Bạn đang xem bài viết ✅ Tin học lớp 3 Bài 10: Bảo vệ thông tin khi dùng máy tính Giải Tin học lớp 3 trang 46 sách Kết nối tri thức với cuộc sống ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giải bài tập SGK Tin học 3 trang 46, 47, 48, 49 sách Kết nối tri thức với cuộc sống giúp các em học sinh lớp 3 xem gợi ý giải các câu hỏi Bài 10: Bảo vệ thông tin khi dùng máy tính của Chủ đề 4: Đạo đức, pháp luật và văn hóa trong môi trường số.

Qua đó, các em sẽ biết cách trả lời toàn bộ các câu hỏi Hoạt động, Luyện tập và Vận dụng của bài 10 trong sách giáo khoa Tin học 3 Kết nối tri thức với cuộc sống. Đồng thời, cũng giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án Tin học lớp 3 cho học sinh của mình theo chương trình mới. Mời thầy cô và các em cùng tải miễn phí:

Giải phần Hoạt động Tin học 3 bài 10

Hoạt động 1

Câu 1. Những thông tin nào của em và gia đình có thể được lưu trữ trong máy tính?

Tham khảo thêm:   Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Khoa học tự nhiên 6 năm 2023 - 2024 sách Kết nối tri thức với cuộc sống 6 Đề kiểm tra giữa kì 1 môn KHTN 6 (Có đáp án + Ma trận)

Trả lời:

Những thông tin của em và gia đình có thể được lưu trữ trong máy tính:

  • Họ tên
  • Địa chỉ
  • Ngày tháng năm sinh
  • Số điện thoại
  • Thông tin ngân hàng và mật khẩu
  • Giọng nói, giọng hát
  • Ảnh, video,…

Câu 2: Theo em, những thông tin lưu trữ trong máy tính có thể gửi cho người khác được không? Nếu có thì gửi bằng cách nào?

Trả lời:

Theo em, những thông tin lưu trữ trong máy tính có thể gửi cho người khác thông qua Internet hoặc các thiết bị lưu trữ như USB, thẻ nhớ,…

Hoạt động 2

Em hãy thảo luận với các bạn trong nhóm để tìm ra cách bảo vệ thông tin lưu trữ trong máy tính hay trao đổi qua Internet.

Trả lời:

Một số cách bảo vệ thông tin lưu trữ trong máy tính hay trao đổi qua Internet:

  • Không cung cấp tên và địa chỉ cho người lạ.
  • Không gửi và nhận tệp từ người không quen biết.
  • Bảo vệ mật khẩu khi dùng máy tính.

Giải Luyện tập Tin học 3 bài 10

Luyện tập 1

Em hãy kể tên ba ví dụ về thông tin cá nhân hay gia đình có thể được lưu trữ trong máy tính.

Trả lời:

Ba ví dụ về thông tin cá nhân hay gia đình có thể được lưu trữ trong máy tính:

  • Họ và tên bố mẹ.
  • Địa chỉ nhà.
  • Ảnh, video có mặt các thành viên trong gia đình.

Luyện tập 2

Em hãy ghép mỗi mục ở cột A với một mục thích hợp ở cột B.

Tham khảo thêm:   Quyết định số 22/2009/QĐ-TTG về phê duyệt Quy hoạch truyền dẫn, phát sóng phát thanh, truyền hình đến năm 2020
A B
1) Không cung cấp thông tin cá nhân tùy tiện a) giúp em có kĩ năng tự bảo vệ mình trên Internet.
2) Tìm hiểu cách sử dụng Internet hợp lí b) để người khác không thể tự ý sử dụng thông tin trong máy tính.
3) Đặt mật khẩu cho máy tính c) vì người xấu có thể lợi dụng thông tin cá nhân gây hại cho em và gia đình.

Trả lời:

(1) – C

(2) – A

(3) – B

Giải Vận dụng Tin học 3 bài 10

Vận dụng 1

Nếu gia đình em có sử dụng máy tính, em hãy thảo luận với bố mẹ để cùng nhau thông nhất 3 đến 5 điều lưu ý cho cả gia đình khi trao đổi thông tin qua máy tính.

Trả lời:

Gợi ý một số lưu ý cho cả gia đình khi trao đổi thông tin qua máy tính:

  • Không cung cấp tên và địa chỉ cho người lạ.
  • Không gửi và nhận tệp từ người không quen biết.
  • Bảo vệ mật khẩu khi dùng máy tính.

Vận dụng 2

Em hãy kể ví dụ về hậu quả của việc lộ thông tin cá nhân trên Internet mà em biết.

Trả lời:

Ví dụ về hậu quả của việc lộ thông tin cá nhân trên Internet mà em biết:

Là người thường xuyên mua hàng trên các kênh bán hàng qua tivi, chị T dễ dàng cung cấp số di động, địa chỉ nhà riêng để nhận hàng tại nhà. Một lần, chị T nhận được thông báo trúng thưởng 1 cặp vé đi du lịch nước ngoài, cùng với nhiều giải thưởng có giá trị cao. Qua trao đổi điện thoại, chị được yêu cầu cung cấp số tài khoản ngân hàng và một số thông tin cá nhân khác để có thể chuyển phần quà đến tận tay. Bán tín bán nghi, chị T quyết định tắt máy và tìm số điện thoại kia trên Internet. Không ngờ chỉ một lúc sau, chị tìm được rất nhiều bài viết của những nạn nhân từng bị lừa đảo chia sẻ. Ngay lập tức, chị ra ngân hàng yêu cầu khoá tài khoản và đăng số điện thoại của tên lừa đảo lên cho mọi người cùng biết và phòng tránh.

Tham khảo thêm:   Bài tập trắc nghiệm xác định số hạng thứ n của dãy số Xác định số hạng thứ n trong dãy số

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Tin học lớp 3 Bài 10: Bảo vệ thông tin khi dùng máy tính Giải Tin học lớp 3 trang 46 sách Kết nối tri thức với cuộc sống của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *