Bạn đang xem bài viết ✅ Tin học 11 Bài 8: Bảo vệ sự an toàn của hệ CSDL và bảo mật thông tin trong hệ CSDL Tin học lớp 11 trang 81 sách Cánh diều ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giải bài tập SGK Tin học 11 trang 81, 82, 83 sách Cánh diều giúp các em học sinh lớp 11 xem gợi ý giải các câu hỏi Bài 8: Bảo vệ sự an toàn của hệ cơ sở dữ liệu và bảo mật thông tin trong hệ cơ sở dữ liệu thuộc Chủ đề F: Giải quyết vấn đề với sự trợ giúp của máy tính.

Soạn Tin học 11 Cánh diều Bài 8 giúp các em học sinh biết cách làm thế nào để bảo vệ sự an toàn của hệ CSDL và bảo mật thông tin trong hệ CSDL. Đồng thời, cũng giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án Tin học lớp 11 cho học sinh của mình theo chương trình mới. Lưu ý giải Tin học 11 Bài 8: Bảo vệ sự an toàn của hệ CSDL và bảo mật thông tin trong hệ CSDL được dùng chung cho cả 2 sách Tin học 11 Khoa học máy tính và Tin học ứng dụng.

Trả lời Nội dung bài học Tin 11 Bài 8

2. Một số biện pháp bảo vệ sự an toàn của hệ CSDL và bảo mật thông tin trong CSDL

Tham khảo thêm:   Lời bài hát Easy On Me

Hoạt động trang 82: Theo em, sự an toàn của hệ CSDL và bảo mật thông tin trong CSDL có liên quan đến nhau không? Em hãy giải thích ý kiến của mình về điều đó?

Lời giải:

Có liên quan với nhau, CSDL chứa các thông tin bảo mật của hệ thống. Nhiều trường hợp cố tình truy cập trái phép, tấn công vào hệ CSDL là để nhằm lấy cắp dữ liệu, đặc biệt là dữ liệu bí mật. Bởi vậy, tất cả các biện pháp nhằm bảo vệ sự an toàn của hệ thống CSDL cũng có vai trò thiết yếu để tăng cường bảo mật thông tin trong CSDL.

Luyện tập Tin học 11 Bài 8

Em hãy nêu một trường hợp cụ thể về hệ CSDL không được an toàn hoặc lộ bí mật thông tin. Với trường hợp đó, cần áp dụng biện pháp nào để tăng cường khả năng bảo vệ sự an toàn của của hệ CSI2L và bảo mật thông tin trong CSDL.

Lời giải:

Một trường hợp cụ thể về hệ cơ sở dữ liệu không được an toàn và lộ bí mật thông tin là sự cố xảy ra với Công ty Equifax vào năm 2017. Thông tin cá nhân của hơn 143 triệu người Mỹ đã bị đánh cắp, bao gồm tên, ngày sinh, số căn cước và thông tin tài chính.

Để tăng cường khả năng bảo vệ sự an toàn của hệ cơ sở dữ liệu và bảo mật thông tin trong cơ sở dữ liệu, cần áp dụng một số biện pháp như sau:

Tham khảo thêm:   Báo cáo sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học 2 Mẫu báo cáo kết quả sinh hoạt chuyên môn

– Cập nhật định kỳ các bản vá lỗi, phần mềm bảo mật và các chương trình chống virus để ngăn chặn các cuộc tấn công.

– Sử dụng công cụ mã hóa để bảo vệ các thông tin quan trọng như mật khẩu, số CMND, thông tin tài chính, v.v. tránh việc lộ thông tin khi có cuộc tấn công xâm nhập vào cơ sở dữ liệu.

– Hạn chế quyền truy cập cho những người không cần thiết để tránh việc thông tin bị đánh cắp hoặc bị lộ.

– Các nhân viên phải được đào tạo về quy trình bảo mật, phát hiện các cuộc tấn công và khắc phục sự cố.

– Kiểm tra định kỳ để phát hiện và xử lý các lỗ hổng bảo mật, tránh việc các kẻ tấn công khai thác các lỗ hổng này để đánh cắp thông tin

Vận dụng Tin học 11 Bài 8

Em hãy tìm hiểu các giải pháp đảm bảo an toàn cho hệ CSDL của trường em và đề xuất bổ sung giải pháp cụ thể để nâng cao tính an toàn cho hệ thống đó.

Lời giải:

Triển khai bảo mật vật lý

Tách biệt máy chủ CSDL

Thiết lập máy chủ proxy HTTPS

Sử dụng tường lửa cơ sở dữ liệu

Thường xuyên sao lưu CSDL

Câu hỏi tự kiểm tra Tin 11 Bài 8

Câu 1

Vì sao cần đảm bảo sự an toàn của hệ CSDL và bảo mật thông tin trong CSDL?

Câu 2 

Tham khảo thêm:   Phiếu bài tập cuối tuần Toán 1 sách Kết nối tri thức với cuộc sống (Cả năm) Bài tập cuối tuần Toán lớp 1

Hãy nêu một vài biện pháp thông dụng bảo vệ sự an toàn cho hệ CSDL và giải thích mục đích của việc mã hoá dữ liệu.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Tin học 11 Bài 8: Bảo vệ sự an toàn của hệ CSDL và bảo mật thông tin trong hệ CSDL Tin học lớp 11 trang 81 sách Cánh diều của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *