Bạn đang xem bài viết ✅ Tin học lớp 4 Bài 12A: Thực hành đa phương tiện Giải Tin học lớp 4 Kết nối tri thức trang 52, 53, 54 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giải bài tập Tin học 4 Bài 12A: Thực hành đa phương tiện giúp các em học sinh lớp 4 tham khảo,. nhanh chóng trả lời các câu hỏi SGK Tin học 4 Kết nối tri thức với cuộc sống trang 52, 53, 54.

Với lời giải chi tiết, trình bày khoa học, giúp các em tìm hiểu bài thuận tiện hơn rất nhiều. Đồng thời, cũng giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án Bài 12A Chủ đề 5: Ứng dụng Tin học cho học sinh của mình theo chương trình mới. Mời thầy cô và các em cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Wikihoc.com:

Soạn Tin học 4 Kết nối tri thức Bài 12A – Luyện tập

Luyện tập 1

Em hãy nêu tên một video cho em biết về truyền thống chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta. Hãy kể lại nội dung hoặc những điều mới mẻ em biết được qua video đó.

Tham khảo thêm:   Thông tư 13/2013/TT-BTC Về việc giám sát giao dịch chứng khoán trên thị trường chứng khoán

Trả lời:

Video Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng năm 938.

Nội dung:

Trên cơ sở phát huy sức mạnh đoàn kết và khí thế độc lập của dân tộc, phân tích và đánh giá chỗ mạnh, chỗ yếu của ta và của địch, Ngô Quyền bày một thế trận hết sức kiên quyết, chủ động và lợi hại để nhanh chóng phá tan quân giặc.

Ông huy động nhân dân đẵn gỗ, vót nhọn, bịt sắt, đóng thành một bãi cọc ở cửa sông Bạch Đằng. Quân thủy bộ với sự tham gia của các lực lượng dân binh, bố trí mai phục sẵn ở phía trong bãi cọc, vùng hạ lưu sông Bạch Đằng. Một đội thuyền nhẹ dưới quyền chỉ huy của người thanh niên Gia Viện (Hải Phòng) là Nguyễn Tất Tố, giỏi bơi lội và quen thuộc sông nước, được giao nhiệm vụ khiêu chiến, nhân lúc nước triều lên nhử địch vượt qua bãi cọc, dấn thân vào cạm bẫy mai phục bên trong của ta.

Bạch Đằng là cửa ngõ phía Đông Bắc của Tổ quốc ta, như tác giả bộ sử “Cương mục”: “Sông rộng hơn hai dặm, ở đó có núi cao ngất, nhiều nhánh sông đổ lại, sóng cồn man mác giáp tận chân trời, cây cối um tùm che lấp bờ bến”. Ngô Quyền không những biết lợi dụng địa hình thiên nhiên, để ém quân mai phục, phối hợp bộ binh với thủy binh, ông còn là người biết lợi dụng thủy triều sớm nhất trong lịch sử quân sự nước ta, gắn với việc bố trí bãi cọc ngầm nổi tiếng.

Tham khảo thêm:   Văn mẫu lớp 12: Dàn ý phân tích nhân vật A Phủ (6 Mẫu + Sơ đồ tư duy) Lập dàn ý phân tích A Phủ chi tiết

Trong thế trận của Ngô Quyền, trận địa mai phục bên trong bãi cọc giữ vai trò quyết định, chặn đứng đoàn thuyền địch và giáng cho chúng một đòn tiêu diệt bất ngờ, nặng nề. Trận địa cọc giữ vai trò quan trọng, khóa đường tháo chạy của chiến thuyền địch và bao vây tiêu diệt triệt để quân giặc. Sự phối hợp giữa hai trận địa chứng tỏ quyết tâm chiến lược của Ngô Quyền là phen này không chỉ đánh bại quân giặc mà còn bao vây, tiêu diệt toàn bộ binh thuyền của giặc, giành thắng lợi oanh liệt, đập tan mộng xâm lược bành trướng của triều Nam Hán. “Trận địa cọc” là một nét độc đáo của trận Bạch Đằng, cũng là một sáng tạo rất sớm trong nghệ thuật quân sự Việt Nam mà người khởi xướng là Ngô Quyền.

Luyện tập 2

Em đã sử dụng ứng dụng nào trên máy tính hoặc trên điện thoại thông minh để theo dõi các video?

Trả lời:

Em thường dùng ứng dụng Youtube để theo dõi các video.

Soạn Tin học 4 Kết nối tri thức Bài 12A – Vận dụng

Em hãy kể tên một sản phẩm đa phương tiện, giới thiệu về sự kiện lịch sử hoặc đặc điểm văn hóa của quê hương em.

Trả lời:

Hiện nay, trên các trang mạng xã hội như Youtube, Facebook, Instagram,… có rất nhiều video nói về đặc điểm quê hương em.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Tin học lớp 4 Bài 12A: Thực hành đa phương tiện Giải Tin học lớp 4 Kết nối tri thức trang 52, 53, 54 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

Tham khảo thêm:   Đề thi giải toán trên Máy tính cầm tay cấp tỉnh Sóc Trăng môn Sinh học THPT (2010 - 2011) Sở GD&ĐT Sóc Trăng

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *