) Từ biểu đồ ta thấy, mẫu A có các số liệu đồng đều và ổn định hơn mẫu B nên phương sai của mẫu A nhỏ hơn mẫu B.

Bài 5.13 trang 88

Cho mẫu số liệu gồm 10 số dương không hoàn toàn giống nhau. Các số đo độ phân tán (khoảng biến thiên, khoảng tứ phân vị, độ lệch chuẩn) sẽ thay đổi như thế nào nếu:

Tham khảo thêm:   Tổng hợp các dạng đảo ngữ thường gặp trong tiếng Anh Tài liệu học tập môn tiếng Anh

a) Nhân mỗi giá trị của mẫu số liệu với 2.

b) Cộng mỗi giá trị của mẫu số liệu với 2.

Gợi ý đáp án

n=10

Giả sử sau khi sắp xếp 10 số dương theo thứ tự không giảm thì được:

=> Trung vị là giá trị trung bình của số thứ 5 và thứ 6.

=> {Q_1} là số thứ 3 và {Q_3} là số thứ 8.

a) Khi nhân mỗi giá trị của mẫu số liệu với 2 thì:

+ Số lớn nhất tăng 2 lần và số nhỏ nhất tăng 2 lần

=> R tăng 2 lần

+ {Q_1}{Q_3} tăng 2 lần

=> Khoảng tứ phân vị {Delta _Q} = {Q_3} - {Q_1} tăng 2 lần.

+ Giá trị trung bình tăng 2 lần

=> Độ lệch của mỗi giá trị so với giá trị trung bình left| {{x_i} - overline x} right| cũng tăng 2 lần

=> {left( {{x_i} - overline x} right)^2} tăng 4 lần

=> Phương sai tăng 4 lần

=> Độ lệch chuẩn tăng 2 lần.

Vậy R tăng 2 lần, khoảng tứ phân vị tăng 2 lần và độ lệch chuẩn tăng 2 lần.

b) Cộng mỗi giá trị của mẫu số liệu với 2 thì

+ Số lớn nhất tăng 2 đơn vị và số nhỏ nhất tăng 2 đơn vị

=> R không đổi vì phần tăng thêm bị triệt tiêu cho nhau.

+ {Q_1}{Q_3} tăng 2 đơn vị

=> Khoảng tứ phân vị {Delta _Q} = {Q_3} - {Q_1} không đổi vì phần tăng thêm bị triệt tiêu cho nhau.

+ Giá trị trung bình tăng 2 đơn vị

=> Độ lệch của mỗi giá trị so với giá trị trung bình left| {{x_i} - overline x} right| không đổi vì phần tăng thêm bị triệt tiêu cho nhau.

=> {left( {{x_i} - overline x} right)^2} không đổi

=> Phương sai không đổi.

=> Độ lệch chuẩn không đổi.

Vậy khoảng biến thiên, khoảng tứ phân vị và độ lệch chuẩn đều không đổi.

Bài 5.14 trang 88

Từ mẫu số liệu về thuế thuốc lá của 51 thành phố tại một quốc gia, người ta tính được:

Giá trị nhỏ nhất bằng 2,5;{Q_1} = 36, {Q_2} = 60,{Q_3} = 100; giá trị lớn nhất bằng 205.

a) Tỉ lệ thành phố có thuế thuốc lá lớn hơn 36 là bao nhiêu?

b) Chỉ ra hai giá trị sao cho có 50% giá trị của mẫu số liệu nằm giữa hai giá trị này.

Tham khảo thêm:   Mẫu đơn xin thường trú, tạm trú

c) Tìm khoảng tứ phân vị của mẫu số liệu.

Gợi ý đáp án

a) Tỉ lệ thành phố có thuế thuốc lá lớn hơn 36 là tỉ lệ thành phố có thuế thuốc lá lớn hơn {Q_1}

=> Có 75%

b) Ta thấy từ giá trị nhỏ nhất đến {Q_2} có 50% giá trị của mẫu số liệu nằm giữa hai giá trị này

=> Ta chọn giá trị thứ nhất là 2,5 và 36.

c) Khoảng tứ phân vị {Delta _Q} = {Q_3} - {Q_1} = 100 - 36 = 64

Bài 5.15 trang 88

Mẫu số liệu sau đây cho biết cân nặng của 10 trẻ sơ sinh (đơn vị kg):

2,977 3,155 3,920 3,412 4,236

2,593 3,270 3,813 4,042 3,387

Hãy tính khoảng biến thiên, khoảng tứ phân vị và độ lệch chuẩn cho mẫu số liệu này.

Gợi ý đáp án

Sắp xếp theo thứ tự không giảm.

2,593 2,977 3,155 3,270 3,387 3,412 3,813 3,920 4,042 4,236

Khoảng biến thiên R = 4,236 – 2,593 = 1,643

Vì n=10 nên ta có:

{Q_1} = 3,155; {Q_3} = 3,920

Khoảng tứ phân vị {Delta _Q} = {Q_3} - {Q_1} = 3,920 - 3,155 = 0,765

overline x approx 3,481

Ta có:

Giá trị Độ lệch Bình phương độ lệch
2,593 0,888 0,789
2,977 0,504 0,254
3,155 0,326 0,106
3,270 0,211 0,045
3,387 0,094 0,009
3,412 0,069 0,005
3,813 0,332 0,110
3,920 0,439 0,193
4,042 0,561 0,315
4,236 0,755 0,570
Tổng 2,396

Độ lệch chuẩn:s = sqrt {0,2396} approx 0,489Phương sai là: {s_2} = frac{{2,396}}{{10}} = 0,2396

Bài 5.16 trang 88

Tỉ lệ thất nghiệp ở một số quốc gia vào năm 2007 (đơn vị %) được cho như sau:

7,8 3,2 7,7 8,7 8,6 8,4 7,2 3,6

5,0 4,4 6,7 7,0 4,5 6,0 5,4

Hãy tìm các giá trị bất thường (nếu có) của mẫu số liệu trên.

Gợi ý đáp án

Sắp xếp theo thứ tự không giảm.:

3,2 3,6 4,4 4,5 5,0 5,4 6,0 6,7 7,0 7,2 7,7 7,8 8,4 8,6 8,7

Vì n=15 nên {Q_2} = 6,7

{Q_1} = 4,5;{Q_3} = 7,8

{Delta _Q} = {Q_3} - {Q_1} = 7,8 - 4,5 = 3,3

{Q_3} + 1,5.{Delta _Q} = 12,75

{Q_1} - 1,5{Delta _Q} = - 0,45

Ta thấy không có giá trị nào dưới -0,45 và trên 12,75 nên không có giá trị bất thường.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Toán 10 Bài 14: Các số đặc trưng đo độ phân tán Giải SGK Toán 10 trang 88 – Tập 1 sách Kết nối tri thức với cuộc sống của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *