Bạn đang xem bài viết ✅ Tin học 10 Bài 4: Hệ nhị phân và dữ liệu số nguyên Tin học lớp 10 trang 20 sách Kết nối tri thức với cuộc sống ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giải bài tập Tin học 10 Bài 4: Hệ nhị phân và dữ liệu số nguyên sách Kết nối tri thức với cuộc sống giúp các em học sinh lớp 10 có thêm nhiều tư liệu tham khảo, đối chiếu lời giải hay, chính xác để biết cách trả lời các câu hỏi trang 20→23.

Tin học 10 Bài 4 thuộcchủ đề 1: Máy tính và xã hội tri thức giúp các bạn học sinh nắm vững kiến thức để trả lời các câu hỏi nội dung bài học, luyện tập và vận dụng của bài Hệ nhị phân và dữ liệu số nguyên. Vậy sau đây là nội dung chi tiết bài soạn Tin 10 Bài 4 Hệ nhị phân và dữ liệu số nguyên, mời các bạn cùng theo dõi.

Trả lời nội dung bài học Tin học 10 Bài 4

Hoạt động 1

Biểu diễn một số dưới dạng tổng luỹ thừa của 2: Em hãy viết số 19 thành một tổng các luỹ thừa của 2.

Tham khảo thêm:   Phim Hàn Quốc chiếu rạp - Mỹ Nhân Đạo Chích

Gợi ý: hãy lập danh sách các luỹ thừa của 2 như 16, 8, 4, 2, 1 và tách dần khỏi 19 cho đến hết.

Trả lời

19 = 1 x 24 + 0 x 23 + 0 x 22 + 1 x 21 + 1 x 20

Hoạt động 2

Phép tính trong hệ nhị phân: Hãy chuyển các toán hạng của hai phép tính sau ra hệ nhị phân để chuẩn bị kiểm tra kết quả thực hiện các phép toán trong hệ nhị phân. (Ví dụ 3 + 4 = 7 sẽ được chuyển hạng thành 11 + 100 = 111).

a) 26 + 27 = 53

b) 5 × 7 = 35

Gợi ý đáp án 

a) ‭11010‬ + ‭11011‬ = ‭110101

‬‬‬‬‬‬‬‬‬‬‬‬‬‬‬‬‬‬‬‬‬‬‬‬‬‬‬‬‬‬‬‬‬‬‬‬‬‬‬‬‬‬‬‬‬‬‬‬‬‬‬‬‬‬‬‬‬‬‬‬‬‬‬‬‬‬‬‬‬‬‬‬‬‬‬‬‬‬‬‬‬‬‬‬‬‬‬‬‬‬‬‬‬‬b) 0101 × 0111= 100011

Giải Luyện tập Tin học 10 Bài 4

Câu 1

Hãy thực hiện các phép tính sau đây theo quy trình Hình 14.4

a. 125 + 17

b. 250 + 175

c. 75 + 112

Gợi ý đáp án

a) 01111101 + 00010001 = 10001110 ⇒ 142

b) 11111010 + 10101111 = 110101001 ⇒ 425

c) 1001011 + 1110000 = 10111011 ⇒ 187

Câu 2

Em hãy thực hiện các phép tính sau đây theo quy trình Hình 14.4

a. 15 x 6

b. 11 x 9

c. 125 x 4

Gợi ý đáp án

a) 1111 ×0110 = 1011010 ⇒ 90

b) 1011 ×1001 = 1100011 ⇒ 99

c) 1111101 ×100 = 111110100 ⇒ 500

Giải Vận dụng Tin học 10 Bài 4

Câu 1

Em hãy tìm hiểu trên Internet hoặc các tài liệu khác cách đổi phần thập phân của một số trong hệ thập phân sang hệ đếm nhị phân

Trả lời

Đối với phần lẻ của số thập phân, số lẻ được nhân với 2. Phần nguyên của kết quả sẽ là bit nhị phân, phần lẻ của kết quả lại tiếp tục nhân 2 cho đến khi phần lẻ của kết quả bằng 0.

Tham khảo thêm:   Thông tư 26/2018/TT-BTC Hỗ trợ 300 nghìn/người cho nhiều đối tượng tự nguyện triệt sản

Ví dụ: Chuyển số 0,625 sang hệ nhị phân

0,625 × 2 = 1,25 = 1,25 (lấy số 1), phần lẻ 0,25

0,25 × 2 = 0,5 = 0,5 (lấy số 0), phần lẻ 0,5

0,5 × 2 = 1,0 = 1.0 (lấy số 1), phần lẻ 0,0

Kết thúc phép chuyển đổi, ta thu được kết quả là 101 (lấy từ phép nhân đầu tiên đến phép nhân cuối cùng)

Câu 2

Em hãy tìm hiểu mã bù 2 với hai nội dung:

a) Mã bù 2 được lập như thế nào?

b) Mã bù 2 được dùng để làm gì?

Trả lời

a) Một số bù 2 có được do đảo tất cả các bit có trong số nhị phân (đổi 1 thành 0 và ngược lại) rồi thêm 1 vào kết quả vừa đạt được. Trong quá trình tính toán bằng tay cho nhanh người ta thường sử dụng cách sau: từ phải qua trái giữ 1 đầu tiên và các số còn lại bên trái số 1 lấy đảo lại.

Ví dụ: số nguyên −5 ở hệ thập phân được biểu diễn trong máy tính theo phương pháp bù 2 như sau (với mẫu 8 bit):

Bước 1: xác định số nguyên 5 ở hệ thập phân được biểu diễn trong máy tính là: 0000 0101.

Bước 2: đảo tất cả các bit nhận được ở bước 1. Kết quả sau khi đảo là: 1111 1010.

Bước 3: cộng thêm 1 vào kết quả thu được ở bước 2: kết quả sau khi cộng: 1111 1011.

Bước 4: vì là biểu diễn số âm nên bit bên trái cùng luôn giữ là 1.

Tham khảo thêm:   Bài giảng điện tử môn Tiếng Anh 10 sách Chân trời sáng tạo (Học kì 1) Giáo án PowerPoint Tiếng Anh 10 - Friends Global

Vậy với phương pháp bù 2, số −5 ở hệ thập phân được biểu diễn trong máy tính như sau: 1111 1011.

b) Mã bù 2 thường được sử dụng để biểu diễn các số âm trong máy tính. Trong phương pháp này, bit ngoài cùng bên trái (là bit ngoài cùng bên trái của byte) được sử dụng làm bit dấu với quy ước: nếu bit dấu là 0 thì số đó là số dương, còn nếu là 1 thì số là số âm. Ngoài bit dấu này, các bit còn lại được dùng để biểu diễn độ lớn của số.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Tin học 10 Bài 4: Hệ nhị phân và dữ liệu số nguyên Tin học lớp 10 trang 20 sách Kết nối tri thức với cuộc sống của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *