Bạn đang xem bài viết ✅ Tin học 10 Bài 18: Các lệnh vào ra đơn giản Tin học lớp 10 trang 97 sách Kết nối tri thức với cuộc sống ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giải bài tập Tin học 10 Bài 18: Các lệnh vào ra đơn giản sách Kết nối tri thức với cuộc sống giúp các em học sinh lớp 10 có thêm nhiều tư liệu tham khảo, đối chiếu lời giải hay, chính xác để biết cách trả lời các câu hỏi trang 97→99.

Tin học 10 Bài 18 thuộcchủ đề 5: Giải quyết vấn đề với sự trợ giúp của máy tính giúp các bạn học sinh nắm vững kiến thức để trả lời các câu hỏi nội dung bài học, luyện tập và vận dụng của bài Các lệnh vào ra đơn giản. Vậy sau đây là nội dung chi tiết bài soạn Tin 10 Bài 18 Các lệnh vào ra đơn giản, mời các bạn cùng theo dõi.

Trả lời câu hỏi Luyện tập Tin 10 Bài 18

Luyện tập 1

Những lệnh nào trong các lệnh sau sẽ báo lỗi?

a) int(“12+45”)

b) float(123.56)

Tham khảo thêm:   Kế hoạch dạy học môn Giáo dục thể chất 11 sách Cánh diều Phân phối chương trình môn GDTC 11 (Cầu lông, bóng đá)

c) float(“123,5.5”)

Lời giải

Đáp án A và C

Lệnh int() không chuyển đổi các xâu có công thức.

Lệnh float () dùng để chuyển đổi số nguyên và xâu kí tự thành số thực. Không có dấu phẩy “,” trong lệnh.

Luyện tập 2

Vì sao khi nhập một số thực cần viết lệnh float(input())?

Lời giải

Do dữ liệu nhập từ bàn phím bằng lệnh input() luôn là xâu kí tự nên muốn nhập một số thực cần viết lệnh float(input()) để chuyển đổi dữ liệu từ kiểu xâu kí tự sang kiểu số thực

Trả lời câu hỏi Vận dụng Tin 10 Bài 18

Vận dụng 1

Viết một chương trình nhập giá trị ss là số giây từ bàn phím. Thông báo ra màn hình thời gian ss giây này sau khi đổi thành thời gian tính bằng ngày, giờ, phút, giây.

Lời giải

– Phát triển từ ví dụ bài trước, chương trình như sau:

ss = int(input(“Nhập số giây ss:”))

ngay=ss//86400

gio=ss//3600-ngay*24

phut=ss//60-ngay*24*60-gio*60

giay=ss-ngay*24*3600-gio*3600-phut*60

print(“ss = “, ss, ” = “, ngay,” ngay “,gio, ” phut “,giay, ” giay “)

Vận dụng 2

Viết chương trình nhập ba số thực dương a, b, c và tính chu vi, diện tích của tam giác có độ dài các cạnh là a, b, c với a, b, c > 0 và thoả mãn bất đẳng thức tam giác.

Gợi ý: Công thức Heron tính diện tích tam giác: S=p(p−a)(p−b)(p−c) với p là nửa chu vi tam giác.

Lời giải

– Câu lệnh:

import math

a=int(input(“Nhập cạnh tam giác thứ nhất”));

Tham khảo thêm:   Tổng hợp giftcode và cách nhập code Luận Kiếm Cửu Châu

b=int(input(“Nhập cạnh tam giác thứ hai”));

c=int(input(“Nhập cạnh tam giác thứ ba”));

cv=a+b+c

p=cv/2

dt=math.sqrt(p*(p-a)*(p-b)*(p-c))

print(“Chu vi = “, cv)

print(“Diện tich = “, dt)

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Tin học 10 Bài 18: Các lệnh vào ra đơn giản Tin học lớp 10 trang 97 sách Kết nối tri thức với cuộc sống của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *